Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   
Trang 1A  1B  1C  1D   1E   1F   1G   1H   1I   1J   1K

Trang  2a  2b  2c  3a  3b  3c

 Trang  4a  4b  4c  4d  5a  5b  5c  5d 

TUYỂN TẬP VĂN CHƯƠNG NHI ĐỒNG -2B
 
QUYỂN HAI  

 
NGỤ NGÔN ( Tiếp Theo )

 
DOĂN QUỐC SỸ
 
Sưu tập
 

 



III.
NGỤ NGÔN ẤN ĐỘ
Trích trong Ngũ Thư (Panchatantra) và trong Ngụ-ngôn của Pidpai

40.
CON DÊ CỦA NGƯỜI BÀ-LA-MÔN

Ba tên vô lại tinh khôn,
Khéo lừa mà được dê ngon ăn liền.


Một người Bà-la-môn, tên Thân-Hữu, sống ở một tỉnh nọ đảm trách việc giữ ngọn lửa thiêng. Một hôm vào tiết tháng hai, gió thổi nhẹ, bầu trời vần-vụ mây và mưa rơi rả-rích, Thân-hữu tới một làng xin một con vật tế thần. Ông ta nói với một người : “Tôi muốn dâng lễ vào dịp thượng tuần này, xin ông cho tôi vật tế thần.” Ông được người đó tặng một con dê béo đúng như Thánh-kinh chỉ định. Thân-Hữu vác dê về nhà nhưng dọc đường gặp phải ba tên vô lại. Chúng nh́n con dê mập trên vai Thân-Hữu, rồi th́-thầm với nhau : “Trời ơi, vào ngày mưa gió dầm-dề như hôm nay mà được con dê kia làm thịt ăn với nhau th́ ấm ḷng biết mấy. Anh em ta hăy mau tính kế đoạt con dê đó đi thôi.” Thế là một tên thay áo tiến ra gặp người Bà-la-môn : “Ồ, hỡi người Bà-la-môn, sao ông lại làm một chuyện lầm-lẫn tức cười như thế nhỉ? Ông vác con chó dơ-bẩn đó lên vai làm ǵ? Chẳng hay ông không nhớ tục ngữ có câu này ư:
Chó sửa gâu gâu, gà gáy sáng,
Lạc đà, đao phủ, với lừa kia,
Chúng làm ô uế thân h́nh bạn,
Bỏ đi, gần gũi chúng làm chi!”

Người Bà-la-môn nén giận nói : “Này, anh mù sao, nh́n dê mà ra chó vậy?” Tên vô lại nói : “Ông khỏi phải nổi giận như thế, xin cứ đi đi!”

Người Bà-la-môn đi được một quăng nữa, tên vô lại thứ hai đón đường nói : “Trời, dù cho con bê chết kia có quư mấy đi ông cũng chẳng nên vác lên vai như thế mới phải, bởi tục ngữ đă nói:
Người ngu cùng vật chết quay,
Ai mà mó phải rủi ngay tới ḿnh.

Người Bà-la-môn lại nổi sẵng : “Nhà ngươi mù à, sao lại gọi con dê là con bê vậy ?” Tên vô lại bèn mát-mẻ đáp lại : “Xin ngài đừng giận v́ tôi không biết nên nói vậy.”

Nhưng khi người đó đi xâu vào rừng được một quăng th́ tên vô lại thứ ba đón đường nói : “Thưa ngài Bà-la-môn, ngài làm một việc không phải, sao ngài lại vác con lừa trên vai vậy? Ngài không nhớ câu tục ngữ này ư:
Ai mà mó phải con lừa,
Vô t́nh, hữu ư, cũng thừa xấu xa.
Khi về tắm giặt phải lo,
Cọ-kỳ cho sạch vết nhơ lỗi-lầm.
Vậy xin ngài hăy vứt ngay con vật ấy đi, đừng để ai nh́n thấy ngài vác nó nữa.”

Tới đây người Bà-la-môn nghĩ rằng quả thực ḿnh đương vác con yêu tinh bốn chân, vội vứt xuống đất và hối-hả về nhà. Ba tên vô lại họp nhau lại làm thịt con dê ăn uống với nhau hỉ-hả. Rơ thật là :
Ba tên vô lại tinh khôn,
Khéo lừa mà được dê ngon ăn liền.

CHÚ THÍCH : Xin đọc thêm truyện sau này trích trong “Cổ Học Tinh Hoa” của Nguyễn văn Ngọc và Trần Lê Nhân:

TĂNG-SÂM GIẾT NGƯỜI

Ông Tăng-Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người.

Một người hớt-hải chạy lại báo mẹ ông Tăng Sâm rằng : “Tăng Sâm giết người !” Bà mẹ nói : “Chẳng khi nào con ta giết người.” Rồi bà điềm nhiên dệt cửi.

Một lúc sau lại có người đến bảo : : “Tăng Sâm giết người !”. Bà mẹ không nói ǵ, cứ điềm nhiên dệt cửi.

Một lúc nữa lại có người đến bảo : “Tăng Sâm giết người !”. Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.


41.
BÁC NHÀ NGHÈO VÀ CHAI DẦU

Ngày xưa có một bác nhà nghèo sống kế bên một thương gia giàu-có chuyên bán dầu và mật ong. Thương gia là người láng giềng tốt, một hôm ông cho bác nhà nghèo một chai dầu; bác ta mừng lắm, đem cất lên trên kệ cao. Tới buổi chiều kia, nh́n chai dầu, bác ta nói to lên : “Ta biết chai dầu này mà! Nếu ta mang bán nó đi, ta sẽ mua được năm con cừu. Hàng năm cừu mẹ đẻ thêm cừu con, chả bao lâu ta sẽ làm chủ một đàn cừu. Ta bèn bán một số cừu đi lấy tền cưới một cô vợ. Cưới vợ rồi tất nhiên ta sẽ có con trai. Chà, thằng bé mới kháu khỉnh làm sao! Cao lớn, khỏe mạnh và biết vâng lời! Nhưng nếu cu cậu quen được nuông chiều mờ lại giở chứng trái lời ta, ta sẽ trừng phạt nó như thế này này!” Bác ta giơ cao chiếc gậy sẵn cầm trên tay đập mạnh xuống đất, chiếc gậy đụng phải chai dầu, dầu đổ xuống từ đầu đến chân bác ta.

42.
CON QUẠ VÀ CON CHIM ĐA ĐA

Con quạ bay qua đường, nh́n thấy con chim đa đa đi nghênh ngang. “Con chim đa-đa này có dáng đi đẹp làm sao! Ta thử đi xem có được như vậy không.” Quạ nói vậy rồi đậu xuống sau con chim đa-đa và cố gắng học dáng đi của chim đa-đa một hồi lâu. Thấy vậy chim đa-đa quay lại hỏi quạ làm ǵ thế. Quạ trả lời : “Chị đừng cười tôi nhé, tôi chưa thấy loài chim nào có dáng đi đẹp như chị, tôi đang cố học đi như chị đây.” Chim đa-đa nói : “Chị thật điên rồ, chị là quạ th́ phải đi như quạ. Là quạ mà lại đi như đa-đa th́ thật chẳng c̣n ǵ ngu xuẩn cho bằng.” Nhưng quạ không nghe lời, cứ học đi măi cho đến khi nó quên hẳn dáng đi của loài quạ mà cũng không đi được như đa-đa.
Ḿnh thế nào cứ giữ nguyên như vậy là đẹp nhất!

CHÚ THÍCH : xin đọc thêm câu chuyện này nữa:

THÓI QUEN TAI HẠI

Một ông nọ rất thích nuôi cá. Có lần đi nghỉ mát ở Nha-trang, ông tới xóm chài xem đánh cá và thấy có một con cá biển ngũ sắc rất đẹp, bèn mua con cá với giá năm trăm đồng, mang về nuôi trong một b́nh nước biển.

Vốn là một người chuyên nuôi súc vật và dạy súc vật quen với đời sống của người, ông quyết tâm nuôi dạy con cá biển ngũ sắc của ông rất công phu.

Tuần lễ đầu ông nuôi cá trong trong b́nh chứa toàn nước biển, tuần lễ thứ hai ông pha thêm một phần mười nước ngọt, tuần thứ ba tăng số lượng nước ngọt lên hai phần mười. Cứ thế vài tháng sau con cá đă hoàn toàn quen nước ngọt và các thức ăn nước ngọt. Con cá lớn dần.

Giai đoạn hai của ông quan trọng hơn. Ông trộn một phần bùn vào với nước, sau đó cứ mỗi tuần số lượng bùn lại tăng nhiều hơn, đến nỗi con cá chỉ c̣n bơi trong một b́nh đựng bùn sền sệt. Tới tháng thứ mười, bùn được thay hẳn bằng đất và con cá nằm trên b́nh đất đớp mồi như một con chuột nhỏ.

Ông chủ cá chưa hài ḷng. Ông xỏ giây mang cá tập cho cá đi trên đất. Mấy tuần sau hễ ông đi đâu, dắt cá đi theo. Rồi khi cá quen, ông cắt dây, con cá lách-tách chạy theo sau như một con chó trung thành với chủ. Tới một bữa kia ông dắt cá đi xem đá banh. Khi trở về trời mưa to. Ông chạy vội-vă trên đường. Con cá ráng chạy lạch-đạch lạch-đạch phía sau …. Khi t́m được một mái hiên trú mưa, ông sực nhớ đến cá th́ không thấy đâu nữa. Ông hốt-hoảng lội lại quăng đường vừa đi để t́m con cá thân yêu.

Khi tới một ổ gà giữa đường mà nước mưa tràn-trề, ông trông thấy con cá và khóc nức lên : con cá của ông đă chết trong vũng nước !
Nó đă chết đuối v́ không biết bơi !
(Đặng Trần Huân, Chuyện Cấm Đàn Bà, Sáng tạo, 1969)

43.
CON HỔ, NGƯỜI BÀ-LA-MÔN VÀ CON CHÓ RỪNG.

Ngày xưa có một con hổ bị sa bẫy. Nó gầm thét lăn-lộn một cách tuyệt vọng v́ không sao thoát được.

May sao một người Bà-la-môn qua đấy. Con hổ kêu lên : “Hỡi ông bạn sùng đạo, xin ông cứu tôi ra khỏi chuồng bẫy này !”.

Người Bà-la-môn dịu dàng đáp : “Không được đâu ông bạn ơi, thả ông bạn ra khỏi bẫy, ông ăn thịt tôi th́ sao ?”

Con hổ thề-thốt : “Không đời nào đâu ! Trái lại tôi sẽ hết ḷng biết ơn và hầu hạ ông như một tên nô lệ !”

Thế rồi hổ nức-nở khóc. Người Bà-la-môn siêu ḷng, mở cửa bẫy cho con hổ. Ra khỏi bẫy hổ nói liền : “Ông này mới thật điên rồ! Bây giờ ai cấm được tôi ăn thịt ông? Bị giam trong bẫy quá lâu, tôi đói quá rồi !”

Người Bà-la-môn cố xin hổ tha mạng sống nhưng hổ chỉ hứa sẽ theo quyết định của ba vật đầu tiên mà ông hỏi ư kiến về hành động của hổ.

