|
TUYỂN TẬP VĂN
CHƯƠNG NHI ĐỒNG
QUYỂN MỘT
CA DAO NHI ĐỒNG
DOĂN QUỐC SỸ
Sưu tập
Ảnh chụp Doăn Quốc Sỹ tại Đại Học Sư Phạm SG
Lời mở đầu
Quyển một này sẽ gồm hai phần. Phần đầu giới thiệu ca dao nhi đồng Việt-Nam,
và phần hai giới thiệu ca dao nhi đồng quốc tế.
Trẻ nhỏ Việt nào mà chẳng thuộc, không ít th́ nhiều, vài bài ca dao mà
các em cảm thấy thích thú. Ca dao đă đóng góp một phần không nhỏ vào đời
sống tươi vui hồn nhiên của các em. Hầu hết tṛ chơi của các em đều là ca
dao.
Trường Sư Phạm Sài G̣n niên khoá 1968-69, thầy tṛ chúng tôi đă có dịp
bàn nhiều về môn này mà chúng tôi gọi chung là Văn-Chương Nhi-Đồng gồm ca
dao, ngụ ngôn, truyện thần thoại, truyện cổ tích v..v… Quyển một dành
riêng cho ca dao.
I. TÁC DỤNG CỦA CA DAO NHI ĐỒNG
Bàn về tác dụng của ca dao nhi đồng, nữ giáo sinh Lư Đức Mỹ lớp Đệ Nhất -
5, niên khoá 1968-69, trường Sư Phạm Sài G̣n có ghi :
“ Khi đọc những ca dao nhi đồng, bao giờ chúng ta cũng cảm thấy ḿnh như
trẻ lại, và những ảnh tượng xa xưa của thời thơ ấu tự nhiên xuất hiện, nó
dàn cảnh trước mắt ta, gây cho ta một cảm giác lâng lâng yêu đời, và để
lại trong ḷng ta một nuối tiếc về thời vàng son của tuổi trẻ mà chẳng bao
giờ ta c̣n trở lại được nữa.
Tuy thời gian mang đi mất tuổi thơ ngây hồn nhiên, nhưng cũng chính thời
gian làm cho sự hiểu biết trưởng thành và nhờ đó ta hiểu được và t́m về
tuổi thơ với tất cả chân t́nh tŕu mến. Và nhất là vào những lúc nhàn hạ,
bỗng dưng tự đáy ḷng ta dường như thoát ra tiếng hát trong trẻo ngây thơ
đáng yêu vô cùng. Tiếng hát ấy mang hồn ta ra khỏi cái thực tại đầy ưu tư
mệt nhọc đang bám sát người ta. Thế là ta ḥa ḿnh với trẻ và cùng nô đùa
với chúng. Trong giây phút tươi trẻ lại này, ta không c̣n là chính ta nữa,
mà là một đứa bé như muôn ngàn đứa bé đang cười rỡn trên khắp vùng quê
hương; ta cũng bày tṛ, cũng hành động như chúng thôi; và chính ta cũng
không hiểu tại sao ta lại có thể làm được như thế khi mà thực tế dằng dặc
ưu tư luôn luôn níu kéo ta lại với nó.
Xét cho kỹ, ta được tận hưởng những giây phút có thể nói là thần tiên ấy
là do trí khôn ngoan của ta đă biết tích trữ những tinh hoa : tinh hoa đó
chính là những bài hát thơ ngây sống măi muôn đời, v́ chỉ những ǵ người
ta thích, cái đó mới gây được hạnh phúc mà thôi”.
