Home Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Trích từ: Tạp Chí Quê Hương Online

Ăn ốc nói mò

 

Mới nghe qua dường như có thể giải thích thành ngữ ăn ốc nói mò nhờ vào quan hệ nhân quả: “ăn ốc thì nói mò” hay “Vì ăn ốc nên nói mò”, tương tự như khi hiểu các tổ hợp từ ăn ốc lạnh bụng, uống rượu nhức đầu, hút thuốc khản giọng… Song, cái ý nói mò (tức nói đoán chừng, hú họa, không chắc trúng, vì không có đủ căn cứ để nói) của ăn ốc nói mò lại chằng có mối liên hệ nào với việc ăn ốc cả. Nói cách khác, ở đây giữa ăn ốc nói mò không có quan hệ nhân quả. Vậy thì, ăn ốc nói mò kết hợp với nhau theo quan hệ gì? Và thành ngữ ăn ốc nói mò đã xuất hiện như thế nào? 

Có người cho ăn ốc nói mò có xuất xứ ở việc uống rượu ăn ốc ở các quán đầu làng. Rượu vào lời ra. Người quá chén thường nói năng lung tung, hết chuyện này sang chuyện khác, đúng, sai, hay, dở, tục, thanh, không để ý tới. Cách giải thích này xem ra có một ít lí lẽ, song chưa thể yên tâm được. Nói mò trong ăn ốc nói mò không phải nói lung tung, chuyện này sang chuyện nọ như người say rượu mà là nói hú hoạ, đoán chừng về một điều cụ thể, vốn xác thực nhưng không biết hoặc chưa biết chắc chỗ đúng của điều cần nói là đâu.

Cũng có người nghĩ tới quan hệ điều kiện - giả định giữa việc ăn ốc và việc mò ốc: “muốn ăn ốc phải mò ốc” để cắt nghĩa xuất xứ của ăn ốc nói mò. Nhưng tại sao ý “muốn ăn ốc phải mò ốc” lại liên hội được với ý “nói mò, nói hú họa, nói không có chứng cứ” của ăn ốc nói mò đã nêu trên.

Chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân của thành ngữ này theo một hướng khác. Như đã biết, trong tiếng Việt có một từ là động từ (mò ốc, mò cua…) và một từ là trạng từ (nói mò, đoán mò...) trong ăn ốc nói mò chính là từ mò trạng từ, chỉ cách thức hành động. Như vậy, giả định có quan hệ điều kiện giữa ăn ốc mò ốc nêu trên là không có lí. Điều cần làm rõ ở đây là, vậy thì (nói) đã đi vào ăn ốc nói mò bằng con đường nào?

Trong lời ăn tiếng nói của dân gian, bên cạnh ăn ốc nói mò chúng ta còn gặp các cách nói ăn măng nói mọc, ăn cò nói bay, ăn măng nói mọc dùng chỉ sự bịa đặt, dựng chuyện, vu khống; ăn cò nói bay nói về thói chối bay, chối phắt, coi như không có, không biết điều đó có xảy ra thật. Ở hai cách nói này, gánh nặng ý rơi vào các vế sau, (nói mọc, nói bay), giống như cách nói ăn ốc nói mò. \/à, vế đầu (ăn măng, ăn cò) dường như chỉ giữ chức năng cấu tạo hình thái chứ không mang chức năng biểu ý. Đây là một loại các trúc độc đáo rất hiếm thấy trong thành ngữ tiếng Việt. Có thể hình dung cơ chế tạo lập kiểu cấu trúc như sau:

1. Có một “từ” A biểu thị một hiện thực, ví dụ “mọc” trong thành ngữ ăn cò nói bay… ăn măng nói mọc biểu thị tính hay vu khống, dựng chuyện ở một loại người nào đó.   

2. Do nhu cầu diễn đạt có tính hình ảnh, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn, người ta đã tạo ra lối nói mới dựa trên khuôn mẫu của cách nói đã có trước trong ngôn ngữ. Cách nói mới này được xây dựng theo nguyên tắc :

- Tìm trong ngôn ngữ một từ (B) có quan hệ lôgich với A, sao cho được một quan niệm khi kết hợp với A (theo trật tự AB hoặc BA) hợp với logich nhận thức người bản ngữ. Ví dụ: nếu A là mọc thì B phải là măng (hay trăng, răng...), vì nói măng mọc (hay trăng mọc, răng mọc,…) đều có thể quan niệm được. Còn nếu A là bay thì B phải là cò (bay chim, cờ, lá…) vì nói chim bay (cờ bay, lá bay)… đều hợp lôgich.

