Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Trích từ: Ca Dao Ngụ Ngôn Người Việt - Triều Nguyên - Nhà Xuất Bản Thuận Hóa

41. CÓC LĂM LE ĐỚP SAO

Con Cóc nằm nép bờ ao,
Lăm le lại muốn đớp sao trên trời

Ghi theo VNPS: 26b, TNPD l: 66. Các sách NASL IV: 53a, HHĐN: 108, VNPI II: 85, VNP7: 87, TCBD l: 501 cũng có chép bài này với mỗi khác biệt nhỏ ở vị trí của '"nép" (HHĐN. VNPI và VNP7 ghi "ngóc" NASL IV ghi ở"; TCBD ghi "ép")

"Nép" là hành động áp sát vào một vật, ḥng được che chắn; 'ngóc" có thể hiểu là "chóc ngóc từ miêu tả dáng vẻ trơ trọi, thao láo Ao đă nhỏ bé, bờ ao càng khiêm tốn hơn, lại Ở vào vị trí thường kém ánh sáng sạch sẽ so với khu vườn (nếu là ao vườn) hay cánh đồng.

"Nằm nép bờ ao", Cóc là một sinh vật xoành xĩnh đến thảm hại ấy vậy mà nó lại lăm le muốn đớp sao trên trời! Một ước muốn thật táo tợn, không b́nh thường chút nào.

Nhưng dù Cóc từng được dân gian đề cao trong truyện "Cóc kiện Trời" và bài ca dao con Cóc là cậu ông Trời; Hễ ai đánh nó th́ Trời đánh cho" [NASI~ I: 2a], th́ với bài ca dao đang bàn lại không phải thế. Cóc Ở đây quả đă coi trời bằng vung.

Và dẫu có thể có một biện hộ cho Cóc, là do nó không am hiểu về đối tượng mà nó muốn "đớp" (nhưng bài ca dao như thiên về ư nghĩa của câu tục ngữ ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung" ..... hơn), ta vẫn rút ra được một lời răn, đó là: không nên mơ tưởng, ước ... muốn điều vượt quá sức ḿnh. ...' ..
86

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/cadaongungon5.htm#41">CÓC LĂM LE ĐỚP SAO</a>

42. CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI Hay CẬU CỦA THẦY NHO?

Con Cóc là cậu ông Trời,
Hễ ai đánh nó th́ Trời đánh cho.
Con Cóc là cậu thầy nho,
Hễ ai đánh chết, Trời cho quan tiền.

Ghi theo CDNĐ: 32, TCBĐ l: 324, TCBD III: 144, TCBD IV: 333 và TNPĐ II: 41. Riêng hai ḍng dầu, các sách HHĐN: 47, TCBD II: 539, NASL l: 2a và NGCK: 169b chép thành bài riêng.

Con Cóc vừa là cậu ông Trời, vừa là cậu thầy nho, suy ra, ông trời và thầy nho có họ hàng thân thích với nhau (như nếu là cậu ruột, th́ họ là anh em ruột hoặc anh em bạn d́ ruột). Nhưng thái độ cư xử của Trời khi Cóc là cậu thầy nho, khác hẳn khi Cóc là cậu ḿnh: hễ ai đánh Cóc - cậu Trời là bị Trời đánh lại, c̣n khi đánh chết Cóc - cậu thầy nho th́ thời thưởng cho quan tiền. Vậy đây là hai con Cóc khác nhau; và ta hiểu, giữa lười với thầy nho chẳng có quan hệ họ hàng ǵ.

Con Cóc là cậu ông Trời" có lẽ là con Cóc từng kiện Trời về chuyện mưa nắng không thuận, gây hại đến đời sống muôn loài trong truyện cổ tích. Con Cóc ấy được dân gian tôn vinh. con Cóc là cậu thầy nho" hẳn là con Cóc có quan hệ gần gũi với thầy nho (những người bậc trên hoặc bậc dưới  tương tự Cóc là cậu ông Trời; đó là: bà con họ tộc, bạn hữu, học tṛ,...). Đây là con Cóc trong đời thật.

 Chi tiết đánh" (đánh đau) Cóc-cậu Trời, sẽ bị trời "đánh" (đánh chết). và đánh chết" Cóc-cậu thầy nho th́ Trời thưởng, ngoài việc nhấn mạnh sự phân biệt hai con Cóc đă nói, c̣n thể hiện sự ghét bỏ của dân gian đối với giới thầy nho.