Nữ giáo sinh Nguyễn thị Văng lớp đệ nhị-I cũng ghi như sau:
“Tự ngàn xưa trên mảnh đất hiền hoà này, những bà mẹ, những người chị
thường vẫn cất cao giọng ngọt ngào ru ngủ con thơ, em thơ bằng những câu
hát êm đềm có ngụ ư về luân lư, phong tục trẻ trung, hồn nhiên, đôi khi có
tính cách trữ t́nh lăng mạn. Những bài hát câu ḥ đó thấm vào giấc ngủ của
trẻ Việt như mưa xuân tưới thấm đất mầu và kho tàng thi ca của ta như hoa
lá mùa xuân kia phồn thịnh biết chừng nào. Há chẳng đă có người cho rằng
mỗi người Việt là một thi nhân và t́nh yêu gia đ́nh, tổ quốc, dân tộc và
nhất là t́nh mẫu tử thiêng liêng thể hiện trong văn chương Việt Nam thật
đă dạt dào và sâu đậm hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới.
Khi lớn lên ai mà chẳng thấy ḷng xúc động khi nghe những câu đồng dao
ngộ nghĩnh, những bài hát tṛ chơi của trẻ em! Trong dịp đó tâm hồn ta t́m
về thời thơ ấu trọn vẹn, đó là thuở vàng son đầy nắng ấm và hoa hồng, nụ
cười điểm trên môi ta lúc bấy giờ nhuộm trọn màu thánh thiện vô tư.
Ôi! Tuổi ngọc thực đă xa vời, nhưng tiếng hát mẹ hiền ngày nào vẫn c̣n
vang măi. Những kỷ niệm thời thơ dại đă sống lại bởi dư âm của bài đồng
dao êm đềm trong kư ức. Aâm thanh sâu thẳm đó tháp cho ta đôi cánh thiên
thần bay ra khỏi vùng ưu tư thực tại để đến một cơi nào có toàn trăng sao,
hoa bướm, với một lũ trẻ áo màu rực rỡ, ngày tháng tung tăng”.
Chính v́ trẻ Việt đă sớm được hưởng trọn vẹn tác dụng nhiệm màu của ca
dao ngay từ thuở trứng nước, giữa bầu không khí đùm bọc của gia đ́nh như
vậy, nên vấn đề chỉ c̣n đặt lên là chúng ta sẽ sử dụng những bài đồng dao
ra sao đây ở nhà trường. Vấn đề sẽ được đề cập tới kỹ càng hơn ở cuối bài
này.
II. PHÂN LOẠI CA DAO NHI ĐỒNG
Ca dao nhi đồng Việt Nam có thể chia làm mấy loại chính sau đây :
1. Những bài hát luân lư :
Đây thường là những bài hát ru mộc mạc mà sâu sắc. Vào những trưa hè oi
ṇng, hay trong đêm thanh tịch mịch có tiếng các bà mẹ, các người chị vừa
đưa vơng kẽo kẹt vừa cất tiếng hát ru êm ái ngọt ngào. Những lời nhắn nhủ
hiền ḥa đó vang lên êm đềm, nỉ non, theo nhịp điệu, thật là cả một phương
pháp giáo dục tuyệt hảo. Em bé thoạt tuy không hiểu, những nghe măi dần dà
thấm thía, nhất là khi em đă lớn, tới tuổi cắp sách đến trường, em vẫn có
thể nghe lại những bài đó hát ru em bé của ḿnh, do đấy em đă được thấm
nhuần tới tiềm thức những lời mẹ hay chị khuyên răn nhắc nhở.
2. Những bài hát vui :
Tối đại đa số những bài ca dao nhi đồng đều có tính cách vui tươi ngộ
nghĩnh để trẻ em đọc lên thấy thích thú ngay. Thuộc vào loại này có thể là
những bài:
a) Kể một câu chuyện vui như bài “Thằng Bờm có cái quạt mo”, hoặc những
bài nhân cách hoá các loài vật, đồ vật. Ở tuổi này trí tưởng tượng của các
em đương đà phồn thịnh nên chúng ta thực không ai ngạc nhiên khi thấy các
em ưa thích loại này vô cùng.
b) Kể một câu truyện ngược đời để chọc cười như bài :
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn mang ra ngoài đồng.