- Tùy vào đặc tính phạm trù của điều được nói đến và của hiện thực do B biểu đạt tìm một hình thức (từ hoặc tổ hợp từ) có khả năng tương kết với AB (BA) theo luật này hay khác (chẳng hạn, đối với điệp) để tạo thành khuôn của cách nói mới. Chẳng hạn, điều được nói tới trong ăn măng nói mọc (ăn ốc nói mò, ăn cò nói bay,…) có thể quy vào phạm trù ứng xử nói năng, do đó, các từ được chọn làm các yếu tố cấu trúc có thể là ăn nói, lời lẽ, nói năng,....

Vì B là từ chỉ sự vật thuộc phạm trù cái ăn được, nên người nói đã chọn từ ăn nói trong số các từ trên tương kết với măng mọc. Cuối cùng, dùng luật đối và điệp, vốn là biện pháp được dùng rất phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt với tư cách là chất gắn kết các yếu tố A, B để tạo thành khuôn mới. Cụ thể ăn măng nói mọc được phân tích ra như sau: ăn nói tương kết với măng mọc nhờ luật đối và điệp tạo thành ăn măng nói mọc giống như dân gian đã dùng các từ ong bướm lả lơi để tạo ra thành ngữ bướm lả ong lơi hoặc dùng các từ đi mây về gió. Ăn cò nói bay và ăn ốc nói mò đều được tạo thành theo con đường nói trên.

 

Các Bài Khác:
Ăn cháo đái bát
Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng
Ăn chay niệm phật nói lời từ bi
Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng
Ăn ốc nói mò
Ăn vóc học hay
Áo Gấm Đi Đêm
Áo vải, cờ đào
Ba chìm bảy nổi
Ba hồn bảy vía - Ba hồn chín vía
Bá Nha Tử Kỳ
Ba que xỏ lá
Bách phát bách trúng
Bầu dục chấm mắm cáy
Bóc ngắn cắn dài
Bợm già mắc bẫy cò ke
Bóng chim tăm cá
Cà cuống chết đến đít còn cay
Cái tổ con chuồn chuồn
Cạn tàu ráo máng
Cáo mượn oai hùm
Chân nam đá chân chiêu
Chạy như cờ lông công
Chén tạc chén thù
Chết đứng như Từ Hải
Chim sa cá lặn
Chờ được mạ, má đã sưng
Chó mái chim mồi
Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào
Có công mài sắt có ngày nên kim
Có nếp có tẻ
Con cà con kê
Cõng rắn cắn gà nhà
Cú kêu cho ma ăn
Cửa Khổng sân Trình
Đa nghi như Tào Tháo
Đèo heo hút gió
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Đồng không mông quạnh
Dốt có đuôi
Đua ghe ngo
Được voi đòi tiên
Đười ươi giữ ống
Ếch ngồi đáy giếng
Gia đình truyền thống của người Êđê
Giàu làm kép hẹp làm đơn
Giàu vì bạn, sang vì vợ
Gửi trứng cho ác
Há miệng chờ sung
Há miệng mắc quai
Hàng tôm hàng cá
Hồn xiêu phách lạc
Kẻ tám lạng người nửa cân
Khôn cho người ta rái, dại cho người ta thương
Kín cổng cao tường
Lá lành đùm lá rách
Lá mặt lá trái
Len lét như rắn mùng năm
Lệnh ông không bằng cồng bà
Lo bò trắng răng
Lời ong tiếng ve
Ma ăn cỗ
Mạt cưa mướp đắng
Máu ghen Hoạn Thư
Môn đăng hộ đối 
Một nắng hai sương
Năm tao bảy tuyết
Nát như tương
Nhạt phấn phai hương
Như nước đổ đầu vịt
Nợ như chúa Chổm
Nói có sách, mách có chứng
Nói nhăng nói cuội
Nói toạc móng heo
Nước mắt cá sấu
Oan Thị Kính
Ông chẳng bà chuộc
Quýt làm cam chịu
Rách như tổ đỉa
Rau muống tháng nhịn cho mẹ chồng
Rước voi giày mả tổ
Sơn cùng thủy tận
Sống để dạ chết mang theo
Sức dài vai rộng
Tấc đất cắm dùi
Thả mồi bắt bóng
Tham bát bỏ mâm
Thoả chí tang bồng
Thua keo này bày keo khác
Tiền trảm hậu tấu
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Trộm cắp như rươi
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
Trướng rủ màn che
Tứ cố vô thân
Tức nước vỡ bờ
Ướt như chuột lột
Vàng thau lẫn lộn
Vừa ăn cướp vừa la làng
Vụng chèo khéo chống
Xác như vờ, xơ như nhộng

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17