V́ sao thầy nho lại bị ác cảm đến mức cả người thân cũng bị ghét lây theo lối "thương ai, thương cả đường đi; ghét ai ghét cả tông chỉ ho hàng" - tục ngữ) như vậy. Bởi thầy nho (giới thầy nho) là trí thức nho giáo (thường là trí thực lớp dưới hiểu biết chưa đến đầu đến đũa kẻ rao giảng không ít những vấn đề mâu thuẫn với quan niệm và thực tiễn của cuộc sống cộng đồng, kề có lối sống chơi ra so với đại đa số nông dân làm lụng khổ nhọc(1)'

Bài ca dao đang bàn có thể tách thành hai văn bản, mỗi văn bản gồm hai ḍng thơ với ư nghĩa độc lập. Nhưng ở đây tính chỉnh thể của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (khi kết hợp) không bi phá vở; chủ đề Cóc bị đánh, kèm theo sự thường phạt khác hẳn nhau của trời với kẻ đánh nó, tùy theo nó thuộc về ai, đồng thời là một t́nh tiết ngụ ngôn (việc hành xử của Trời thể hiện quan niệm của dân gian).

Vấn đề đặt ra, do đó, là cách sống cách cư xử, quan hệ. Cần phải sống phù hợp với quy luật tự nhiên, và cũng cần phải sống sao cho thuận thảo với quan niệm ước vọng và t́nh cảm của cộng đồng, nếu muốn được cộng đồng tôn trọng; bằng ngược lại sẽ khiến nhiều người ghét bỏ và dễ chuốc họa vào thân

Đó là ngụ ư của bài ca dao.

(1) Như đă phân tích ở "Cái Bống làm thơ

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/cadaongungon5.htm#42">CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI Hay CẬU CỦA THẦY NHO?</a>

43. CON CỘC LẤY THẰNG QUÈ

Con Cộc mà lấy thằng Què,
Nấu cơm chẳng chín, nấu chè chẳng sôi.
Têm trầu th́ têm lại vôi,
Bửa cau long hạt, Cóc ơi là Què

Gh́ theo CDNT: 310. Một bản khác của sách này chép hai ḍng cuối là:

Đi chợ th́ quên mua vôi,
Mua cau thiếu hạt, mua nồi thiếu vung

Cộc (cụt) gặp Què đúng là "nồi méo úp vung méo" Nhưng có lẽ dân gian không có ư cười cợt trên thương tật của người khác, mà chỉ dùng tên gọi (Cộc Què) nhằm biểu trưng cho sự không hoàn thiện. đặc điểm bệnh hoạn trong tính cách. năng lực của nhân vật.

Sự không b́nh thường này thể hiện qua việc nếu hướng, têm trầu, bổ cau (và mua sắm ở chợ) hết sức vụng dại lỗi lầm. Những việc làm trên có thể nói là do Cộc gây ra. v́ đó là công việc thường ngày của phụ nữ.  Nhưng bài ca dao chẳng những không chỉ định điều này, mà c̣n có ư ghép chung là lỗi của cả hai (ra nhất là quá lời than cộc ơi là Què?" Ở cuối bài); vả lại, ở những người què quặt kiểu này, việc phân định rạch ṛi giữa công việc và giới tính, có lẽ cũng không nên đặt ra. Nghĩa là, đôi vợ chồng Cộc và Què đều vụng về, ngây dại, chẳng làm nên tṛ trống ǵ.

Đây là một "tế bào xă hội" không lành manh. nhưng không thuộc diện bất lương. Họ có thể theo kịp moi người mọi gia đ́nh khác nếu được những người chung quanh quan tâm chỉ vẽ.

Bài ca dao là lời nhắc nhở cho những cặp vợ chồng trẻ, và cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai hồ đồ, vun vén cho những người không nên kết hôn lại thành một gia đ́nh.

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/cadaongungon5.htm#43">CON CỘC LẤY THẰNG QUÈ</a>

89

44. CON CUỐC ĐEN
(HAY CÂU CHUYỆN NÀNG DÂU VÀ BÀ MẸ CHỒNG)

Cái Cuốc là cái Cuốc Đen
Đôi vợ chồng trẻ đốt đèn an cơm.
Ăn hết, xới xới đơm đơm,
Ăn cho sạch sẽ lấy rơm mà chùi.
Chồng giận chồng đánh ba dùi,
Mẹ chồng chẳng chữa, lại xui đánh què:
"Đánh cho què quặt chân tay,
Hễ nó có khóc, thời mày bỏ tro!"
Bao giờ mẹ chồng ốm ho
Nàng dâu lấy thuốc đem cho mẹ chồng
Lấy những lông cú lông cáo, lông công,
Lấy cà độc dược, cùng lông con mèo.