Người Bà-la-môn hỏi cây tùng trước tiên, nhưng cây tùng lạnh-lùng trả lời : “Ông c̣n phàn nàn cái ǵ nữa? Ông không thấy tôi cho khách bộ hành nào bóng mát, nào nơi trú ẩn, vậy mà họ vẫn bẻ cành tôi xuống cho súc vật họ ăn đấy thôi. Thôi đừng than thở nữa. Hăy cho xứng với con người !”

Người Ba-la-môn đành buồn rầu đi một quăng xa về phía cánh đồng hỏi một con trâu đang quay guồng kéo nước giếng, ông cũng chỉ nhận được câu trả lời : “Họa có điên rồ th́ mới tin là có sự biết ơn trên đời này! Hăy nh́n tôi đây ! Khi tôi c̣n sữa, họ cho tôi ăn hạt bông và bánh dầu; nhưng bây giờ đây sữa tôi cạn rồi, họ đeo ách lên cổ tôi như thế này, và cho tôi ăn rơm khô!” .

Người Bà-la-môn ḷng càng tê-tái mới hỏi con đường cho biết ư kiến. Con đường đáp :
“Ông c̣n trông mong ǵ nữa ông ơi! Ông coi tôi đây này, tôi giúp ích cho người, giàu cũng như nghèo, lớn cũng như bé, vậy mà đă dày xéo lên tôi như vậy họ c̣n ném tàn thuốc và trấu lên tôi nữa!”

Hết hy vọng người Bà-la-môn đành quay về chịu chết th́ gặp con chó rừng. Con chó mới hỏi: “Ông có chuyện ǵ mà trông khổ sở như cá ra khỏi nước vậy?” Ông ta kể hết khúc nhôi cho chó rừng nghe. Nghe xong chó nói : “Thật rắc-rối, ông làm ơn kể lại cho tôi nghe đi, tôi lẫn-lộn hết rồi !”. Người Bà-la môn bèn kể lại, nhưng con chó rừng lắc đầu rối trí chưa hiểu nổi : “Kỳ lạ quá, câu chuyện vào tai nọ lại ra tai kia, thôi để tôi tới tận nơi xem sao, họa chăng mới có thể phán xét được!”.

Cả hai trở lại chỗ cũ, thấy hổ đang mài nanh giũa vuốt chờ người Bà-la-môn. Con hổ gầm lên : “Sao ông đi lây thế? Thôi bây giờ chúng ta vào bữa!”.

Người Bà-la-môn bụng nghĩ mà chân tay run lập-cập : “Chúng ta vào bữa! Lời nói mới khéo làm sao!” Rồi người đó bảo hổ : “Xin ông chờ một chút để tôi bày tỏ sự thể cho chó rừng này nghe đă, v́ chó hơi chậm hiểu.”

Hổ bằng ḷng, người Bà-la-môn bắt đầu thuật lại câu chuyện và cố kéo dài thời gian. Con chó vắt chân lên cổ, vặn ḿnh vặn mẩy kêu lên : “Trời ơi, sao óc tôi tối thế ! Để tôi nghĩ lại xem ! Thoạt đầu như thế nào nhỉ? Ông ông …ở trong bẫy, rồi ông hổ đi qua…?” Nghe thế hổ bèn ngắt lời ngay : “Đồ điên, tôi ở trong bẫy chứ.” Chó rừng vội kêu lên, làm bộ run sợ. “A ra thế! Phải tôi ở trong bẫy … à không tôi đâu có … trời ơi! Sao tôi dốt thế này ! Để tôi xem lại nào … Ông hổ ở trong ông Bà-la-môn, rồi cái bẫy đi ngang qua, không, cũng không phải thế nữa! Thôi xin ngài dùng bữa đi vậy, đừng thèm lưu tâm đến tôi nữa, v́ chắc chẳng bao giờ tôi hiểu nổi câu chuyện!”

Con hổ nổi điên v́ con chó quá ngu, mới bảo :
“ Mi sẽ hiểu ! Ta sẽ làm mi phải hiểu! Coi đây này, ta là con hổ …”
“ Dạ thưa ngài vâng!”
“ Và kia là người Bà-la-môn…”
“ Dạ thưa ngài phải !”
“ Và kia là cái bẫy …”
“ Dạ thưa ngài đúng vậy !”
“ Ta ở trong bẫy, hiểu chưa?”
“ Dạ hiểu … dạ chưa .. thưa ngài …”
Hổ gầm lên v́ sốt ruột :
“ Cái ǵ?”
“ Thưa ngài, ngài vào bẫy như thế nào ạ?”
“ Sao? Bằng lối thường chứ c̣n ǵ nữa !”
“ Trời ơi ! Đầu óc tôi lại quay cuồng rồi, xin ngài đừng nóng giận, lối thường là lối nào ạ?”

Tới đây hổ mất hết cả kiên nhẫn, nhảy phóc vào bẫy rồi hét lên : “Lối này này ! Bây giờ mi đă hiểu chưa?”

Chó rừng cười gằn khéo léo đóng sập cửa bẫy lại rồi nói : “ Thật là toàn hảo ! Xin phép ngài cho tôi được nói vậy. Và bây giờ thưa ngài, thiết nghĩ câu chuyện đâu lại vào đó như cũ!”

“Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu” là vậy.

DỤ NGÔN JAKATA

44.
THẦN CÂY

Tục truyền đức Phật có lần đă tái sinh làm thần cây. Hồi đó có vị vua trị v́ ở bên Benares mới tự nhủ rằng : “Trên toàn cơi Ấn-độ này, vua chúa nào cũng sống trong những ṭa lâu đài có nhiều cột. Ta sẽ xây một ṭa lâu đài chỉ dựng trên một cột thôi, và như vậy ta sẽ là ông vua uy nghi nhất thiên hạ”.

Trong vườn nhà vua có một cây Sal cao thẳng, cành lá um-tùm, được khắp vùng thờ cúng kể cả hoàng gia. Vậy mà bất thần nhà vua ra lệnh hạ cây đó xuống.

Dân chúng hoảng hốt, nhưng đám thợ đốn cây không dám trái lệnh vua. Họ tới vườn dâng lên cây những cành hoa thơm, thắp lên ngọn đèn, rồi khấn : “Hỡi cây, bảy ngày nữa chúng tôi phải đốn ngài xuống theo lệnh vua ban. Xin các vị thần ngự trên cây hăy dời đi nơi khác và đừng quở trách chúng tôi bởi chúng tôi cũng chỉ thừa hành lệnh vua mà thôi”.

Vị thần cây nghe thế mới nói : “Những người thợ này quyết-định đốn cây làm nhà, ta mất chỗ ở, đời ta cũng chỉ kéo dài tới ngày cây bị chặt thôi. Đám cây Sal mọc quanh, nơi các con ta ở, tất cũng bị hủy hoại. Ta bị hủy diệt không sao, chứ lũ con ta, ta phải bảo vệ chúng.”

Đêm tối, đi trong vùng hào quang rực-rỡ, vị thần cây vào pḥng ngủ của vua, chiếu sáng ngời căn pḥng, rồi đứng khóc bên gối nhà vua. Nh́n thấy thần cây, nhà vua trấn tĩnh rồi hỏi : “Người là ai đứng lơ-lửng trên không mà khóc-lóc vậy ?”

Thần cây trả lời : “Tôi ở trong lănh vực của ngài, tên tôi là Cây Phúc. Tôi đă sống sáu mươi ngàn năm nay. Mọi người thờ phụng tôi. Người ta đă xây biết bao nhiêu nhà, biết bao nhiêu thành phố, vậy mà chưa ai đụng đến tôi. Xin ngài hăy tha mạng cho tôi.”

Nghe xong, nhà vua trả lời : “Ta chưa thấy một thân cây nào to lớn vững vàng như vậy. Ta sẽ cất một ṭa lâu đài, nhà ngươi sẽ là cây trụ duy nhất và sẽ ngụ ở đó măi măi.”

Thần cây mới đáp lại : “Ngài đă quyết định tước thân tôi ra khỏi hồn tôi. Vậy xin ngài hăy chặt tôi nhè nhẹ từng cành, từng cành, sau hết hăy chặt đến gốc !”

Nhà vua nói : “Ồ, sao nhà ngươi lại xin ta làm vậy ? Như thế nhà ngươi sẽ đau đớn lắm. Nếu chỉ chặt một nhát dưới gốc, nhà ngươi sẽ ngă xuống ngay. Sao nhà ngươi không muốn chết như vậy mà lại muốn chết dần từng mảnh?”

Thần cây bèn trả lời : “Thưa ngài, các con tôi, đám cây nhỏ, mọc chi-chít quanh tôi và được tôi che-chở. Nếu thân tôi đổ sập mạnh xuống, th́ các con tôi cũng sẽ chết hết !”

Nhà vua lấy làm xúc động v́ ḷng hy sinh này, bèn phán : “Hỡi thần cây cao cả kia, ngươi không phải lo sợ ǵ nữa. Ngươi bằng ḷng chết đau-đớn để cứu sống lũ con. Thôi, ta không ngươi nữa. Hăy trở về nhà đi !”

45.
CON NAI BANYAN

Xưa kia đức Bồ-đề một lần ra đời làm kiếp nai. Nai có bộ lông vàng óng, đôi mắt tṛn long-lanh như hai hạt kim cương, cặp sừng trắng như bạc, miệng đỏ như cụm hoa Kamala, móng sáng và bóng như sơn mài, cái đuôi nhỏ, xinh như đuôi ḅ xứ Tây-Tạng, và ḿnh th́ như ḿnh con ngựa câu.

Nai sống trong rừng với một đàn năm trăm con khác và được phong làm vua của loài nai Banyan. Gần đó có một con nai khác cũng có bộ lông vàng óng tên là nai Monkey và cũng sống với một đàn nai tương tự.

Vua xứ đó thích đi săn, ưa ăn thịt và hàng ngày truyền lệnh khắp dân tỉnh cùng đi săn khiến họ chẳng làm ăn ǵ được. Mọi người mới nghĩ : “Ông vua này chẳng cho ai làm việc cả. Bây giờ có lẽ phải làm một công viên rào tứ phía, dồn nai vào đó cho ăn uống rồi dâng lên vua.”

Và họ đă thực hiện đúng như lời, họ rào quanh góc rừng hai đàn nai đang sống. Hay tin nhà vua tới xem, thấy hai con nai vàng óng, vua tha không bắn. Nhưng kể từ đó, vua thường tới công viên bắn những con nai khác đem về; đôi khi đầu bếp của vua tới bắn mang về. Hễ trông thấy người đầu bếp là lũ nai hốt hoảng sợ, chạy tán loạn ra tứ phía và bị tên đầu bếp bắn bị thương. Vua nai Banyan thấy cảnh đó, mời nai Monkey tới, nói : “Này bạn, nai cứ chết dần. Tôi tính đằng nào th́ chúng cũng chết, nhưng tôi không muốn chúng bị thương. Bây giờ chúng ta lần lượt cho chúng ra chỗ chết nộp ḿnh. Một ngày nai của tôi, một ngày nai của bạn.”

