Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

TUYỂN TẬP VĂN CHƯƠNG NHI ĐỒNG - 2A
 
Trang 1A  1B  1C  1D   1E   1F   1G   1H   1I   1J   1K

Trang  2a  2b  2c  3a  3b  3c

 Trang  4a  4b  4c  4d  5a  5b  5c  5d 


 
QUYỂN HAI  

NGỤ NGÔN

DOĂN QUỐC SỸ
Sưu tập
 

 
Ảnh chụp Doăn Quốc Sỹ tại khung trời Tây Âu

 

LUẬN VỀ THỂ NGỤ NGÔN

Chúng ta hăy tuần tự xét ba vấn đề sau đây về thể ngụ ngôn :
- Nguồn gốc thể ngụ ngôn Đông Tây
- Vấn đề chính danh
- Tác dụng của thể ngụ ngôn

I.
NGUỒN GỐC THỂ NGỤ NGÔN ĐÔNG TÂY

Nói về thơ ngụ ngôn ta thường nghĩ ngay đến Esope, La Fontaine của Tây phương và thâm tâm thường như có khuynh hướng chấp nhận ngay thủy tổ thể thơ ngụ ngôn là Esope. Song le trước khi sang vấn đề chính danh, nếu ta quan niệm ngụ-ngôn theo nghĩa thật rộng, thi bài ngụ ngôn cổ nhất c̣n truyền lại tới ngày nay lại là của Trung-hoa. Vậy cho hợp lư chúng ta phải nói về ngụ ngôn Đông phương đă, sau đó hăy xét sang Tây-phương.

A. NGỤ NGÔN ĐÔNG PHƯƠNG

Chúng ta tuần tự xét từ Trung-Hoa qua Ấn-Độ rồi nước Việt nhà.

1. Ngụ ngôn Trung-Hoa

Theo Nguyễn Trọng Thuật trong một bài báo đăng trong Nam-Phong tạp chí của ông th́ lối văn ngụ ngôn trong văn học sử thế giới có lẽ là có sớm nhất ở Trung Quốc, đó là bài thơ “Quạ Kia” của Ông Châu-công trước Tây lịch ước hơn một ngàn năm.

Nguyên vua Vũ-Vương là anh ông Châu-Công đánh bại vua Trụ lấy được thiên hạ của nhà Thương, rồi thương t́nh phong cho con của vua Trụ là Vũ-Canh ở một xứ nhỏ và cho hai em là Quản-Thúc và Sái-Thúc đến giám đốc. Ít lâu sau Vũ-vương chết, con là Thành-vương c̣n nhỏ lên nối ngôi, Châu-Công làm Thủ-tướng. (Chính ông là người đă thay mặt Trung-quốc tiếp đăi lần đầu sứ thần nước ta). Thấy Vũ Vương mất rồi, Quản-thúc với Sái-thúc bèn mượn tiếng Vũ-Canh dấy lên làm phản, phao ngôn đi rằng : “Châu-Công muốn lợi dụng thằng bé con”. Châu-Công phải đi đánh giết được Quản-Thúc và Vũ-Canh mà xem ư Thành-vương cũng c̣n chưa tin bụng ḿnh mới làm ra bài thơ “Quạ Kia” đưa về cho Thành-vương để tỏ ḷng ưu quân ái quốc của ḿnh, mượn lời con chim mẹ bảo con quạ
“Mày đă bắt mất con tao, mày đừng phá nhà tao nữa”. Chim mẹ ví vào Ông, con quạ ví Vũ-Canh, chim con bị giết ví Quản Thúc, tổ chim ví quốc gia nhà Châu.

Bản dịch toàn bài “Quạ Kia” như sau (bản dịch cũng của Nguyễn Trọng Thuật).

Quạ kia đă bắt con ta,
Thôi đừng phá hủy cửa nhà ta chi.
Biết bao bú mớm bù tŕ,
Thương con ai cũng ḷng kia khác nào.

Hôm nay trời chửa mưa dầm
Bẻ cành dâu để ta khuân về nhà
Khuân về chằng buộc nhà ta,
Dưới kia ai dám lân-la nḥm hành.