Ghi theo NASL II: 23a.
Bốn ḍng đầu kể về "đôi vợ chồng trẻ đốt đèn ăn cơm", vẽ nên cảnh sống ấm cúng, hạnh phúc. Riêng ḍng thứ nhất mang tính giới thuyết về điều sắp được nói ra, đó là câu chuyện về cái Cuốc (loài chim nhỏ, sống ở bờ bụi, lủi rất nhanh; một biểu tượng chỉ người nông dân lớp dưới), lại là Cái Cuốc Đen ("đen" ở đây có một phần nét nghĩa như đen" trong "dân đen", "vận đen", "con tốt đen", "gặp hồi đen".

Bốn ḍng tiếp theo là một cơn giận của người chồng, cái giận không có ǵ khó hiểu với những người "ăn sạch như chùi". Việc đánh vợ của người chồng đă phá tan cảnh êm ấm. Người mẹ nhảy vào cuộc, thay v́ dàn ḥa, bà lai xúi con trai "đánh cho què quặt chân tay" nàng dâu; hơn thế nữa, bà c̣n bày cách bỏ tro vào mồm để không thể kêu la (có lẽ bà sợ mang tai tiếng với xóm giềng).

Bốn ḍng cuối là cơ hội "rửa hận" của nàng dâu khi mẹ chồng "ốm ho". Cà độc dược là một vị thuốc chữa ho, hen cùng một số bệnh khác) nhưng rất độc (thuốc độc bảng A). Cà độc dược trong tay người pha chế là nàng dâu, dùng kèm với những lông cú lông cáo) lông công, lông mèo để chữa bệnh ho cho mẹ chồng, th́ bệnh nhân e chỉ c̣n đường xuống đất !

Cách trả thù của nàng dâu với mẹ chồng như vậy, xét về mức độ, c̣n tàn nhẫn hơn nhiều so với việc xúi đánh què và bỏ tro vào miệng, xét trong mối quan hệ gia đ́nh, là phạm tội bất hiếu, c̣n xét Ở phạm vi xă bội th́ mắc tội giết người. Nhưng bài ca dao đă không để điều này xảy ra trên thực tế, mà chỉ giả định như vậy ở th́ tương lai (bằng cách dùng bao giờ ở đầu lời kể), nhằm răn đe những hành động, những cách cư xử không được thân ái, thậm chí c̣n khắc nghiệt.vốn khá phổ biến của mẹ chồng với nàng dâu; v́ lắm lúc họ quên một điều rất cơ bản là số phận người con trai, cả cháu nội cùng tài sản của chúng, và cả thân phận của họ lúc già yếu, không thể đoán chắc là nằm ngoài sự chi phối, quyết định của nàng dâu hiện đang răm rắp làm theo lời họ.
Đó là ngụ ư của bài ca dao.

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/cadaongungon5.htm#44">CON CUỐC ĐEN</a>


45. CON GÁI Đ̉I CHỒNG

Con gái mười bảy mười ba,
Đêm nằm với mẹ thiết tha đ̣i chồng.
Mẹ đặp một. cái nơi mông:
-"Không nằm mà ngủ, chồng chồng chi mi!".
-"Ranh càng nó bắt mẹ đi,
Khi xưa mẹ nhỏ, cũng th́ như con!".

Ghi theo DCBTT: 289. Sách TCBD l: 131, chép hai ḍng đầu làm thành bài riêng (sách này ghi "khóc la" thay v́ "thiết tha", Ở âm tiết 5,6 ḍng hai).

Con gái ở độ tuổi 13-17 đă dậy th́, cơ thể phát triển nhanh, đặc biệt là các bộ phận liên quan đến vai tṛ làm mẹ sau này. Cùng với tục tảo hôn ngày trước (tục này chuẩn bị tâm lí sẵn sàng kết hôn cho các cô), sự biến chuyển sinh lí ấy. Ở nhiều người đủ mạnh để thiết tha đ̣i chồng".

Nhưng cách đ̣i chồng ở bài ca dao có lẽ là một h́nh thức nói quá phóng đại lên, để vừa phản ánh một vấn đề tế nhị, hiếm khi được cha mẹ và con cái cùng nói rơ ra, để pḥng ngừa chuyện ái ân vụng trộm trong lứa tuổi này (là điều không thể không quan tâm đối với bậc làm cha mẹ); đồng thời, để cười cột, phê phán việc "thiết tha"/"khóc la" đ̣i có chồng ngay ở phía các cô gái trẻ.