Loại này tương ứng với loại mà Anh Mỹ mệnh danh là contradiction.
c) Có thể bài hát không thành câu chuyện ǵ hết mà chỉ cốt có vần có điệu
một cách ngộ nghĩnh, làm nở trên môi các em những nụ cười, gieo vào ḷng
các em cái vui tươi. Loại này tương ứng với loại mà Anh Mỹ mệnh danh là
Nonsense. Suy cho kỹ những bài này c̣n tác dụng làm giàu ngữ vựng cho các
em nữa; thật cũng đúng với câu trong sách Luận Ngữ : “Bất học thi vô dĩ
ngôn!”
3. Con c̣ trong ca dao Việt Nam:
Nước Việt Nam nhà là một nước nông nghiệp, trên 90% dân chúng sống và làm
lụng giữa thiên nhiên đồng nội, th́ việc những lũy tre xanh, những đàn c̣
trắng xuất hiện trong ca dao chẳng có chi là lạ. Thật ra trên thế giới
thiếu ǵ những nước căn bản nông nghiệp; đặc biệt những nước thuộc Á Châu
với những nét văn hoá tương đồng với nước ta, vậy mà trong suốt khoảng
thời gian hai năm – từ 1966-1968 trong công việc nghiên cứu về văn chương
nhi đồng quốc tế, phải t́m đọc tài liệu ca dao, truyện cổ tích quốc tế tại
nhiều thư viện lớn Hoa Kỳ, kể cả Library of Congress tại Hoa Thịnh Đốn,
soạn giả nhận thấy rằng h́nh ảnh con c̣ được nhân cách hoá một cách gần
gũi, thân mật nhường kia quả là một sự kiện độc đáo của riêng ca dao Việt
Nam, khi th́ tượng trưng người mẹ quê, khi là cô gái quê, khi là em bé quê,
khi th́ chỉ dùng làm một h́nh ảnh khởi hứng …
Chính v́ tính cách vừa trong sáng, vừa ngộ nghĩnh của h́nh ảnh đó mà tất
cả những bài ca dao nói tới con c̣, hoặc một vài loài điểu tương tự đều
được soạn giả xếp thành một đề mục riêng của ca dao nhi đồng Việt Nam.
Sau con c̣, trong những bài ca dao nhi đồng Việt Nam, nhiều lần ta c̣n
bắt gặp h́nh ảnh một loài cá nhỏ cũng được nhân cách hoá, đó là cá bống.
Tục ngữ có câu : “Bống có gan bống”. Truyện cổ tích “Tấm cám” của ta cũng
có bóng dáng cá bống xuất hiện:
“Tấm nghe lời Bụt mang con cá bống c̣n sót ở giỏ về thả xuống giếng nhà,
ngày ngày hai bữa bớt phần cơm của ḿnh mang ra giếng gọi bống lên ăn.
Gọi rằng :
“Bống ơi bống!
“Bống lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
“Đừng ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người …”
Và ca dao nhi đồng có những bài :
“Cái bống là cái bống bang”, “Cái
bống là cái bống b́nh” …
Soạn giả có ư nghĩ cho rằng “cái bống” sở dĩ được nhân cách hoá trong một
số bài không phải v́ h́nh ảnh “cái bống” cũng gần gũi quen thuộc với người
dân quê như h́nh ảnh “cái c̣ bay bổng bay la”, mà v́ âm thanh của “cái
bống” gần gũi âm thanh tiếng ru hời. Các bà mẹ Việt khi ôm con vỗ về t́m
câu hát ru thường vẫn khởi sự bằng tiếng ru hời : “ạ ơi à ơi” hay “bồng
bống bông bang…” có thể thoạt chỉ là :
Ạ ơi à ời …
Bồng bồng mà nấu canh khoai,
Aên cho mát ruột đến mai lại bồng
Hay
Ạ ơi à ơi …
Bồng bồng mà nấu canh tôm
Aên cho mát ruột đến hôm lại bồng
Rồi do sức hút của vần điệu “cái bống” đi vào ca dao lúc nào không biết :
Cái bống là cái bống bàng,
Mẹ bống yêu bống, bống càng làm thơ.