Ta đi tha rác mọi nơi,
Ta đi t́m kiếm lấy mồi chắt-chiu,
Chân nam đá với chân chiêu,
Miệng khô v́ nỗi dùm kiu cửa nhà,

Ta kêu réo rắt gần xa,
Đuôi ta cụp lại cánh ta xập x̣e.
V́ chưng gió lật mưa đè,
Cửa nhà lay chuyển chỉn e ră rời.

Xuống đến đời Đông Châu, nghĩa là từ Xuân Thu đến Chiến-Quốc, hơn bốn trăm năm thời cục xoay dần ra cái thế liệt quốc cạnh tranh, học thuật tự-do, tư tưởng tự do, ngôn luận tự do, nhân đó triết học, văn học phát triển mạnh, các phái học giả đua nhau nào lập thuyết, nào du thuyết để răn khuyên người đời, do đó lối văn ngụ ngôn càng phồn thịnh dữ, mà Trang tử và Mạnh tử là hai kiện tướng lừng danh về loại văn này.

Từ đời Tần trở về sau lối văn ngụ ngôn có sút kém.

2. Ngụ-ngôn Ấn-Độ :

Trong kinh-sách Phật-giáo vẫn theo lời Nguyễn Trọng Thuật – th́ những bài dụ (ngụ-ngôn) là để dễ bề cảm hóa đám chúng sinh b́nh dân, tŕnh độ trí thức kém. Song những bài dụ đó thiên về tư tưởng xuất thế, khác hẳn với tư tưởng gần nhân sinh xă-hội của loại ngụ ngôn khác. Tỷ như câu chuyện dụ-ngôn về người đời :

“Có một người bị bốn con cuồng tượng đuổi chạy đến cái hố sâu vô để, miệng hố có cái dây leo tḥng xuống. Người ấy bám dây lần xuống, đến nửa chừng, trông xuống th́ thấy những giống độc ác, trông lên th́ thấy có hai con chuột đến gặm cái dây.” Người ấy chỉ về người đời, bốn con cuồng tượng ví bốn cái nghiệp nó khu bách người ta, cái dây ví với đời người; hai con chuột gặm ví ngày tháng ṃn mỏi, dưới hố ví nơi sa đọa. Nghĩ đến đời người như thế c̣n có thú ǵ mà không tu hành giải thoát

Thật ra không phải chỉ về sau trong kinh sách nhà Phật mới có những dụ ngôn (như tập Jataka kể lại những chuyện tự hằng hà sa số kiếp tái sinh của Đức Phật), mà ngay sinh thời đức Thích-ca, Ngài cũng vẫn thường dẫn những chuyện về muông thú cỏ cây để các tín đồ dễ hiểu những lời thuyết giáo của Ngài.

Nhưng có lẽ nguồn gốc ngụ ngôn cổ nhất của Ấn-độ phải kể tới thập cổ thư viết bằng chữ Phạn Panchatantra (Ngũ Thư). Những truyện ngụ ngôn trong tập cổ thư này thường rất dài, mắc míu đan dệt truyện nọ vào với truyện kia như kiểu những truyện trong “Ngàn Một Đêm Lẻ”. C̣n nội dung cũng mang đậm màu sắc một lời khuyên hiền triết hơn là cái nh́n dí dỏm về nhân sinh.

Cũng những ngụ ngôn trong Panchatantra, bản dịch sang tiếng Ả-rập mang nhan đề là : “Ngụ ngôn của Pidpai”. Chính Pidpai được coi như ông tổ của thể ngụ ngôn Ấn-độ, nhưng tiểu sử của ông rất mờ mịt, chẳng biết ông sống vào thời nào và ở nơi nào tại Ấn-độ. Người ta chỉ biết ông là một nhà tu hành và đă từng làm pḥ tá vua Dabchélim (?)

3. Ngụ-ngôn Việt Nam :

Vẫn cùng một bài báo đăng trên Nam-phong tạp chí kể trên, ông Nguyễn Trọng Thuật đă có công nghiên cứu khá đầy đủ về thể ngụ ngôn của nước Việt nhà.