Nai Monkey bằng ḷng. Từ đó, lần lượt nai ra nằm chỗ xử tử, chờ chết, mỗi ngày một con.

Nhưng một hôm tới phiên một con nai trong đàn Monkey đang có thai. Nó mới tới vua nai Monkey xin : “Thưa ngài, tôi đang mang thai, xin ngài cho tôi được sống đến khi sanh rồi hai mẹ con tôi cùng xin chết.”

Vua nai Monkey trả lời : “Tôi không chấp thuận được. Ai tới phiên cũng phải đi. Thôi đi đi!”

Nghe vậy con nai cái đành sang cầu cứu vua nai Banyan. Vua nai Banyan nghe rồi nói : “Thôi được, về đi!” Rồi đi ra chỗ xử tử. Người đầu bếp trông thấy kêu lên : “Vua nai được đức vua tha mạng sống mà sao lại ra nằm đây?” Nói rồi chạy về báo tin cho nhà vua. Vua vội lên xe cùng đoàn tùy tùng đến công viên, nh́n vua nai Banyan mà rằng : “Hỡi bạn vua nai, ta đă tha mạng cho bạn mà, sao lại nằm đây?”

Vua nai thưa :”Tâu ngài, hôm nay tới lượt một con nai mang thai. Tôi chả t́m được ai thay thế, nên tự xin thế mạng tôi. Tâu ngài chuyện chỉ có vậy”.

Vua nói : “Hỡi bạn, tôi chưa từng thấy ai, ngay cả loài người, từ tâm như vậy. Tôi thật hài ḷng v́ bạn. Thôi hăy đứng dậy đi, tôi tha mạng cho bạn và cho con nai cái nữa!”.

Vua nai hỏi : “Thưa ngày, chúng tôi được yên lành, nhưng c̣n đám nai c̣n lại th́ sao?”

“Ta tha mạng cho tất cả”.

“Vậy là nai trong công viên này thoát nạn, nhưng c̣n ở nơi khác th́ sao?”

“Chúng cũng sẽ không bị quấy rầy.”

“Hỡi đấng vua chỉ tôn, vậy là loài nai thoát nạn, nhưng thưa c̣n những loài bốn chân khác th́ sao?”

“Chúng cũng không phải sợ hăi ǵ nữa.”

“Thưa ngài thế c̣n loài chim th́ sao? “

“Ta cũng ban ơn cho chúng.”

“Ngài thật là đức vua chí đại chí tôn! Loài chim cũng được sống thanh b́nh thế c̣n loài cá sống dưới nước th́ sao?”

“Chúng cũng được hưởng thanh b́nh nốt”.

Vua nai Banyan sau khi can thiệp cho muôn loài mới nói với vua người : “Ồ đấng vua chí tôn, xin ngài cứ đi vào con đường ngay thẳng như vậy. Hăy xử phân minh với những người cha, những người mẹ, với dân tỉnh, dân quê, và khi thể xác ngài tan ră, thế nào ngài cũng được nhập Niết-bàn.”

Con nai cái sanh được nai con đẹp như nụ hoa. Nai con chơi đùa trong đàn nai Monkey. Thấy vậy nai mẹ bảo con : “Thôi từ nay trở đi con có thể sang nhập bọn bên đàn nai Banyan!”

Sau đó đàn nai mới đi ăn mùa-màng của người trồng-trọt để sống. Không ai dám đánh đuổi v́ nhờ ơn nai mà họ được sống yên ổn. Họ rủ nhau lên tâu vua. Vua phán : “Ta đă ban ơn cho vua nai Banyan, ta có thể từ bỏ cung điện chứ ta không quên lời hứa được ! Thôi các ngươi đi đi! Ta cấm không ai được đụng chạm đến nai!”

Khi vua nai Banyan nghe biết chuyện, mới cho gọi tất cả nai lại, truyền : “Không ai được ăn hoa mầu của người!” Rồi vua nai gửi tin tới người : “Các người không phải làm hàng rào, mà chỉ cần buộc lá cây quanh ruộng để làm dấu thôi.” Mọi người làm vậy, và không con nai nào bén mảng tới ruộng nữa.

Cứ như vậy đức Bồ-đề sống để dạy dỗ đàn nai cho đến ngày cùng đàn nai tịch diệt.

46.
CON THỎ RỪNG CHẠY TRỐN

Đức Phật Thích-ca tái sinh làm con sư tử. Kiếp trước đức Phật giúp người th́ kiếp này đức Phật giúp thú vật. Có con thỏ rừng cả lo, cứ luôn luôn sợ rằng một chuyện ghê gớm nào đó sắp sẩy ra cho nó và nó luôn miệng nói : “Giả sử trái đất sụp đổ, th́ đời tôi sẽ ra sao?” Nói măi rồi nó tưởng chuyện sắp xảy ra thật. Một hôm, nó đang nói : “Giả sử trái đất sụp …” th́ nó nghe thấy tiếng một tiếng động nhẹ, đó chỉ là tiếng một trái cây rụng thôi, nhưng con thỏ sợ quá, lạc cả giọng : “Đất sụp !” Rồi chạy thật nhanh! Được một quăng nó gặp một con thỏ rừng đàn anh ; thỏ anh hỏi : “Cô chạy đi đâu đấy?”

“Tôi không có th́ giờ ngừng lại kể cho anh nghe, trái đất đang sụp, tôi chạy trốn đây.”

“Trái đất đang sụp thật ư?” Thỏ anh ngạc nhiên hỏi. Và nó lập lại câu đó với thỏ khác; thỏ này cũng lập lại câu đó với thỏ khác nữa … cứ như vậy câu nói truyền đi cho tới khi cả trăm ngàn con thỏ cùng hét lên : “Trái đất đang sụp!” Thế rồi những con vật lớn cũng bắt đầu kêu lên. Thoạt đầu là con nai, rồi tới cừu, heo rừng, trâu, lạc đà, hổ, sau cùng tới voi.

Con sư-tử khôn ngoan nghe thấy vậy mới tự hỏi : “Làm ǵ có dấu hiệu nào ! Nếu trái đất sụp đổ th́ phải có tiếng động chứ.” Sư tử mới bắt tất cả im lặng và hỏi : “Các người đang nói ǵ vậy?”

Voi trả lời : “Tôi thấy trái đất đang sụp.”

“Sao mi biết?”

“Anh hổ bảo tôi.”

Hổ nói : “Anh lạc-đà bảo tôi vậy.”

Lạc đà nói : “Anh trâu bảo tôi vậy.”

Trâu bảo nghe lời lợn rừng, lợn rừng bảo nghe lời cừu, cừu bảo nghe lời nai, nai bảo nghe lời thỏ, và đàn thỏ bảo : “Chúng tôi bảo nghe cô bé thỏ kia nói vậy.”

Thỏ con bèn nói : “Chính tôi nh́n thấy.”

Sư tử hỏi : “Thấy ở đâu?”

“Ở kia ḱa, bên gốc cây ấy.”

“Được rồi, tới đó với ta đi, ta sẽ chỉ cho.”

“Không, không, tôi không tới gần cây đó đâu. Tôi sợ lắm.”

Sư tử nói : “Ta cho mi ngồi trên lưng mà.” Thế là sư tử mang thỏ tới gốc cây bảo tất cả hăy chờ họ trở về. Tới cây, sư tử mới giải thích cho thỏ hiểu rằng tiếng động mà thỏ nghe thấy chỉ là tiếng một trái cây rơi xuống đám lá. Nghe xong thỏ nói :

“Tôi hiểu rồi, trái đất không sụp !”

“Thôi bây giờ chúng ta về báo cho mọi vật biết vậy nhé!”

Về tới nơi thỏ con đứng trước đám súc vật nói : “Quả thật trái đất không sụp đâu.” Thế là tất cả lập lại câu nói đó, rồi chúng tản mát đi xa dần, tiếng nói nghe cũng nhỏ dần cho đến khi tắt hẳn.

IV
NGỤ NGÔN TRUNG ĐÔNG


47.
HẠT LÚA GIỐNG VÀ CÂY LÚA M̀
(Ngụ-ngôn Ba-Tư)

Ngày xưa có một người vào ruộng lúa ḿ ăn trộm mấy bông lúa chín. Chủ ruộng bắt được hỏi người ấy tại sao đi ăn-trộm. Người ấy trả lời : “Thưa ngài, tôi không hề ăn trộm lúa của ngài. Ngài chỉ trồng có hạt, cái tôi lấy không phải là hạt mà là cây lúa chín. Vậy tại sao ngài lại gọi tôi là người ăn trộm?” Hai người bèn dắt nhau lên quan ṭa hỏi : “Thưa quan ṭa, xin ngài cho biết hai chúng tôi ai phải ai trái?”

Quan-ṭa trả lời : “Người reo hạt phải, người không reo hạt trái. Hạt là nguồn gốc của cây. Làm sao mà một người không reo hạt lại có quyền hưởng cây ở hạt ấy mà ra?”

48.
ANDROCOLES VÀ CON SƯ-TỬ

Androcles, một tên nô lệ chạy trốn, hắn chạy tới một khu rừng ẩn-thân. Vừa tới đó, hắn thấy một con sư tử đang rên xiết v́ đau-đớn. Hắn tính chạy đi, nhưng thấy con sư-tử không đuổi theo mà chỉ nằm rên. Androcles quay lại tới gần. Con sư-tử không nhào tới mà giơ ra cho Androcles xem cái chân đẫm máy v́ gai đâm.

Androcles biết con vật đang đau đớn, mới cầm chân con vật lên, rút cái gai ra. Để đền ơn, con vật mang Androcles về hang và hằng ngày kiếm thức ăn cho chàng ta. Ít lâu sau cả hai đều bị bắt mang về La-Mă. Người nô-lệ bị xử tử bằng cách ném cho sư-tử đói ăn. Androcles bị dẫn ra quyết đấu. Trước sự dự kháng của vua và triều thần. Rồi con sư tử đói được thả ra. Con vật chạy thẳng tới mồi, nhưng khi tới gần Androcles, con vật không vồ lấy chàng ta mà lại nhảy lên, ve-vẩy đuôi mừng như con chó mừng chủ. Vua lấy làm lạ mới phán hỏi Androcles. Chàng nô-lệ kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, nhà vua bèn thả tự do cho cả người và vật, v́ nhà vua nghĩ rằng tấm từ tâm như vậy và ḷng biết ơn như vậy xứng đáng được tha tội.

CHÚ THÍCH :
Thực ra truyện “Androcles và con sư tử” không hẳn là một truyện của Đông phương. Truyện này do Aulus Gellius sống vào thế kỷ thứ hai viết ghi chú rơ là trích trong tác phẩm Aegyptiaca của Aption. Tác phẩm Aegyptiaca đă bị thất truyền, mà sinh quán tác giả Apion th́ đúng là ở miền sa mạc Lybia. Vậy truyện con sư tử biết ơn này do Aption viết xét ra cũng hữu lư lắm.