Trong ca dao của trẻ Việt có lần ta c̣n thấy con (chuột) cống và con ong
được nhân cách hoá, rồi một bài khác là con cáo. Thật ngộ nghĩnh !
Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
…
Cái cáo, mặc áo em tao
Làm tổ cây cà
Làm nhà cây chanh,
Đọc canh bờ giếng,
Mỏi miệng thổi kèn
….
4. Những bài nói về nếp sống nông
nghiệp và những tập tục xưa :
Những bài này được giới thiệu được các em cảm thấy hết cái đẹp của nếp
sống gần thiên nhiên của nhà nông xưa cùng một số tập tục ngộ nghĩnh có
thể là xa lạ với các em ngày nay. Riêng ở điểm này, ca dao đă là một viện
bảo tàng văn hoá giúp các em không bị cắt ĺa khỏi dĩ văng.
5. Linh tinh
Phần này gồm những bài ca dao không thuộc bốn loại trên nhưng lời và ư
ngộ nghĩnh đẹp vẫn thích hợp với các em.
6. Những tṛ chơi nhi đồng :
Đây là những bài hát áp dụng trong tṛ chơi của các em.
7. Những câu đố:
Tuổi này vốn là tuổi hiếu thắng, tuổi ganh đua. Những câu đố sẽ vừa khích
động trí thông minh, vừa tôi luyện trí suy đoán của các em.
8. Bài hát trẻ em Nam Hương :
Sau cùng trước khi sang phần giới thiệu Ca Dao Nhi Đồng Quốc tế, soạn giả
c̣n sưu tầm được một số ca dao của Nam Hương viết vào khoảng năm 1936.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Về những bài ca dao nhi đồng Việt Nam, ngoài những bài ghi lại do trí
nhớ, hoặc ghi theo lời các bậc lăo thành trong gia đ́nh, c̣n lại soạn giả
căn cứ theo cuốn Tục Ngữ Phong Dao của Nguyễn Văn Ngọc, Sài G̣n : nhà xuất
bản Bốn Phương, 1952.
Những bài hát trẻ em của Nam Hương được trích dẫn trong Nguyệt San Tứ Dân
Văn Uyển, số 25 (tháng 7, 1936).
Phần viết về những tṛ chơi nhi đồng, soạn giả có tham khảo những bài của
các ông Ngô Quư Sơn, Nguyễn Văn Tố và Nguyễn Văn Huyên đăng trong tập IIEH
1943. Tome VI (Institut Indochinois pour l’Etude de l’Homme. Bulletins et
Travaux pour 1944) Hanoi : 1944.
Sang phần giới thiệu một số ca dao các nước Aâu Á khác, soạn giả sẽ tuỳ
nghi khi th́ dịch thoát thành các thể thơ Việt Nam, khi th́ chỉ cốt dịch
sát nghĩa. Đây cũng là một cách giúp các em làm quen dần với một khía cạnh
văn hoá quốc tế, và cũng để các em khi trở lại so sánh càng cảm thấy ca
dao nhi đồng của nước Việt nhà ư vị biết chừng nào.
Tất cả các bài ca dao nhi đồng quốc tế này đều được trích dịch tự pho
Anthology of children’s turature của Edna Johnson, Evelin R Sickels và
Frances Clarke Sayers, Boston : Houghton Mifflin Company, 1959.
IV. NHAN ĐỀ VÀ CHÚ THÍCH
Trừ một vài trường hợp đặc biệt, các nhan đề đều được đặt bằng cách lấy
ngay câu đầu của bài ca dao.
Trường hợp có những từ ngữ cổ, hoặc muốn nhấn mạnh ư nghĩa toàn bài, soạn
giả có ít ḍng ghi chú ngay dưới bài ca dao.