Văn ngụ ngôn Việt-Nam ta có đủ hai thể văn vần và văn xuôi và hai thứ chữ Hán ngữ và Việt ngữ. Thể văn này xem chừng như có từ đời Trần Mạt mà thịnh hành ở thời văn học thịnh đạt của nhà Hậu-Lê.

a. Về Hán ngữ :

Những chuyện bằng Hán ngữ đề là tản văn cả, như truyện “Con Long với con Hổ” tả hai con thi sức khoe tài rồi đối đáp với nhau, thúc kết th́ bên con Long là nhân, mà bỉ con Hổ là bạo (khuyết danh).

Truyện “Cóc Đi Thi” của Lê quư Đôn, tương truyền tác giả định bỉ một ông quan nào đó trong triều mà làm ra. Truyện hài hước đại ư nói cóc theo loài thủy tộc lên cửa Long-môn thi, Long-vương thấy lạ hỏi : “Cái quái vật ǵ mà bụng to da kệch thế này?” Rồi đạp cổ cóc xuống.

Ba truyện sau đây đều khuyết danh như truyện “Con Long Với Con Hổ” trên.

“Truyện Con Gà, Con Mèo và Con Chó” ư là cho văn cũng không kém ǵ vũ nên nói : Mèo kể công bắt chuột th́ chó kể công giữ trộm, gà kể công dậy sớm đánh thức con nhà chủ để dùi mài kinh sử cho thành tài.

“Truyện Súc-Vật Hội-Nghị” có ư trừng giới kẻ lười, lược rằng : Trâu hội cả gà, chó, mèo và lợn lại mà bảo : “Anh gà kia thức thời th́ cho chiêm nghiệm thời tiết; chú chó kia mạnh bạo th́ cho giữ nhà; chú mèo nọ tài bắt chuột th́ cho giữ thóc; c̣n tên lợn này ăn no ngủ kỹ th́ chờ cho béo tốt rồi ăn thịt.” Lợn kháng nghị không chịu. Trâu rằng : “Biết sớm muộn, mi không bằng gà; giữ kho, không bằng mèo; coi trộm, không bằng chó, lại ăn hại như thế không mổ để làm ǵ?” Lợn hỏi lại : “Thế c̣n ông th́ sao?” Trâu nói : “Ta hết sức cầy ruộng để nuôi chúng bay!”

C̣n “Truyện Con Ve và Con Ruồi Tranh Luận” th́ cực tả con ve là bậc thanh cao mà con ruồi là kẻ tham ô.

b. Về Việt ngữ:

Thoạt hăy nh́n vào một số bài ca dao có dáng dấp ngụ-ngôn :

ở Con gà cục tác “lá chanh”
Con lợn ủn ỉn “mua hành cho tôi.”
Con chó khóc đứng khóc ngồi,
”Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.”

Lá chanh chuyển để ăn với thịt gà luộc, hành chuyên để sào nấu với thịt lợn và riềng để nấu với thịt chó. Th́ ra đời chỉ toàn đ̣i lấy cái chết.

ở Con mè mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.

Th́ ra kẻ hèn th́ cúc cung mong được phụng sự kẻ mạnh mà kẻ mạnh vẫn ŕnh bắt chứ có tha đâu.

ở Con c̣ mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có ḷng nào ông sẽ sáo măng.
Có sáo th́ sáo nước trong
Đừng sáo nước đục đau ḷng c̣ con.

Ư tả cái ḷng không dám quên ai tế độ; nhưng giả sử vào trường hợp bị ngờ mà phải chết, th́ cũng xin cho chết một cách trong sạch để khỏi đau ḷng.

C̣n một bài nữa nói về vợ chồng chim chích nhưng ngụ tả t́nh trạng gia đ́nh kẻ b́nh dân. Bài này dài, lược chuyện như sau : “Vợ chồng chim chích nở được bốn con. Chồng dặn vợ ở nhà nuôi con, chồng đi kiếm mồi. Sau vợ thương chồng vất vả đ̣i đi kiếm thay, không ngờ lạ thung lạ thổ, suốt ngày không được ǵ. Tới lúc trời nhá nhem tối, thấy trong cái hoa sen con nhện bèn nhẩy vào. Không may hoa sen cụp lại bị giam cả đêm, măi đến sớm hôm sau mới về. Chồng ngờ là say đắm hoa nguyệt, vợ chim chích phải giăi bày :

Tôi mà phụ dăy chồng con
Th́ xin lên đỉnn núi non tôi thề

Ông Hoa Bằng Hoàng-Thúc-Trâm trong một bài đăng trên tạp chí Tri-tân cũng coi ca dao là tị-tổ của lối văn ngụ ngôn, ngoài hai bài “Con gà cục tác lá chanh” và “Con Mèo mày trèo cây cau”, ông c̣n dẫn chứng một bài khác :

Con c̣ chết rũ trên cây
C̣ con mở sách xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la-đà
Chim ri ríu-rít ḅ ra chia phần.