V
NGỤ NGÔN ESOPE
(Hy Lạp)

Tiểu sử ESOPE : Ông là người Hy-Lạp sống vào khoảng cuối thế kỷ bảy, đầu thế kỷ thứ sáu trước Thiên-chúa giáng sinh. Cũng như tiểu-sử Homère, tiểu sử Esope bán hư bán thực, nhiều người c̣n cho rằng Esope vị tất đă có thực mà chỉ là một huyền thoại và gọi những bài ngụ ngôn Esope là những bài không biết ai viết.

Theo Plutarque th́ Esope dáng người xấu-xí gù lưng, da ngăm ngăm, nói cà-lăm, nhưng cực kỳ thông minh. Trước làm nô-lệ sau được phóng thích nhờ ông chủ cuối cùng là nhà hiền triết Xanthos hay Iadmon. Câu chuyện vẫn được truyền tụng về ông là câu chuyện mà người ta quen gọi là “Cái lưỡi Esope.”

Sách Quốc-văn Giáo-khoa-Thư lớp sơ đẳng của Trần-trọng-Kim, Nguyễn-văn-Ngọc, Đặng-đ́nh-Phúc và Đỗ-Thận soạn (Nha Học-Chính Đông-Pháp xuất bản, 1938) có bài “Cái Lưỡi” như sau:

CÁI LƯỠI


Một hôm, người chủ nhà bảo tên đầy tớ rằng : “Mày ra bắt con lợn, đem làm thịt, và xem cái ǵ ngon hơn cả, th́ đem về đây cho tao.”

Tên đầy tớ vâng lời, bắt lợn, giết, và lấy cái lưỡi đem vào hầu chủ.

Mấy hôm sau, người chủ muốn thử tên đầy tớ, lại bảo nó đi làm thịt con lợn khác và dặn rằng : “Xem có cái ǵ không ngon hơn cả th́ đem vào.”

Tên đầy tớ làm lợn xong, lại đem cái lưỡi vào cho chủ.

Người chủ hỏi : “Thằng này láo ! Sao lần này mày lại đem lưỡi vào cho tao như lần trước?”

“Thưa ông, cũng một cái lưỡi, khi tử tế ra th́ không có ǵ tốt cho bằng, nhưng khi độc ác, th́ lại không có ǵ xấu cho bằng.”

Người chủ đây là Xanthos, c̣n tên đầy tớ chính là Esope. Theo tự điển Larousse th́ Xanthos sai Esope đi chợ mua.

Sau khi đă được phóng thích, Esope đi du lịch nhiều nơi, qua thăm Ai-Cập, Babylone và mấy nước Đông Phương. Dưới triều đại Césus, nhà vua thấy ông là tác giả những bài ngụ ngôn đầy ư vị, bèn ban ơn cho ông đem đồ lễ đến đền Delphes (thờ thần Apollon). Tới đây ông nhận thấy những thầy tế tự ở đền này đều là những tên gian lận lưu manh bèn tỏ thái độ trào lộng rất là cay đắng. Bọn tiểu-nhân nầy bèn lập mưu trả thù bằng cách dấu một cái cốc vàng của đền thờ vào hành lư của ông, rồi vu ông tội ăn cắp. Dân thành Delphes bị xúi giục kết tội ông phải đẩy từ tảng đá Hyampée xuống.

Kể ra lối văn ngụ ngôn ở Hy-lạp có đă xưa lắm, từ trước đời Socrate, nhưng đến Esope, ông mới soạn ra một bộ ngụ ngôn chuyên thử để dạy trẻ. Ông khéo thêu dệt thành truyện, tả chân được hết những tính nết của loài người xưa nay. Từ những tư tưởng về luân lư, đạo đức, chính trị cho đến nhân t́nh thế thái tham-bạo, láu lỉnh, khờ dại đều được ông phô diễn rất linh hoạt vừa dễ hiểu vừa lư thú để gợi giác quan của con trẻ. Quả nhiên về sau cả Âu Châu đều lấy sách ông là kim khoa ngọc luật cho trường ấu học; bây giờ th́ dịch ra hầu hết các thứ tiếng trên thế giới.

49.
CON SƯ TỬ VÀ CON CÁO

Con Sư-tử đă già yếu lắm rồi không thể đi bắt các muông thú khác mà ăn được nữa. Nó bèn nghĩ cách nằm giả ốm ở trong hang để các giống vật khác tới thăm rồi bắt mà ăn thịt. Giống ǵ đến thăm cũng không khỏi chết. Có một con cáo cũng biết vậy, cũng đến thăm nhưng đứng tận đằng xa. Sư-tử thấy vậy bảo rằng : “Con cáo kia, mi đến thăm ta, bệnh ta đă bớt, sao mi không lại đây? “ Con cáo đáp rằng : “Kính ông, tôi thấy vết chân đi vào chỗ ông ở nhiều lắm mà không thấy vết ra nên không dám vào.”

Cho hay thấy gương người khác bị lừa rồi ḿnh tất cũng không tin nữa.

50.
HAI NGƯỜI THÙ NHAU

Hai người thù nhau lần đó thế nào lại cùng đi một thuyền, một người ngồi đằng mũi, một người ngồi đằng lái. Chẳng may thuyền gặp băo sắp đắm. Người ngồi đằng lái hỏi người lái thuyền : “Nếu thuyền đắm th́ đằng nào ch́m trước?” Người lái đáp : “Thuyền đắm đằng mũi ch́m trước.” Người ấy mới nói rằng : “Ấy vậy th́ tôi c̣n được thấy kẻ thù của tôi chết trước”.

51.
CON LANG VÀ CON C̉

Có con lang ăn thịt loài vật khác hóc xương trong cổ họng mới rao rằng hễ ai chữa được sẽ có thưởng. Con c̣ bay đến, tḥ mỏ vào họng con lang cặp được cái xương ra. C̣ đ̣i thưởng, con lang nổi giận nghiến răng mà rằng : “Mày thử xem cả hoàn cầu có ai tḥ đầu vào miệng tao mà sống thoát được không? Như mày thế này là sướng như vua của tao rồi đó, c̣n đ̣i thưởng ǵ nữa?”.

Xem vậy th́ nếu ḿnh bày mẹo cho kẻ hung dữ chẳng khỏi về sau nó làm hại đến ḿnh, bởi những kẻ dă man như vậy th́ c̣n nghĩ ǵ đến phải trái nữa.

52.
DẠY CON

Có một người cha thấy lũ con đă lớn rồi mà chúng vẫn giữ thói tranh giành nhau, tuy ông đă nhiều lần khuyên răng mà chúng vẫn chứng nào tật ấy. Người cha bèn nghĩ cách lấy đồ vật làm tỉ dụ cho chúng bắt chước. Ông lấy mười chiếc đũa nhỏ buộc chặt lại rồi giao cho từng đứa con bảo thử bẻ. Các chú lần lượt ra tay mà bó đũa vẫn y nguyên không hề suy chuyển. Người cha lại cởi bó đũa ra, đưa mỗi đứa bẻ từng cái một, th́ đều gẫy cả. Lúc đó ông mới nhủ lũ con : “Nếu chúng bay biết đồng ḷng với nhau th́ cũng như bó đũa của ta, không ai làm ǵ được; nhược bằng mỗi đứa một bụng th́ cũng như từng chiếc đũa riêng rẽ ai bẻ cũng phải gẫy”.

Đũa ai bẻ được cả nắm? Hợp quần làm nên sức mạnh là vậy.

53.
CON CÁO VÀ CON DÊ

Có con cáo sa xuống giếng xâu không làm sao mà lên được, vừa lúc ấy có con dê khát nước tới trên bờ giếng. Con dê hỏi cáo nước suối có ngọt không. Con cáo cười nói là nước suối ngọt lắm, nên xuống mà uống. Con dê đương khát, chẳng kịp nghĩ ǵ, bèn nhảy ngay xuống, đến lúc khỏi khát mới được con cáo cho hay là cáo bị sa xuống đó không lên được. Hai con bàn nhau t́m cách thoát hiểm. Con cáo bèn bảo con dê hăy đứng hai chân trước lên từng gạch, cúi đầu xuống làm thang cho cáo lên trước, rồi cáo sẽ làm sau cho dê lên. Cáo lên được miệng giếng rồi, sung sướng lắm. Con dê th́ kêu rầm lên ở dưới giếng. Con cáo ḍm xuống mà bảo rằng : “Này con dê kia, mày thật già mà dại, sao mày không nghĩ sẵn đường lên rồi hăy xuống? Từ rầy có muốn uống nước giếng, hăy xem cho kỹ rồi hăy xuống.”

Người ta chơi với tiểu nhân th́ cũng bị hại lây như con dê vậy.

54.
GIÓ VÀ MẶT TRỜI

Ngày xưa khi muôn vật đều biết nói, Gió và Mặt-trời tranh luận nhau, v́ ai cũng cho rằng ḿnh khỏe hơn. Sau cùng họ quyết định thử sức. Họ thách nhau xem ai có thể khiến người đàn ông đang đi trên đường cởi bỏ chiếc áo choàng ra. Gió thử trước. Gió cố gắng thổi măi, thổi măi. Gió càng thổi mạnh, người khách bộ hành càng kéo sát tấm áo vào người cho đỡ lạnh. Sau cùng gió bỏ cuộc và bảo Mặt-trời thử. Mặt-trời mỉm cười và chiếu xuống những tia sáng ấm áp, người khách bộ hành cảm thấy dễ chịu lắm. Nhưng Mặt-trời chiếu mỗi lúc một gay gắt, người khách đổ mồ hôi, ông ta thấm mệt, ngồi nghỉ trên phiến đá và cởi chiếc áo choàng ném xuống đất.

Bạn thấy không, sự nhẹ-nhàng đă làm được những việc mà sức mạnh không làm được.

55.
CON CHÓ SÓI ĐỘI LỐT CỪU

Có một con chó sói đói quá mới đội lốt cừu đi theo đàn cừu. Trong bao nhiêu ngày nó đă giết và ăn thịt cừu khi đói bụng, v́ ngay người chăn cừu cũng không khám phá ra nó. Một hôm, sau khi người chăn cừu dồn hết cừu vào chuồng, mới bắt một con cừu làm thịt ăn, t́nh cờ người ấy bắt ngay con chó sói dưới lốt cừu đó làm thịt.

Quả thực rằng đội lốt người khác chẳng có ích lợi ǵ.

56.
CON SƯ TỬ VÀ CON CHUỘT

Một hôm con chuột vô t́nh chạy qua vuốt con sư-tử đang ngủ làm sư-tử thức giấc. Sư tử bực v́ bị quấy rầy, chộp lấy con chuột và định nuốt. Con chuột vội kêu van : “Xin ông làm ơn tha cho tôi, tôi xin suốt đời mang ơn, và không chừng tôi có thể giúp ông một ngày nào đó”. Nghĩ rằng một con vật bé nhỏ như vậy mà lại có ư định giúp ḿnh, con sư tử buồn cười mà tha cho con chuột. Một tuần sau, chuột nghe tiếng sư tử rống lên. Chuột t́m tới và thấy sư tử bị mắc lưới của người thợ săn. Nghĩ đến lời hứa hôm nọ, con chuột bèn gặm nát lưới và cứu được con sư tử. Sư tử bấy giờ mới thấy rằng những người bạn bé nhỏ có thể là những người bạn có công lớn.