V. CÁCH SỬ DỤNG CA DAO NHI ĐỒNG
TRONG LỚP HỌC
Soạn giả chỉ xin ghi nơi đây một vài đề nghị :
Quư vị giáo sư có thể khởi đầu lớp học bằng cách đọc một bài ca dao ngộ
nghĩnh nào đó để tập trung sự chú ư của các em và gây niềm hứng khởi trước
khi vào bài chính. Gần tới giờ tan, nếu c̣n thừa th́ giờ quư vị cũng có
thể làm như vậy giúp các em cảm thấy thoải mái trước khi ra về. Cách sử
dụng ca dao nên luôn luôn giữ tính cách hồn nhiên như vậy.
Cũng có thể trong giờ tập đọc quốc văn tại các lớp lớn, nhân đọc một bài
ca dao, quư vị khuyến khích các em cùng nhau bàn bạc trong hàng đội tự trị
về ư nghĩa bài đó. Chẳng hạn bài ca dao :
Ông trăng mà bảo ông trời,
Những người hạ giới là người như tiên.
Ông trời mà bảo ông trăng,
Những người hạ giới mặt nhăn như tiều.
Bài trên có thể khiến các em khám phá ra ư nghĩa luân lư là ở gần người
nóng nảy, gay gắt, tính t́nh ḿnh dễ bị bực bội lây. Trái lại ở gần người
hiền từ, ḿnh cũng dễ cảm thấy tâm hồn thảnh thơi, thoải mái.
Bài “Thằng bờm có cái quạt mo” có thể được dựng thành vở kịch ngắn thật
ngộ nghĩnh. Đây cũng là cách hướng dẫn dần các em trên con đường thưởng
ngoạn và tŕnh diễn văn nghệ.
Chúng ta hăy thực hiện những cuộc thảo luận theo từng hàng đội tự trị như
đă nói trên. Hoặc chúng ta theo phương pháp tập hợp các em thành hai h́nh
ṿng tṛn trong và ngoài. Trong khi ṿng trong thảo luận, ṿng ngoài nghe
và quan sát để phát biểu và phê b́nh sau. Cứ thế luân phiên, ṿng trong
hết phận sự thảo luận th́ chuyển ra ṿng ngoài, đến lượt ṿng ngoài vào
trong tiếp tục thảo luật cùng đề tài. Phương pháp này có những lợi điểm
sau :
1. Cũng là một biến cách của hàng đội tự trị để các em tiến dần trên con
đường kỷ luật tự giác.
2. Giúp trẻ có óc quan sát, tăng trưởng sáng kiến phê b́nh, và chí ganh
đua, bởi các em đều tuần tự khi ở địa vị chủ, khi ở địa vị khách để dễ
thấy cái hay, cái dở ở người và ở ḿnh mà giữ cái hay, sửa cái dở (đặc
biệt cái dở rụt rè của những em nhút nhát hay ngập ngừng trong việc phát
biểu ư kiến).
3. Trong khi điều khiển, chúng ta luôn luôn giữ cho bầu không khí thảo
luận được cởi mở, điều này dạy cho các em biết chấp nhận ư kiến của kẻ
khác, tức nếp sống hoà đồng, nếp sống truyền thống của dân tộc nhà.
Khi đem một bài ca dao ra diễn thành vở kịch nhỏ như bài “Thằng bờm có
cái quạt mo” chẳng hạn, chúng ta có thể tổ chức các em thành nhiều toán :
một toán làm diễn viên th́ những toán c̣n lại làm khán giả ngồi theo h́nh
bán nguyệt.
Với h́nh thức tổ chức tương tự, chúng ta cũng có thể áp dụng vào việc học
các môn khác ngoài môn văn chương nhi đồng.
Và riêng về ca dao nhi đồng, nếu được sử dụng như chúng ta đă sơ lược
tŕnh bày trên, sẽ giúp ích các em không nhỏ về cách ăn nói trôi chảy,
viết luận trôi chảy.