Ư tả cái phong tục hủ lậu nơi dân gian. Ở đây tác giả vô danh của ngụ-ngôn Việt-Nam chỉ dùng ng̣i bút tả chân khiến độc giả tự kết luận lấy

Cũng gần với ư coi ca dao có liên hệ mật thiết tới nguồn gốc ngụ ngôn, Nguyễn văn Ngọc, trước ông Hoàng Thúc Trâm đă viết trong bài tựa cuốn Đông-Tây Ngụ-ngôn (1927) như sau :

“Người ta có thể nói được rằng gốc tích ngụ ngôn bắt đầu có từ khi cái trí con người biết mượn lời bóng bẩy để diễn tư tưởng của ḿnh. Ngụ ngôn cổ không kém ǵ những câu tục ngữ, ca dao rất cổ. Tục ngữ, ca dao có biết bao nhiêu câu thực đă như những lời kết luận của các bài ngụ ngôn lấy ra c̣n dư lại:

Và Nguyễn văn Ngọc cũng đă đem ca dao ra minh chứng, thí dụ :

Quạ mà đă biết quạ đen,
Có đâu quạ dám mon men tới c̣.

Hay là :

Mèo tha miếng thịt th́ đ̣i,
Kễnh vồ con lợn, mắt coi chừng chừng.

Lắm khi không cần phải diễn giải, toàn thể bài ngụ ngôn như tự sẵn có, không di dịch được một chữ nào :

Con trai mày há miệng ra,
Cái c̣ nó mổ, muốn tha thịt mày.
Cái c̣ mày mổ cái trai,
Cái trai quặp lại, muốn nhai thịt c̣.

Và mấy câu ca dao sau này Nguyễn văn Ngọc cũng coi là một thể ngụ ngôn :

Cái bống đi chợ cầu Canh,
Cái tôm đi trước, củ hành đi sau.
Con cua lệch thệch theo hầu
Cái chày rớt xuống vỡ đầu con cua.

Nguyễn văn Ngọc đă giảng như sau : “Có phải đúng như một lũ chết dẫm chỉ đua nhau làm đồ ăn cho người ta nấu, người ta rang, người ta đập cho vỡ đầu ra, mà cũng không biết ǵ, vẫn c̣n rủ nhau, đưa nhau vào chỗ chết.

Trên đây là nói đến loại ngụ ngôn ca dao cùng những ngụ ngôn đoản thiên khác của Việt-Nam nhà, đề cập đến loại tràng thiên tất nhiên chúng phải kể đến Truyện Trinh-Thử, Truyện Trê Cóc và Lục Súc Trang Công lời văn thuần thục, tự nhiên, với những cách ngôn, thành ngữ quen thuộc hàng ngày của người b́nh dân.

B. NGỤ NGÔN TÂY PHƯƠNG

1. Ngụ ngôn Hy Lạp

Ở Tây phương, những chuyện ngụ ngôn cổ nhất c̣n được truyền lại là những chuyện ngụ ngôn của Esope, người Hy Lạp, sinh vào khoảng thế kỷ thứ VII hay thứ VI trước Tây lịch. Ngụ ngôn Esope được truyền khẩu như vậy trong một thời gian khá lâu, rồi Phèdre, nhà thi sĩ La-mă viết lại thành thơ vào khoảng thế kỷ đầu Tây lịch, rồi tới Babrius, nhà thơ Hy Lạp, viết lại thành thơ Hy Lạp vào thế kỷ thứ ba; sau cùng Planude, một vị thầy tu ở Costantinople, sưu tập và cho ấn hành tập “Ngụ ngôn Esope” vào khoảng đầu thế kỷ 14, tập này về sau trở thành nguồn gốc chính cho nhiều tập ngụ ngôn khác của Âu-châu.