57.
CON TRAI NGƯỜI CHĂN CỪU VÀ CON CHÓ SÓI

Con trai người chăn cừu là một thằng bé tinh quái. Nó thường giả bộ kêu lớn : “Chó sói, chó sói !” để đánh lừa người làng đổ xô ra, tay cầm gậy gộc giúp nó. Sau nhiều lần nó đánh lừa như vậy rồi cười lớn khoái trí, dân làng lấy làm tức bực. Một hôm chó sói tới bắt cừu của nó thật. Và thằng bé kêu cứu một cách vô vọng. Không ai thèm để ư tới nó cả và con chó sói mặc sức bắt cừu. Chừng đó thằng bé mới hiểu ra rằng những người nói dối không ai tin nữa, ngay cả khi nói đúng sự thực.

58.
CON CHUỘT TỈNH VÀ CON CHUỘT QUÊ

Con chuột quê rất sung sướng khi con chuột tỉnh, người bà con của nó, đă nhận lời mời ăn bữa cơm. Nó đăi chuột tỉnh những món ăn ngon nhất, như đậu khô, vụn bánh ḿ. Chuột tỉnh không thích những món ăn đó nên chỉ ăn chút đỉnh để giữ phép lịch sự. Sau bữa ăn, nó mới hỏi chuột quê : “Làm sao mà anh ăn nổi những món ăn này qua hết ngày này sang tháng khác? Chắc ở đây anh chưa được ăn món nào ngon hơn? Anh ra tỉnh với tôi nhé, tôi sẽ mời anh ăn những món thật ngon và chừng đó chắc anh sẽ chả muốn trở về đây nữa đâu.” Chuột quê không những tha lỗi cho chuột tỉnh đă chê bữa ăn, mà c̣n bằng ḷng đi theo chuột tỉnh ngay chiều hôm đó. Măi khuya họ mới tới nơi và chuột tỉnh đóng vai chủ, mời chuột quê vào pḥng ăn. Chuột tỉnh nói : “Anh mệt rồi, hăy ngồi nghỉ đây nhé, tôi sẽ đem thức ăn ngon ra anh xơi.” Rồi nó dọn ra hạt dẻ, chà-là, bánh trái cây. Chuột quê thấy món ăn ngon, muốn ở đó măi. Nhưng chưa kịp nói ǵ th́ nghe thấy một tiếng gầm ghê sợ và ngước nh́n lên nó thấy một con vật vĩ đại đang xông vào pḥng. Nó sợ đến gần mất trí khôn, vội nhảy xuống đất và chạy quưnh quanh pḥng t́m nơi ẩn nấp, may mà cũng kiếm được một chỗ an toàn. Nó đứng run-rẩy như vậy và quyết định sẽ trở về quê ngay. Nó tự nhủ : “Thà ăn cơm thường trong b́nh an c̣n hơn ăn sang mà nguy hiểm”.

59.
CON QUẠ VÀ CÁI B̀NH

Một con quạ đang khát nước, t́m măi không ra nước uống. Sau nó nh́n vào cái b́nh thấy có ít nước ở tận dưới đáy. Nh́n thấy nước lại càng khát, nó cố nghĩ cách làm sao uống được nước đó. Sau cùng nghĩ ra được một kế, nó bèn lấy sỏi thả vào b́nh, nước dâng lên dần tới mức nó tḥ mỏ vào và uống được nước. Uống xong, nó tự nhủ thầm : “Cứ từ từ mà nên chuyện đó.”

60.
CON CHÓ VÀ BÓNG NÓ.

Một con chó miệng tha miếng thịt, băng qua một ḍng nước dưới chân cầu. Chợt nh́n xuống nước và thấy bóng ḿnh, nó cứ tưởng là con chó khác đang tha miếng thịt lớn hơn. Nó bèn ngoạm lấy cái bóng miếng thịt ấy. Lúc vừa há mồm chực ngoạm th́ miếng thịt của nó rơi mất. V́ tham ăn mà thành xôi hỏng bỏng không.

61.
CON CHỒN VÀ CON QUẠ

Con chồn một hôm trông thấy con quạ mỏ cặp miếng phó-mát, mới định bụng cướp lấy. Nó bèn nói với quạ : “Chào bạn quạ, lông bạn đen bóng, trông đẹp và sang trọng làm sao! Bạn thật là loài chim đẹp. Chỉ đáng tiếc giọng bạn không được hay. Nếu giọng bạn mà hay nữa th́ bạn quả là Hoàng-hậu của loài chim.”

Con quạ hơi lấy làm phật ư khi thấy con chồn nghi ngờ giọng hót của ḿnh, bèn cất tiếng kêu. Thế là miếng phó-mát rơi xuống. Con chồn vồ lấy hét to lên rằng : “Tôi đă chiếm được món tôi thích và này tôi khuyên bạn nhé, xin đừng bao giờ tin những kẻ nịnh hót !”

62.
CON CHÓ TRONG MÁNG CỎ

Một con chó ích kỷ và ưa gắt-gỏng nằm nghỉ trong máng cỏ vào một buổi trưa nóng nực. Khi con ḅ ở ngoài đồng về, mệt-mỏi muốn ăn chút cỏ khô ở máng. Nhưng con chó sủa dữ nên ḅ không dám ăn. Con ḅ tự nhủ thầm : “Ngăn cản không cho người ta những cái người ta đang cần mà ḿnh không dùng được là điều ích kỷ bần tiện nhất.”

63.
CON QUẠ NHỎ VÀ BỘ LÔNG ĐI MƯỢN

Một con quạ nhỏ một hôm thấy mấy cái lông công. Muốn làm đẹp, nó mới cắm những lông công đó vào bộ lông của nó, rồi làm bộ điệu như con công. Nhưng những con công nhận ra ngay ra nó, đuổi nó ra khỏi đàn, và nhổ hết những lông công đi. Những con quạ khác thấy thế cũng ghét bỏ nó v́ chúng nghĩ : “Lông đẹp không làm cho chim đẹp, và hănh diện với bộ lông đi mượn th́ thật ngu xuẩn”.

64.

CON THỎ RỪNG VÀ CON RÙA


Con thỏ rừng một hôm khoe khoang rằng nó chạy nhanh như bay. Con rùa nghe thấy bèn nói : “Chúng ta thử chạy thi xem”. Con thỏ cười thầm và trả lời : “Được, nhưng chúng ta hăy cử anh chồn làm trọng tài.” Con chồn bằng ḷng và cuộc chạy đua bắt đầu. Con thỏ chạy, bỏ xa con rùa, và nghĩ rằng c̣n lâu rùa mới bắt kịp, nó bèn nằm ngủ. Nó tự nhủ : “Ta sẽ vượt rùa khi ta thức dậy.” Nhưng không may con thỏ ngủ quá giấc, đến khi tỉnh dậy ba chân bốn cẳng cũng không kịp v́ rùa đă tới đích rồi. Thỏ đă nhận được bài học : “Chậm mà chắc thường thắng cuộc”.

65.
CON NGỖNG VÀ NHỮNG QUẢ TRỨNG VÀNG

Ngày xưa có một người có một có một con ngỗng đẻ mỗi ngày một quả trứng vàng. Người đó mỗi ngày một thêm giàu nhưng vẫn muốn giàu mau hơn, muốn nắm trọn tài sản ngay tức khắc, bèn đem giết con ngỗng. Khi mổ bụng ngỗng ra th́ người đó chả thấy trứng vàng đâu. Lúc đó mới buồn rầu mà tự nhủ : “Ở đời cái ǵ cũng phải từ từ mới thành công được.”

66.
CON CHÂU CHẤU VÀ ĐÀN KIẾN

Vào một ngày đông có nắng, mấy con kiến mới đem những thức ăn dự trữ ra phơi. Con châu chấu đi qua thấy thèm lắm. Nó bèn xin kiến : “Các bạn cho tôi xin một ít đi, tôi đói lắm.” Mấy con kiến mới hỏi : “Thế cuối hè vừa qua, anh không trữ thức ăn cho mùa đông ư?”
Châu chấu trả lời : “Không, v́ tôi mải ca hát nhảy múa.”
Kiến nói : “Vậy th́ hăy ca múa mà sống đi. Ai mà chơi suốt ngày này qua tháng khác tất sẽ phải khổ.”

67.
CON CHIM SƠN CA VÀ ĐÀN CON

Con chim sơn-ca cùng đàn con ở trong một cái tổ giữa ruộng lúa chín. Một hôm khi trở về, nó thấy đàn con có vẻ xôn-xao lắm. Chúng thuật lại rằng chúng đă nghe thấy ông chủ ruộng lúa nói sẽ nhờ những người hàng xóm ra cắt lúa dùm, rồi chúng xui mẹ chúng dọn nhà đi. Chim mẹ bảo các con : “Các con đừng lo, nếu ông chủ phải nhờ đến hàng xóm th́ họ chưa tới gặt hôm nay đâu. Nhưng các con nên nghe kỹ lời ông ta nói mỗi khi ông ấy tới và nhớ thuật lại cho Mẹ nghe”.

Ngày hôm sau khi chim mẹ đi kiếm mồi, ông chủ trại lại tới và kêu lên : “Đám ruộng này phải gặt ngay mới được, ta sẽ nhờ bà con tới giúp ta gặt ngày mai.” Chim mẹ về, đàn chim con kể lại y như vậy. Chim mẹ liền nói : “Không sao, bà con của ông ta c̣n đang bận gặt lúa của họ, họ không tới đâu. Nhưng các con vẫn phải nghe xem ông ta nói ǵ, rồi kể lại cho Mẹ!”

Ngày thứ ba ông chủ trại ra ruộng, thấy lúa quá chín, mới quay sang nói với người con trai. “Thôi không thể chờ lâu được nữa, phải mướn thợ tối nay để mai họ ra gặt sớm.” Chim mẹ nghe thấy vậy, mới bảo lũ chim non : “Bây giờ th́ mẹ con ta phải đi, khi người ta đă quyết định làm lấy công việc, không chờ ai giúp nữa, là họ sẽ làm thật.”

68.
ĐEO CHUÔNG CHO MÈO

Lũ chuột rất bực ḿnh v́ con mèo, một hôm chúng tổ chức cuộc họp để cùng giải quyết vụ này. Trong buổi họp một con chuột nhắt mới đề nghị buộc một cái chuông vào cổ mèo để khi mèo tới chuột sẽ nghe thấy. Lời đề nghị được hoan nghênh nhiệt liệt. Nhưng một con chuột già đứng lên hỏi : “Hay đấy, nhưng ai là người dám nhận treo cái chuông vào cổ con mèo? “ Thấy chuột nào cũng tỏ vẻ sợ hăi, chuột già nói thêm “Ấy nói th́ dễ, chứ làm mới khó”.

69.
CON CHỒN VÀ CHÙM NHO

Một con chồn đang đói bụng, đi qua một vườn nho. Thấy những chùm nho mọng trên giàn cao, nó cố nhảy lên hái nhưng không tới. Sau cùng nó đành bỏ đi và nhủ thầm : “Ḿnh cũng chả thích ăn, v́ chắc nho đó c̣n chua lắm.”