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/cadaongungon5.htm#45">CON GÁI Đ̉I CHỒNG</a>

46. CON NGƯỜI VÀ MÈO, KỄNH

Mèo tha miếng thịt th́ đ̣i,
Kễnh tha con lợn, mắt coi trừng trừng.

Ghi theo TCBD l: 411, TNPD l? 200, VNPI II: 33. Các sách NASL IV: 46a, LHCD: 34a và HHĐN: ~58 cũng có chép bài ca dao này với vài khác biệt nhỏ. Các sách TNPD l: 200, VNPI II: 33 có chép bài tương tự:
92

Mèo tha miếng tha xôn xao,
Kễnh tha con lợn th́ nào thấy chi.

Sách NASL IV: 49a cũng chép bài tương tự khác:

Hùm tha con lợn không sao,
Mèo tha miếng thịt, giễu vào giễu ra.

"Miếng thịt" th́ giá trị không đáng kể so với con lợn (cả một khối thịt). Vậy mà khi bị cướp đoạt, con người lại t́m cách thu hồi miếng thịt (có lúc lấy cớ từ đó để xỏ xiên, chế nhạo nhau), c̣n con lợn bị mất mà chỉ trơ mắt nh́n, không nói năng, hành động ǵ. Điều bất thường này ở con người có nguyên nhân từ kẻ cướp đoạt. Mỗi khi kẻ cướp yếu (như Mèo), th́ tỏ ra giận dữ, quyết không bỏ qua; c̣n mỗi khi kẻ cướp mạnh (như Kễnh (Hùng), th́ khoanh tay rụt cổ.

Con người có thiên hướng bức hiếp kẻ yếu và chịu khuất phục trước kẻ mạnh. Chuyện tên ăn cắp một cái móc (đai ḷng) th́ bị tử h́nh, trong lúc kẻ ăn cấp một nước th́ thành vua (Trang Tử - Nam Hoa kinh) không hiếm xảy ra. Kẻ ăn cắp nước thành vua không ai dám dụng đến, v́ y có sức mạnh. Lời ngụ của bài ca dao xuất phát từ ư này, tức "uốn nắn" cái thiên hướng kia, để có được những suy nghĩ và hành động thỏa đáng hơn.

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/cadaongungon5.htm#46">CON NGƯỜI VÀ MÈO, KỄNH</a>

47. C̉NG VÀ GIÓ

C̣ng nằm kẹt lá C̣ng co,
Gió lay C̣ng thụt, gió ḷ C̣ng lên.

Ghi theo CDDCNB: 485.
C̣ng là một loài cua nhỏ sống ở ven biển, có cuống mắt dài.C̣ng nằm co ở kẹt lá, đợi xem ảnh hưởng, tác động của gió và có hành động thích ứng: "gió lay, C̣ng thụt; gió ḷ, C̣ng lên".

Có lẽ, dưới cái nh́n của C̣ng, có hai loại gió, và nó cũng có hai loại hành động phù hợp với hai loại gió này. Nói khác đi, C̣ng đă sống thích nghi với quá tŕnh đổi thay của gió.

Phát hiện quy luật của tự nhiên và tổ chức cuộc sống phù hợp với nó, là điều có ư nghĩa sống c̣n của giới động vật, mà con người cũng không thể xem nhẹ. Đó là ngụ ư của bài ca dao.

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/cadaongungon5.htm#47">C̉NG VÀ GIÓ</a>

48. CÔNG ĂN LẪN VỚI GÀ

Con Công ăn lẫn với Gà,
Rồng kia Rắn nọ, coi đà sao nên.

Ghi theo HHĐN: 224.

Công đẹp lộng lẫy, giỏi múa, thuộc hàng sang trọng; Rồng đứng đầu tư linh, là một động vật tưởng tượng, có phép thuật phi phàm. Công sống chung với Dà, Rồng sống cùng với Rắn, thật chẳng xứng hợp chút nào.

Ca dao c̣n có bài:
Dao vàng cắt cuống cà thâm
Tiếc ḥn son phụng đem ngâm ao bèo.

Quả cà bị hư thối, cái ao bèo (hàm ư tầm thường và bẩn) không phải là chỗ xứng hợp để con dao vàng, ḥn son phụng có quan hệ gần gũi, đụng chạm (tắt, ngâm); cũng nói lên ư tương tự

(1) hoặc như bài:
Vàng đâu đổ lẫn với than,
Nhăn răng méo miệng lại toan xôi ṿ.
[NASL Ill~ 12a]

Trong một thời điểm, điều kiện nhất định, những sự vật được phân biệt nhau bởi cao-thấp, sang hèn, quư-tiên; yêu cầu tương xứng trở nên quan trọng, đặc biệt là với những sự vật cùng chủng loại (như Công Gà ; Rồng-rắn). Nếu có một sự kết hợp không tương xứng, th́ thật đáng tiếc.