2. Ngụ ngôn Pháp :

Từ thế kỷ 12 trở đi thể ngụ ngôn đă phồn thịnh tại Pháp với nữ sĩ Marie de France, rồi kế tiếp vào khoảng thế kỷ 12-14 xuất hiện Sự-tích Con chồn Xảo-quyệt- Roman de Renard. Truyện này được truyền tụng khắp Âu-châu. Sang thế kỷ 16, vẫn ở Pháp, xuất hiện thêm một số nhà viết ngụ ngôn nữa như : Barthéleny Aneau, Gilles Corrozet, Guillaume Guéroult, Guillaume Haudent; nhưng phải đợi đến thế kỷ thứ 17 nước Pháp mới sản xuất được một nhà thơ ngụ ngôn chói lọi nhất Âu châu làJean de la Fontaine. Ông đă mang nghệ thuật thơ ngụ ngôn của Tây phương lên đến tuyệt đỉnh. Đó là những bài ngụ ngôn Esope, hay những truyện cũ tự thời trung cổ được ông sáng tác lại, hoặc những truyện do chính ông sáng tác. Sang thế kỷ 18 văn học Pháp c̣n ghi thêm mấy nhà ngụ ngôn này nữa : Claude Joseph Dorat, Alesis Piron, Jean Pierre Claris de Florian, nhưng không ai vượt được La Fontaine.

3. Ngụ ngôn Đức :

Tại Đức vào thế kỷ 13 đă có người viết ngụ ngôn, rồi chuyện con chồn xảo quyệt cũng rất được phổ biến trong dân gian – Reinecke Fuchs- nhưng phải đợi đến thế kỷ 18 Đức mới có những nhà viết ngụ ngôn nổi tiếng như Christian Bellert, Gotthold Ephraim Lessing và Friedrich von Hagedorn (tất cả đều chịu ảnh hưởng đậm đà La Fontaine)

4. Ngụ ngôn Anh :

Tại Anh quốc, truyện ngụ ngôn nổi tiếng sớm nhất được truyền tụng là truyện Nonne Preste’s Tale (Lời kể của một nữ tu sĩ) trong tập Canterbury Tales (Truyện thành Canterburry) của nhà thơ thiên tài thời trung cổ Chaucer (1346-1400). Truyện The Churl and the Bird (Bác nhà quê và con chim) của John Lydgate là một truyện ngụ ngôn điển h́nh cho thế kỷ 15.

Hai tập ngụ ngôn của John Gay ấn hành vào tiền bán thế kỷ 18 được coi là thành tựu nhất của thể ngụ ngôn Anh-quốc.

5. Ngụ ngôn tại một số quốc gia Âu-châu khác :

Ở Tây-Ban-Nha có Thomás de Iriarte y Orsopes – tác giả tập ngụ ngôn Fabulas Literaries (1782).

Ở Nga, sang thế kỷ 19 có Ivan Andreevich Krylov, những tập ngụ ngôn dí-dỏm của ông đă lần lượt được ấn hành vào những năm 1809, 1811, 1816.

Tất nhiên chúng ta c̣n phải kể tới Hans Christian Andersen của Đan-Mạch, phần lớn truyện cổ tích thần tiên ông viết đều có ư hàm ngụ.

Tại Hoa-kỳ, những nhà viết ngụ ngôn gần đây tạm kể có Ambrosse Bierce (Fantastic Fables, 1899), John Erskine (Cinderella’s Daughter, 1930), James Thurber (Fables for our Times, 1940), William Saroyan (Fables, 1941)

II.
VẤN ĐỀ CHÍNH DANH

Trên đây danh-từ ngụ-ngôn được dùng theo nghĩa thật bao quát ! Chúng tôi đề-nghị hăy cùng giáo sư Đỗ-Khánh-Hoan tác-giả Lịch-Sử Văn-Học Anh-Quốc dùng danh từ “Ngụ-từ” hay “Ngụ-ngữ” cho ư nghĩa bao quát nhất của ngụ ngôn (tiếng Anh, Allegory; tiếng Pháp, Allégorie)

Tỉ như tập thơ ngụ-từ The Faerie Queene của Edmund Spenser (Anh) viết ra để ca ngợi ánh vinh quang của triều đại Elizabeth I; mỗi hiệp sĩ phụng sự Nữ-hoàng đều tượng trưng cho một trong những đức tính sau đây : Thành-Thực , Tiết-Độ, Trong-Sạch, Thân-Thiện, Công-Bằng, Thanh-Lịch.