70.
ÔNG CHỦ MÁY XAY, NGƯỜI CON TRAI VÀ CON LỪA

Ông chủ máy xay cùng người con trai dắt lừa ra chợ bán. Có mấy người đi qua, bảo họ là tội ǵ hai cha con cùng đi bộ khi một người có thể ngồi trên lưng lừa. Nghe thấy vậy người cha mới bảo con lên ngồi trên lưng và ông ta vui vẻ đi bộ theo sau.

Họ gặp ông già. Ông này mắng cậu con trai “Mày quân bất hiếu, ai lại ngồi trên lưng lừa, để cha già mày phải đi bộ!” Thằng bé xấu hổ quá, vội vàng nhảy xuống và để ba nó ngồi lên.

Đi được một quăng, họ gặp một người nữa, người đó kêu lên : “Cha ǵ mà ích kỷ, ngồi nghễu-nghện trên lưng lừa để đứa con nhỏ phải đi bộ!”. Nghe vậy, người cha mới nhắc đứa con lên ngồi chung, nghĩ rằng thế này chắc không c̣n ai nói ǵ được nữa.

Nhưng nào đă xong, họ gặp người kế tiếp và người này phê b́nh c̣n tàn tệ hơn nữa : “Thật đáng xấu hổ, ai lại hai cha con cùng ngồi trên lưng một con vật bé nhỏ như thế. Hai người nên khiêng con vật mới phải”.

Ông chủ máy xay và cậu con nản ḷng lắm nhưng vẫn muốn làm điều phải, nên cùng nhảy xuống buộc chân con lừa lại rồi khiêng con vật tới chợ. Khi họ ra tới tỉnh, cảnh đó khôi hài đến nỗi mọi người đổ xô lại cười la ầm-ĩ nghe ồn-ào, con lừa sợ quá, đá đứt dây, rồi chạy bừa xuống sông và bị chết đuối.

Ông chủ máy xay bực ḿnh hết sức, mới cùng con ra về. Ông ta nói với con :
”Cha con ta mất lừa, nhưng được một bài học là khi ta cố gắng làm vui ḷng mọi người, rốt cuộc ta chả làm vui ḷng được một ai ngay cả chính ta nữa.”

VI
NGỤ NGÔN PHÁP

Trước khi giới thiệu một số ngụ ngôn La Fontaine của Pháp, soạn giả muốn giới thiệu vài truyện đầu trích trong cuốn “Truyện Hồ Lang” do Nguyễn-văn-Vĩnh dịch tự cuốn “Roman de Renard” bởi nhân vật con Hồ (chồn, cáo) vốn là nhân vật quá quen thuộc trong những truyện ngụ ngôn Tây-phương, nhất là Pháp.

Trong bài tựa, Emile Vayrac viết về cuốn “Roman de renard” đại ư như sau :

Về đời trung cổ tại Pháp có “Sự tích con Hồ” (Roman de Renard). “Sự tích con Hồ” thoạt đầu được dân gian kể ra cốt cầu lấy vui chứ không có ư răn dạy ǵ cả. Rồi một mặt th́ các nhà văn-tự thừa những câu chuyện khẩu truyền trong dân gian mà sáng tác lại với đôi chút văn chương nhưng vẫn không có luân lư; mặt khác cũng vào hồi đó – có lẽ từ thế kỷ thứ XI – đă có những người hát vè rong (ménestrels), những kẻ tung dao múa rối (jongleurs) cũng đua nhau với các nhà văn-tự mà đặt thơ kể lại sự tích con Hồ. Rồi từ đất Pháp những truyện này lan ra khắp Aâu-châu.

Bản in Pháp văn trước nhất là bản Méon xuất hiện1.826 gồm 32 chi (branche), cộng thành 30.362 câu thơ. Sau có một bản phụ biên nữa của ông Chabaille (in tại Paris năm 1835) sao lục thêm được sáu chi gồm 1.570 câu nữa. Tuy nhiên có nhà khảo cứu phê b́nh chỉ nhận là có khoảng 25 hay 28 chi mà thôi v́ trong các sự tích đó có nhiều sự tích liên lạc với nhau có thể họp lại làm một được. Các sự tích cũng dài, vắn khác nhau; sự tích ngắn nhất 90 câu, sự tích dài nhất 3.438 câu (truyện Kiều chỉ có 3.256 câu). Mỗi sự tích có thể biệt lập.

Bộ Sự tích con Hồ của Pháp này là sự nghiệp chung của nhiều nhà sưu tập. Văn chương của bộ truyện không đều, chỗ th́ nét vẽ gọn-gàng hoạt động, lời đối thoại đậm-đà ư vị, chỗ th́ điệp từ điệp ư vụng-về kém điêu luyện nhưng vẫn giữ cái đặc sắc của phàm dân không ai mà bắt chước được và cái chủ điểm trong những sự tích đó là ở chỗ vui-vẻ, không lúc nào buồn. Những việc bất hạnh lạ-lùng, những thủ đoạn thâm độc của các vai chủ động trong truyện đều được tường thuật bằng giọng khiến người đọc chỉ thấy tức cười chứ không phải ngậm-ngùi thương-xót ai cả.

Thành ra độc giả cầm quyển sách đọc chỉ nghĩ đến việc vui cười chứ không nghĩ đến điều ǵ nữa hết.

Như trên đây đă nói, soạn giả chỉ giới thiệu mấy đoạn đầu của Truyện Hồ-lang. Truyện này do Emile Vayrac dịch tự cổ văn nước Pháp và Nguyễn-văn-Vĩnh dịch một cách rất thần t́nh thoát sang Việt văn, đăng trọn trong Tứ Dân Văn Uyển, số 8, tháng II, năm 1935.


Truyện Hồ Lang

71.
MẤY CÂU GIÁO ĐẦU TRUYỆN HỒ LANG TỪ DƯỚI BIỂN LÊN

Các ngài đă từng nghe qua,
Nhiều câu cổ tích người ta kể thường.
Ba-li bắt hiếp Hiên-nương,
Gây nên chinh chiến một phương địa cầu.
Tích-tăng ngân thụ có câu,
Nghe xem vui vẻ từ đầu đến đuôi.
Nào là chuyện ngược chuyện xuôi,
Chuyện con lang dữ, chuyện đuôi cáo dài.
Chuyện trong cho đến chuyện ngoài,
Duy có câu truyện thật dài Hồ Lang.
Kể như những nỗi hai chàng,
Thù nhau muôn kiếp ai nhường nhịn ai.
Đánh nhau vỡ sọ rách tai,
Cũng ṇi kiện tướng, cũng vai anh hùng.
Hai bên ư khí bất đồng,
Căi nhau ư-oẳng tranh hùng mấy phen.
Xem như câu truyện trước tiên.
Bởi đâu cừu địch liên miên mấy đời.
Muốn nghe tôi kể mà chơi,
Mới hay gốc ngọn nguyên lai thế nào.
Hồ lang là truyện làm sao,
Đọc qua Aâu-cúp ách nào vui hơn.
V́ Hồ nên lắm nguồn cơn,
Bởi chàng nham hiểm oán hờn gây nên.
Quyển vàng c̣n chữ đề trên,
Bao nhiêu tích lạ liên miên mấy hồi.
Ví dầu chưa đọc đến nơi,
Ai tin cho được những lời ba hoa.
Tưởng chừng say rượu nói ngoa,
Chứ đâu có truyện can qua lạ-lùng.
Sách c̣n in đó phải không ?
Mắt kia đọc chữ th́ ḷng phải tin.
Phải đâu là chuyện hăo-huyền
Sách đà có chữ th́ nên theo lời.
Không th́ chết tuyệt nói chơi !


72.
HỒ LANG TỪ DƯỚI BIỂN LÊN

Khi hai đức thuỷ tổ của loài người là ông A-Dong và bà Ê-Va, đă trái lệnh chúa Trời, bị ngài trừng phạt đuổi ra ngoài cơi Lạc Uyển. Chúa Trời làm ra như thế để cho mà biết cái giận của Ngài và cái ḷng chí công chí chính. Nhưng Chúa Trời tính vốn hiền từ, đày-đoạ hai ông bà Thuỷ tổ măi như thế không đành. Tội nghiệp thân thể trần-truồng như nhộng, ngày tháng dắt nhau đi lưu lạc trong một cơi khổ sở, nhọc xác t́m đủ bữa ăn nhiều khi phải để bụng c̣n đói. Mà nào có vậy thôi, phần th́ nhớ đến tội xưa c̣n hổ thẹn, phần th́ nhớ cảnh vui thú thuở trước ở trong cực lạc thế giới mỗi ngày là một ngày vui, bây giờ biết bao giờ lại thấy.

Chúa Trời thấy vậy cũng thương t́nh muốn ban cho một kế để tự ḿnh khéo ra lại thu được lại ít nhiều cái sướng cũ ? Chẳng may bà Ê-Va cũng v́ một nết ngây dại, lại một phen nữa làm sai hậu ư Chúa Trời và đổi cuộc thi ân mới cũng hoá ra đày đoạ. V́ nếu không phạm tội lần thứ hai này nữa, th́ có lẽ loài người ta lại được trở về cực lạc như xưa.

Một hôm trời vừa mưa, vừa lạnh, vừa u ám buồn tênh, ông A-Dong và bà Ê-Va ra ngồi bờ biển, có vẻ buồn bă, im hơi lặng tiếng, phần th́ đói rét cực khổ, phần th́ hối hận tiếc nhớ cảnh xưa. Bấy giờ đức Chúa Trời ngài mới hiện h́nh ra một ông cụ râu tóc bạc phơ, đến nơi an ủi. Ngài đưa cho A-Dong một cái roi bằng gỗ mà phán rằng :
- Này, mi cầm lấy roi này : khi cần dùng đến cái ǵ, th́ cứ đập lên mặt nước biển. Nhưng ta dặn, hễ mi muốn tránh khỏi tai vạ, th́ chớ hề có để cho con vợ mi nó đập.

Bà Thuỷ-tổ nhà ta, mới thoạt nghe lời dặn, đă thấy nóng tay muốn đập ngay một cái xem ra làm sao rồi. Chúa Trời vừa đi khỏi, bà đă băn khoăn nóng ruột, hơi thở thổn-thức, kéo A-Dong ra biển mà giục-giă liền :
- Oâng c̣n chờ chi nữa ? Đập đi, mau! Xem phép này biến ra quái lạ thế nào.
Oâng A-Dong từ từ đi ra, bước chân xuống nước, giơ roi ra đập một cái.

Tức th́ một con cừu cái nổi lên, be be đến chịn vào đùi ông thuỷ tổ làm cách chịu luỵ theo đ̣i. Oâng bèn bảo bà :
- Bà nó khá giữ con cừu này cho cẩn thận. Rồi nó sẽ cho ta sữa, mỡ sữa và bánh sữa, cùng mọi thứ bánh ngon làm bằng sữa.

Nhưng bà thủy-tổ nào có nghe lời ông, chỉ theo ư riêng ḿnh, vội-vàng dằng lấy cây roi, hăm hăm hở hở, đập luôn cái nữa xuống nước, ông A-Dong chưa kịp ngăn cản mà cũng chưa kịp hiểu sự xảy ra thế nào cả.