Con người trong quan hệ hôn nhân, việc làm và các hoạt động chung cùng khác, không thể không quan tâm đến diện vừa nói. Đó là ngụ ư của bài ca dao.

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/cadaongungon5.htm#48">CÔNG ĂN LẪN VỚI GÀ</a>

49. CƠM RAU, CƠM GÀ

Bát cơm rau bát, rau sam
Yêu nhau chẳng nỡ thở than nửa lời.
Cơm gà, cá gỏi bời bời,
Ghét nhau mả tổ cuốc cời nhau lên.

Ghi theo CDTH: 81.

Bài ca dao gồm hai phần, mỗi phần hai ḍng: hai ḍng đầu miêu tả việc ăn cơm rau (rau mọc hoang, không được như rau muống, rau cải), tuy dở nhưng chẳng nỡ thở than nửa lời", v́ yêu nhau; hai ḍng cuối miêu tả việc ăn cơm gà, cá gỏi" đầy mâm, tuy ngon nhưng chửi rủa qua lại nặng lời ("mả tổ cuốc cời"). v́ ghét nhau

Bữa cơm phản ánh mức sống, yêu ghét phản ánh quan hệ giữa người với người. Cùng ăn và cùng thể hiện yêu ghét, th́ nhân vật rơ là người cùng một gia đ́nh, thường là vợ chồng. Khi vợ chồng (cha con, anh em) yêu thương nhau th́ dù bần cùng gian khổ, vẫn đồng lao cộng khổ, thuận thảo mọi bề; c̣n kh́ ghét nhau, th́ dù được hường giàu sang quyền quư. vẫn báng bổ, bài xích nhau.

Cho nên, hạnh phúc chung cùng với t́nh yêu thương, và chỉ là bạn đồng hành với sự giàu sang hay nghèo khó. mỗi khi sự giàu sang hay nghèo khó ấy đi cùng đường với nó. Có thể coi, đó là ngụ ư của bài ca dao.

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/cadaongungon5.htm#49">CƠM RAU, CƠM GÀ</a>

50. CÚ, QUẠ KHÔNG BIẾT PHẬN

Cú mà biết phận Cú hôi,
Cú đâu lại dám đến ngồi cùng Tiên.
Quạ mà biết phận Quạ đen,
Quạ đâu lại đám mon men cùng C̣.

Ghi theo HPV2: 320. Riêng hai đ̣ng cuối, các sách TNPDI: 248, HHĐN: 260 và TCBD l: 517 chép thành bài độc lập. Trong lúc đó, sách CDDCNB: 485 có bài mang nội dung liên quan:

Con Quạ ăn dưa bắt con C̣ phơi nắng,
Nghĩ chuyện đời, con C̣ trắng con Quạ đen;
Con Quạ mà biết ḿnh đen,
Nó đâu có dám mon men với C̣.

Có thể tách bài ca dao làm hai phần, phần của nhân vật Cú và phần của nhân vật Quạ. Mỗi phần trở thành một văn bản hoàn chỉnh. Lúc này, ta có được hai bài ca dao đồng nghĩa: nếu A mà biết được thân phận của ḿnh là hoàn toàn không tương xứng với B, th́ A không bao giờ dám đánh bạn cùng B. Nhưng việc kết hợp chừng lại như vậy, ư nghĩa vừa nêu có vẻ như được nhấn mạnh hơn.

"Hôi" là đặc điểm của Cú, "đen" là đặc điểm của Quạ. Những đặc điểm này nổi trội, trừ chúng ra, ai cũng nhận thấy. Với Tiên C̣, bài ca dao không nêu một cách tường minh, người đọc cũng dựa vào thực tiễn hoặc thế nghịch đảo của mẫu câu đă nói, để hiểu được Tiên th́ đẹp đẽ, thanh khiết, C̣ th́ trắng. So sánh ở mức đối lập cực điểm như vậy, nhằm nêu bật việc không tự biết phận ḿnh của Cú và Quạ.
Ư nghĩa như vậy đă rơ: Con người thường khó nhận ra khuyết điểm của bản thân, nên dễ đem cái sở đoản của ḿnh đánh đồng với cái sở trường của người; do vậy, cần tự biết ḿnh

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/cadaongungon5.htm#50">CÚ, QUẠ KHÔNG BIẾT PHẬN</a>

[Trở về Trang Đầu] [Trang Trước] [Trang Sau] [Trang Cuối]

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17