Truyện Gulliever’s Travels – Gui-li-ve du-kư – của Jonathan Swift cũng là một truyện ngụ-từ nhưng thiên về phúng thích.

Nếu truyện ngụ-từ (văn vần hay văn xuôi) bao giờ cũng dài và chứa đựng nhiều t́nh tiết, th́ ngụ-ngôn và dụ-ngôn ngắn gọn hơn nhiều.

Ngụ ngôn và dụ ngôn chỉ có điểm dị biệt sau này :

Ngụ ngôn là những câu chuyện hoàn toàn do trí tưởng tượng nhào nặn, không thể xẩy ra ở cơi đời này được (các giống vật hay bất động vật được nhân cách hóa). C̣n dụ ngôn cũng là bài ngụ ngôn ngắn, nhưng dừng ngay sự việc xẩy ra – hay đúng hơn, có thể xẩy ra – trong đời sống hàng ngày, khiến người đọc do đấy mà liên tưởng đến điều đích thực tác giả muốn nói. Tỉ dụ truyện “Người lăng tử hồi hương” trong Kinh Thánh là một dụ ngôn muốn chứng tỏ ḷng độ lượng hải hà của Thượng-đế đối với thế nhân tội lỗi.

Chúng ta đừng lầm với minh dụ hay ẩn dụ chỉ là những các sử dụng từ hoa để ví von bóng gió.

Minh-dụ (A. Simile; P.Comparaison) là có ví von hẳn hoi, tỉ như câu ca dao của ta :

Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Ẩn dụ (A. Metaphor ; P. Métaphore) là cách chỉ nói bóng thôi, người đọc hay người nghe tự lĩnh hội lấy ư, tỉ như câu ca dao khác :

Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn.

Và cũng đừng lầm với lối biểu trưng (A. Symbol P. Symbole) là cách dùng h́nh ảnh tượng trưng vừa ngắn gọn vừa rơ rệt mà không hề có ư ví von ǵ hết. Tỉ như khi ta nói “Đoàn thập tự quân” th́ h́nh ảnh thâp-tự tự nó đă khiến chúng ta hiểu là thuộc về “Cơ-đốc-giáo” rồi.

III.
TÁC DỤNG CỦA THỂ NGỤ NGÔN :

Chúng ta đă biết ngụ ngôn là câu chuyện ngắn dí dỏm kể bằng văn xuôi hay văn vần có ư hàm ngụ một lời răn thực tế, hay chứng minh một chân lư phổ quát nào. Nhân vật trong những bài ngụ ngôn thường là các loài vật – đôi khi là bất động vật – được nhân cách hóa.

Tuy văn ngụ ngôn linh hoạt dí dỏm, dễ hiểu đọc lên hào hứng sảng khoái (chính v́ thế mà sáng tác văn thơ ngụ ngôn không phải là chuyện dễ), tuy ngay tự thuở các dân tộc hai bên Âu, Á chưa đọc lẫn sách vở của nhau, lối văn đó ở đâu cũng đă đầy đủ thể tài, vậy mà trong dư luận thức giả vẫn có người cho đó là lối văn vu khoát, không phải là lối bút pháp tín thực đáng đem và nhà trường để dạy dỗ. Ở Đông-phương ngày xưa th́ có bài “Chiến cổ” giễu ông Mạnh Tử, trích ngay ư hai truyện ngụ ngôn của ông mà đặt hai câu thơ riễu rằng :

Khất cái yên năng hữu nhị thê?
Lân nhân an đắc hứa đa kê ?
(Thằng ăn mày sao có hai vợ ?
Hàng xóm lấy đâu được lắm gà?)

Ở Tay phương, J.J Rousseau trích ngay bài ngụ ngôn “Con quạ và con cáo” của La Fontaine mà rằng “Cáo mà biết nói? Quạ mà gọi bằng ông ư? ,,,” (Nguyễn trọng Thuật, bài báo đă dẫn).