Tức th́ một con Lang từ dưới nước nhảy lên. Nó không đến bái hàng bà Ê-Va th́ chớ mà lại c̣n nhe răng mà trộ bà, rồi th́ nó nhảy xô định vồ luôn con cừu. Con này sợ hăi chạy ngay, con lang lại đuổi.

Bà thủy mẫu ta đă tưởng mất cừu, kêu khóc và nổi cơn khùng giận v́ không làm ǵ được. Nhưng ông A-Dong dằng ngày lấy cái roi rồi nhân cơn tức giận đập luôn một cái xuống nước.

Bấy giờ thấy từ dưới nước nổi lên một h́nh thù vật ǵ giống như con lang. Oâng A-Dong giật ḿnh, ngẩn mặt ra mà tự hỏi rằng : Chết chửa ! Chúa ban cho ta cái roi báu mà ta không biết giữ, hay là Chúa đă phù phép hại ta trong roi rồi đó.

Bà Ê-Va thấy ông ngơ-ngẩn phần th́ lấy làm chuyện buồn cười, phần th́ thoả bụng, đă cười nhạt mà rằng :
- Ô ḱa ! Tưởng là tài giỏi hơn ai ! Tưởng ông giận tôi lúc năy để làm ǵ, chẳng hoá để mà làm cũng như tôi, th́ giận làm ǵ !

Oâng A-Dong không cần phải trả lời đă có con vật mới hiện lên nó phân giải hộ. Th́ ra đó là con chó. Vừa hiện lên nó đă đuổi theo ngay con lang, vừa đánh vừa cắn đầu, nhay rách tai, và bắt phải nhả con cừu ra để ḿnh đem về cho chủ là ông A-Dong vậy.

Con lang xấu hổ về việc ăn cắp không nên, chạy một mạch vào rừng.

Con chó và con cừu th́ thung-dung mà trở lại với người, từ thuở ấy đến nay không bao giờ rời xa người nữa. Trong các loài vật không có loài nào có nghĩa hơn hai loài ấy.

Oâng A-Dong, một bên con chó, một bên con cừu, lấy làm toại chí, thề rằng từ rày không bao giờ đưa roi cho bà Ê-Va nữa. Nhưng bụng th́ tính như vậy, chứ nào có biết giữ kín thế nào cho bà thuỷ-mẫu chúng ta không bao giờ lấy được, hoặc nhân khi đi vắng, hoặc thừa khi ông ngủ.

Th́ ra cứ mỗi lần ông dùng đến roi phép th́ hoá ra một con vật có ích, dễ nuôi, dễ giữ. Phàm các loài lục súc là do từ đó.

Vậy mà mỗi khi bà lấy trộm được roi mà đập xuống nước biển, th́ lại nổi lên một con ác thú, hôi thối, hiểm độc, vừa hiện lên là đi theo ngay với con lang vào trong rừng.

Bao nhiêu con của ông A-Dong th́ thành vật chăn nuôi; bao nhiêu con của bà Ê-Va th́ thành ra ác thú ở trong rừng rợ.

Trong bọn vật rừng đó th́ có con chó Sói, tức là thuỷ tổ của giống Hồ, là giống khôn ngoan mưu mẹo hơn cả trong các loài vật. Những thủ-đoạn man trá kỳ khôi của nó rồi sẽ kể ra trong sách này vậy.

73.
GIỚI THIỆU BỐN VAI CHỦ ĐỘNG

Lang công tức là con chó rừng. Hồ công tức là gă chó Sói. Hai chàng cùng một tính nết, cùng ưa những miếng thịt-thà, cùng một cách ăn ở. Ngoại giả nghề đi ăn trộm ăn cướp, không c̣n biết nghề ǵ.

Bởi vậy mà chơi thân với nhau lâu lắm. Tuy thật t́nh không cùng giống cùng ṇi mà có khi vẫn cùng nhau nhận họ. Lang thường gọi Hồ : “Cháu tráng kiện của ta.” Hồ lại gọi Lang : “Bác thân yêu của cháu.” Trước mặt bao giờ nó cũng khiêm nhường kính trọng. Trong cách đối đáp với nhau, th́ Hồ làm ra cách yêu mến Lang thật sự, có ư mua chuộc lấy ḷng tin, ḷng thương của bác.

Lang công th́ là một vị quyền thế, hùng dũng, can đảm, nhưng phải đều trí khôn hơi kém, mà phân khả phủ không được mau. Tính khí th́ dễ-dàng mà thành thực. Trong cái dữ ác, trong cách tham ăn, vẫn có vẻ thật-thà ngây-dại.

Hồ th́ trái hẳn, vừa yếu đuối vừa hèn nhát, nhưng được cái trí khôn quỷ quái tinh ma, thích riêng một việc lừa đảo. Phản trắc, nham độc, sẵn ḷng tàn nhẫn nhưng trước hết là trí trá, ham thích ở sự lừa gạt. Cái óc luôn luôn trù tính những mưu gian kế hiểm, có khi không cần đến mưu kế mà cũng nghĩ mưu kế, thật là một cái sở thích trái ngược, ngay cả đối với bạn cũng thi mưu kế phản trắc mà chơi. Chưa từng bao giờ ai có bắt được nó nói thật. Gián hoặc có khi nó đến nước nói thật, th́ chớ tưởng là nó vô ư đâu. Đó cũng là một mưu của nó, nói thật cho người ta tin một lần để lần sau mà dễ nói dối.

Lang bà là vợ Lang công; và Hồ bà là vợ Hồ công, thật là hai tay phụ nữ xứng đáng với hai đức lang quân ấy lắm. Vả lại giống nhau như thể chị em cùng cha cùng mẹ vậy. Một mụ th́ là tính mèo hay giả dối vồn-vă, bàn tay êm như nhung tơ mà trong có móng nhọn. Một mụ th́ tính mọt ở đâu cũng gặm cũng đục ngầm cho mục nát lúc nào không ai hay biết. Một cô th́ dối trá, một cô th́ điêu chác; một cô hay ăn cắp, một cô hay gian tham; một cô th́ phàm ăn, một cô th́ tục nuốt; một cô th́ lẳng-lơ, một cô th́ đĩ tính; chẳng cô nào thua cô nào nết ǵ; hai cô theo nhau chầm-chập. Giả sử ai mà phải chấm xem cô nào ăn giải nhất th́ thật là khó nghĩ.

Bốn vai chủ động này thật là một hội một bè, tương đăng tương xứng, khó ḷng mà t́m thấy một vai thứ năm nữa để vào chọi cho đang.

Hồ sinh lừa bác thân yêu nhiều quá, đến nỗi lâu ngày bác dẫu xuẩn ngốc cũng phải biết. Bởi vậy mà cái t́nh thân ái cũ về sau đă biến đổi ra một cuộc chiến đấu, một cuộc chiến đấu liên-miên không lúc nào ngơi, không lúc nào hoăn : thật là một cuộc tranh đấu của trí khôn lấy mưu kế làm khí giới mà chống cự với sức mạnh và can đảm.

74.
HỒ ĂN TRỘM ĐÙI HEO CỦA LANG THẾ NÀO

Lang chồng, Lang vợ với lũ Lang con vừa thời xong bữa sớm. Mâm cơm thật là xứng với khách ăn, món trân cam đă lắm, cỗ lại đầy. Các ngài đă xơi hết một con chiên. Lang bà khéo lắm, vừa bớt lại được đôi bầu dục với cỗ lá lách tính để dành đến sớm hôm sau cho Lang ông lót dạ. Khi nào trong hang đủ lương thực, th́ chủ ông vẫn quen điểm tâm như thế rồi ngài mới đi kiếm chác.

Người ta thường nói no cơm ấm cật mới dửng hồng mao, khi ấy cả nhà Lang có vẻ hoan-lạc lắm.

Bỗng có ai gơ cửa, Lang ông lẩm-bẩm rằng :
- Chẳng hay đứa phải gió nào đến quấy ta giữa lúc nghỉ trưa thế vậy! Mà hôm nay lại là ngày rất bơ giấc ngủ trưa.

Tuy nhiên ông cũng nhăn nhó mà đi ra lối cửa. Vừa hậm-hực, vừa làu-nhàu, Lang ta đành mở cửa xem ai. Đương tức giận hóa ra mừng rỡ. Th́ ra chú Hồ ! Tội nghiệp chú Hồ đi chẳng vững, củ-rủ cù-rù, lông th́ xù xù bẩn-thỉu, ḿnh mẩy đầy những mụn nhọt, hai mắt lừ đừ, hai tai cụp xuống. Ông hỏi :
- Cháu làm sao thế vậy? Lử-khử lừ-khừ, khiến cho bác mất cả cuộc vui khi nh́n thấy cháu.
- Bác ơi ! Cháu đau, cháu đau nặng.
- Hôm nay cháu đă ăn sáng chưa?
- Thưa chưa, mà cháu cũng không đói. Hai hôm nay cháu chưa ăn ǵ
- Bà Lang đâu, dậy đi, mau mau dọn ra cho cháu quư của ta đôi bầu dục và cỗ lá lách bà tính để dành cho tôi ăn lót dạ sáng mai. Bà khéo chân, khéo tay hết sức nghe. Phải cố làm sao cho thằng bé tỉnh-táo trở lại mà ăn cho ngon.
- Xin bác chớ phiền ḷng ! Cháu cám ơn bác ! Cháu không đói. Lá lách cháu không muốn, bầu dục cũng không.

Lạ một điều, là Hồ ta nói thế cũng chẳng là nói mê. Đói th́ đói thật v́ đă hai hôm chửa được ăn ǵ. Hai ngày ṛng-ră, nó đă đi lùng đi săn khắp xứ mà chửa được món ǵ vào miệng. Dĩ chí không biết là nhọc mệt hay đói bụng nhiều.

Vậy mà nói thế là thật. Lá lách cũng không thèm mà bầu dục cũng không muốn. Cái tham ăn của nó bây giờ trú ở nơi khác. Số là khi nó ngẩng đầu lên, nó đă trộm nh́n thấy ba chiếc đùi heo to tướng treo lủng-lẳng trên xà nhà th́ bụng những muốn được đùi heo mà nhắm. Hồ ta nghĩ : lá lách ra ǵ ! bầu dục mà ra ǵ ! một miếng đùi heo bằng một trăm bộ lá lách, trăm bộ bầu dục. Ta đây nào có quen những đồ dư món ế. Ta không thèm những của thừa-thăi lặt-vặt.

Lang bà vốn có ḷng thương cháu Hồ, vội vă sửa sang đôi bầu dục và cỗ lá lách đem ra. Hồ ta tuy thoái thác tận từ, nhưng cũng lẩm vậy. Nhưng trong khi hàm nhai răng gặm, th́ hai con mắt chẳng bận việc ǵ đưa lên nh́n trộm mấy cái đùi heo to tướng. Cái thèm như lửa đun, như gió thổi băn-hoăn ở trong dạ khác nào một con ác thú trong cũi.