VI. GHI CHÚ VỀ TOÀN BỘ TUYỂN TẬP
VĂN CHƯƠNG NHI ĐỒNG
Các em nhi đồng đây là bao gồm từ cỡ tuổi mẫu giáo (năm, sáu tuổi) tới đệ
thất, đệ lục (mười hai, mười ba tuổi). Vậy nội dung của từng bài ca dao,
ngụ ngôn hay truyện cổ tích v..v… trong toàn bộ tuyển tập này, chúng ta sẽ
tuỳ nghi đem ra sử dụng sao cho thích hợp với từng lứa tuổi.
Các em đương ở tuổi khao khát t́m hiểu những cái mới lạ, không riêng ǵ
các trẻ em Việt Nam, mà là toàn thể các trẻ em trên thế giới! Hăy nh́n các
em nằm thu ḿnh trong một góc giường, hay ngồi thu ḿnh trong một góc
khuất, đôi tay khư khư giữ lấy quyển sách, đôi mắt chăm chú dơi theo những
ḍng chữ, bàn tay hối hả lúc sang trang …
Những trang sách tốt đă mở cho các em thấy biết bao chân trời mới lạ!
Nhiều khi các em vẫn ham hố đọc mà vẫn chưa hiểu rơ nhu cầu nào của ḿnh
sẽ được thoả măn, các em chỉ cảm thấy ḿnh đương được phiêu lưu một cách
thích thú trên những trang sách; sự thích thú đó liên tiếp gia tăng cường
độ, tới một lúc nào các em chợt phát hiện ra một ư niệm mới, chẳng khác
một mầm non được liên tiếp nuôi dưỡng tràng căng nhựa sống và phá vỡ vỏ
cây để nhú ra chào đón ánh sáng mặt trời.
Ḷng khát khao cái hay, cái đẹp, cái lạ vẫn ngầm có nơi các em, các em
ham đọc v́ các em thấy rằng sách đọc mở rộng chân trời hiểu biết cho các
em. Thoạt các em muốn hiểu chính ḿnh, mà muốn hiểu ḿnh th́ phải lần ṃ
t́m hiểu kinh nghiệm ở nơi người: tha nhân khi đó chính là tấm gương để
các em tự soi lấy ḿnh.
Sau đó sách vở giúp các em hiểu bao nhiêu điều thường thức khác, trong đó
có những điều hay lẽ phải nơi xă hội các em đương sống, điều này chuẩn bị
cho các em sau này có căn bản mà tiến tới t́m hiểu điều hay lẽ phải đại
đồng của cả thế giới nhân loại.
Sách viết mà không gây được niềm thích thú cho các em khi đọc th́ làm sao
chu toàn được nhiệm vụ thoạt tưởng đơn giản mà kỳ thực thật là lớn lao đó!
Khi soạn thảo “Tuyển Tập Văn Chương Nhi Đồng” này, soạn giả chỉ có tham
vọng nhỏ nhoi là giúp tài liệu giảng dạy cho gia đ́nh giáo giới của soạn
giả.
Tuy nhiên “Tuyển Tập Văn Chương Nhi Đồng” được in thành nhiều tập nhỏ
theo từng đề mục (ca dao, ngụ ngôn, thần thoại, cổ tích …) cũng là để tiện
thể trực tiếp cung cấp tài liệu đọc cho các em, trong khi chờ đợi có những
tập sách in riêng trên giấy tốt, có h́nh vẽ đẹp, với nội dung tuyển lựa
thích ứng cho từng lứa tuổi.
Đây là lần ấn hành đầu tiên. Tuyển Tập Văn Chương Nhi Đồng (Việt Nam và
quốc tế), chắc chắn chẳng sao tránh khỏi những điều thiếu sót, dám mong
quí vị độc giả lượng thứ và chỉ giáo cho để kịp thời sửa chữa vào kỳ ấn
hành sau.
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1969)
DOĂN QUỐC SỸ
( Xem tiếp phần 1b)
|