Măi về sau, không thể sao cầm ḷng cho được, Hồ ta mới tảng lờ vừa ngó thấy, nhoẻn miệng cười mà tự nhủ rằng :
- Ai mà điên rồ lại để các anh ở đây ! Các anh nay đẹp như kia, ở sao được chốn nguy hiểm !

Rồi nó mới nói với bác nó :

Thật là gọi quỉ trêu ma,
Bác tôi sao khéo rơ mà hớ-hênh !
Biết bao hàng xóm láng giềng,
Đùi heo lủng-lẳng chẳng kiêng kẻ thèm.
Ai mà lại chẳng ṭm tem,
Người ta phỗng mất mà đem đi đời.
Khôn hồn giấu biến đi thôi,
Ai có hỏi đến mất rồi nói phăng.

Vả lại ngộ ai trong họ hàng thân thuộc, thấy ngon xin một vài miếng, th́ hai bác nỡ nào từ chối chẳng cho.

Lang ông nói :
- Ai có thèm th́ lấy mắt mà ăn cho đă, bất cứ là ai, nghe.
- Bác ơi, bác vốn là người tốt bụng, cháu đă biết bác. Bác nói vậy chứ mà ai đă xin, bác nào từ chối không cho. Chi bằng đừng để có cơ nguy hiểm đó cho mấy chiếc đùi heo của bác.
- Thôi cháu để yên, để yên, đừng lo sợ chi cho bác.

Dầu ta có cháu có em
Nom thấy có thèm nuốt dăi cho qua.
Dẫu nó có mẹ có cha,
Vợ con rỏ dăi cũng là không thương.

- Cháu nghe lời bác nói, th́ tưởng chừng bác là người cay nghiệt vô t́nh. Nhưng cháu đây th́ đă biết bác không phải người như thế. Bác là người chia cơm xẻ áo với anh em, với chúng bạn. Miếng ăn đâu đă vào miệng bác cũng có thể lè ra mà cho đi được. Nhịn miệng thết khách chính là bác. Th́ c̣n phải nói xa-xôi ǵ nữa. Vừa mới rồi đây bác đă v́ cháu mà nhịn bữa lót dạ sáng mai. Đă chắc đâu sáng mai bác có món ăn khác. Biết đâu lại chẳng phải bụng rỗng mà đi kiếm mồi. Âu là bác nên tin cháu. Ai hỏi đùi heo đâu th́ bác cứ nói rằng kẻ trộm lấy rồi. Rồi th́ đem giấu một nơi kín đáo một ḿnh ḿnh biết mà thôi, khi nào muốn ăn th́ đi đến đó mà ăn. Thôi nhưng tùy ư bác. Bác khôn ngoan hơn thằng Hồ ngây dại này.

Nói đoạn từ giă bá phụ thân yêu và bá mẫu, rồi th́ đi. Đi không xa, vào núp trong một bụi cây gần đó. Yên chỗ nằm rồi th́ nó thư nhàn mà tiêu các bữa cơm trưa bác nó vừa cho ăn giữa lúc đương đói vậy. Nhưng không ngủ được. Nào cái thèm thuồng, nào cái ngon trước làm nó xểu răi, khiến cho suốt ngày hôm ấy Hồ không ngủ.

Khi trời đă tối mịt, nó mới ở bụi chui ra, thủng-thẳng đi bước một, sẽ rón-rén chân mà lân-la cho đến cửa nhà Lang, ghé mắt nh́n vào lỗ th́a khóa th́ thấy trong nhà đèn lửa đă tắt sạch, ai nấy ngủ kỹ, ngáy khè.

Nó bèn nhẹ-nhàng mà nhảy tót lên mái nhà. Khẽ vạch lá tranh ở ngay chỗ đùi heo lên, rồi khéo nâng, khéo hứng, khéo ngậm hơi thở, dẻo tay như một người khán hộ khẽ nhấc một người thương đau, mà kéo ba chiếc đùi heo ra ngoài, xách thẳng về hang nó ở.

Cả một nhà bữa ấy vui vẻ? Hồ chồng, Hồ vợ, một lũ Hồ con, hôm ấy no bụng. Cái nỗi sung-sướng không sao kể siết. Ăn no chán mà hăy c̣n thừa. Miếng nào không thể ăn được nữa, th́ đem dấu dưới ổ rơm.

Sớm tinh sương Lang ông thức giấc, ngước mắt nh́n lên mái nhà thủng thấy trời, đùi heo th́ đâu mất sạch, bèn gọi vợ mà rằng :
- Mẹ Lang nó ơi, chúng ta bị miếng đau rồi !

Lang bà cũng vùng trở dậy, hốt-hoảng khác nào ma bắt. Ḿnh mẩy trần truồng, đầu tóc rũ-rượi, mụ chạy khắp nhà, xô đẩy đồ đạc đổ lổng-chổng xéo cả lên con, thật là một con mẹ dại. Mụ kêu :
- Đứa nào xỏ chúng ta miếng này được đây?

Vợ chồng không c̣n ngờ cho ai được nữa, chỉ việc tức giận, rú lên như bị ma hành h́nh dưới thập điện. Xuưt nữa th́ uất quá đâm cuồng cắn xé lẫn nhau. Lũ lang con, không hiểu chuyện ǵ, chỉ nghe trong nhà có nạn lớn, cũng đồng thanh kêu khóc inh-ỏi.

Đương om-x̣m như thế th́ Hồ ta vui vẻ tiến vào.
- Bác ơi, cái ǵ thế bác? Sao mà than khóc cả nhà? Hay là có tang cha, tang mẹ, chết con, chết em chi đó?
- Cháu ơi nhà ta như thế, không phải là không có cớ. Đùi heo mất rồi, mất nhẫn cả ba. Bác đau ḷng khôn xiết, tức giận vô cùng. Ví bằng bác bắt được đứa nào ăn trộm th́ bác xé nhỏ nó ra. Cha mẹ con chó !

Hồ ta ngẩng đầu lên, tảng lờ mới nom thấy đùi heo đă mất. Rồi th́ cười mà rằng :

- Bác tôi, rơ khéo ! Nói vậy mới thật là khôn. Ừ mà phải. Cứ nói toang lên rằng mất trộm th́ rồi không ai nghĩ đến ăn trộm, mà cũng không ai đến gạ xin bác nữa.
- Tội nghiệp nào phải là ta nói hăo. Thật sự mất rồi.
- Bác ơi cháu nghe bác nói, thật lại mừng ḷng ! Cháu sướng lắm, cháu bằng ḷng lắm, bác.
- Cháu ta thật là quái lạ !
- Có lạ ǵ, thưa bác. Như vậy là cháu có ḷng hiếu thảo. Cháu được người bác cao sang, cùng cháu hằng vẫn lấy bụng hải hà tư cấp. Nay thấy bác khôn ngoan trong việc giữ của, trách nào cháu chẳng mừng ḷng.
Hôm nay cháu sang thăm bác, chính là để tạ ân bác. Hôm qua cháu đă nhờ bác mà qua khỏi bệnh. Bệnh cháu khỏi là nhờ cách ân cần săn nom của bác hơn là bởi cái bữa ăn lót dạ mà bác đă nhịn miệng để cho cháu. Ở đời được có người thân thật t́nh âu yếm vẫn la ụha.ũ
Cháu đă nhờ bác mà qua được cơn thất vọng. Cả đêm hôm qua cháu nghĩ đến hoài. Khi cháu lại đây, cháu c̣n đang tính không biết lấy cách ǵ mà gọi là báo đáp một đôi phần. Bây giờ th́ cháu nghe như đă báo ơn bác được chút đỉnh rồi, v́ bác đă nghe lời cháu mách.
Người ta thường nói, một lời khuyên nhủ có ích, cũng ngang với một việc thi ân. Cháu chẳng dám xấc, cũng tưởng rằng cái câu mà cháu khuyên bác chiều hôm qua là về hạng đó. Cháu nghĩ rằng cháu đă giúp hầu bác một việc, một việc nhỏ mọn vậy. Ở đời làm được nên điều ǵ có ích cho ai, trả được ân người, hoặc nhẹ được đôi ba phần nợ ân, cũng là phỉ chí. Phàm người đă sinh ra làm người quân tử, phải biết gánh nợ ân là nặng, nhẹ được chút nào thảnh thơi chút ấy …
- Cháu ơi, xin cháu bác chớ nặng lời ! Đùi heo của bác quả thị quân gian đă lấy mất.
- Phải, phải, thưa bác. Nói vậy là trúng môn rồi. Kẻ kêu đau thường là không đau đâu cả. Cháu đă biết đùi heo bác giấu kín rồi, giấu cho bạn bè, giấu cho thân thích.
- Thằng này hay chửa ! Mày xỏ tao đă xong chưa? Tao nói vậy mà chưa tin là thật ư?
- Vâng, xin bác cứ vậy mà nói. Bác nói một cách hùng-hồng, ai mà chẳng phải tin.

Lang bà lúc ấy không thể nhịn được, căi góp :
- Cháu Hồ thật là mê-mẩn ! Cháu lại không nh́n cái lỗ to tướng kẻ trộm đă chọc ở trên mái nhà kia ư?
- Vâng ! Cháu lạ ǵ hai bác cùng khôn khéo đa mưu. Ừ mà cháu xem lỗ thủng thật là khéo bắt chước. Ai cũng phải tin là tay kẻ trộm. Vậy mới biết hai bác theo lời cháu một cách khôn ngoan. Nhưng hai bác cũng đă quá tay đôi chút. Giả sử hai bác chọc thủng mái nhà nhẹ tay một tí th́ hơn. Như thế kia giọi lại mái nhà khá đắt. Cần ǵ phải làm sạt nửa mái nhà mới khiến cho người ta tưởng ba cái đùi heo đă chui qua đó.

Lang ông gầm gừ mà rằng :
- Lại chẳng qua đó th́ qua đâu ! Quân trộm cắp khốn nạn ! Giả sử ta báo thù được nó th́ tức này mới nguôi đi được.
- Bác ta thật là diệu biện ! Nói như vậy mới là nói chứ.
- Này cháu Hồ ! Lúc này không phải lúc ta muốn cười đâu. Nếu mày cứ khăng khăng một niềm không tin ta nói thật, th́ ta phát giận đây.
- Thưa bác xin bác đừng giận làm ǵ uổng công bác ạ. Vô ích ! Sự thật cháu đă biết rồi.Vậy th́ xin bác yên tâm ! Chớ lo ngại chi cả ! Không khi nào cháu lại có phản bác. Cháu cũng như hết thảy mọi người, cũng xin tin rằng ba cái đùi heo của bác bị trộm lấy mất. Thôi th́ cháu lạy hai bác, cháu xin về. Vậy là may cho hai bác. Khi nào hai bác sơi đùi heo mà thấy ngon miệng, th́ xin hai bác nhớ cho rằng cũng có chút công của cháu.

Đó mới là thủ đoạn mới ra đời của Hồ nhi. Từ thuở ấy đến giờ, nó đă học biết bao nhiêu mưu khôn thuật khéo nữa. Cho nên nó c̣n xỏ được nhiều miếng cay độc cho bác Lang nó và cho kẻ khác.

 

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17