Thật ra dư luận trên quả đă quá câu nệ. Cổ kim Đông, Tây, lối văn ngụ ngôn đời nào cũng thịnh hành. Từ nhà lập thuyết, nhà du thuyết, nhà chính trị đến nhà tôn giáo hết thảy đều dùng thể ngụ ngôn để dễ bề khuyên răn, chuyên chở đạo lư.

Ôn- như Nguyễn văn Ngọc b́nh về ngụ ngôn như sau :

“…Lối văn ngụ ngôn không phải là lối văn khinh thường, tṛ trẻ, xưa nay nhiều nước, bất cứ ở phương Đông hay phương Tây, bất cứ về đời thái cổ hay trung cổ đều sản xuất ra biết bao nhiêu bài ngụ ngôn. Mà mỗi bài ngụ ngôn đă sản ra ấy là một khối văn có thể lưu truyền, một tấn kịch có thể biểu diễn cho cả mọi người cùng nghe, cùng xem được.

Nên chi, con trẻ ở các trường mà cũng đem những bài ngụ ngôn làm bài học thuộc ḷng được, th́ người lớn đọc ngụ ngôn cũng không hẳn là mất thời giờ vô ích. Cái thể ngụ ngôn đă có hứng thứ về mặt văn chương, mỹ thuật, cái thể ấy lại c̣n bổ ích về mặt luân thường đạo lư nữa. Ngụ ngôn đă chế bớt cho đời được bao nhiêu tính dở, ngụ ngôn tất khuyến khích cho đời được vô số điều hay”

Cái hay và cũng là cái khó trong việc sáng tác thể ngụ ngôn chính là ở chỗ hư đó mà thực đó, vật đó mà người đó, giản dị ngây ngô đó mà linh hoạt dí dỏm đó.

Các tác giả Mỹ Edna Johnson, Evelyn R.Sickels, Frances Clarke Sayers trong cuốn Anthology of Children’s Literature (Tuyển tập văn-chương nhi-đồng) cũng có ghi về thể ngụ ngôn như sau :

“Bài ngụ ngôn như một vở kịch ngắn, các súc vật là vai chính, tia chân lư lóe sáng, tất cả những thứ đó có sức hấp dẫn kỳ diệu sự chú ư của các em, và những bài ngụ ngôn như vậy nào có khác ǵ những viên sỏi xinh lấp lánh mà ta lượm được trên băi biển rồi cất vào túi như một kho lưu trữ những kinh nghiệm đă qua để khi cần đến là có thể đem ra đối chiếu tức th́”.

Và ư kiến trên đây cũng là ư kiến của chúng tôi dùng đề làm lời kết luận bài này. Ngoài ra chúng ta c̣n không quên ở Đông cũng như ở Tây xưa thể ngụ ngôn c̣ng dùng trong việc can gián người trên “nói gió mà trạnh ḷng mây”. Trong trường hợp này kẻ nói không lo bị tội mà kẻ nghe có thể lấy đấy làm răn.
(Ngôn chi giả vô tội, văn chi giả túc dĩ giới.)

I.
NGỤ NGÔN CỔ TRUNG HOA và VIỆT-NAM

Mười một bài ngụ ngôn cổ của Trung Hoa và Việt-Nam sau đây (9 bài của Trung Hoa, 2 bài của Việt Nam) đều do Đồ Nam Tử Nguyễn trọng Thuật dịch thoạt đăng ở Nam-Phong tạp-chí số 123 (1927), rồi in thành sách nhan đề Thơ Ngụ Ngôn, Chân Phương Aán-Quán, Hà-Nội 1928.


1.
CON VE CON BỌ NGỰA
CON CHIM CHÍCH VÀ CÁI HỐ SÂU

(Ngô Việt Xuân Thu)

Vua Phù Sai nước Ngô ngày trước,
Hay đem binh đi cướp nước người,
Vậy nên thái-tử can ngài,
Diễn ra một kịch mượn lời can khuyên
Tay cầm nỏ áo xiêm lấm ướt,
Từ ngoài vườn dảo bước vào đền.
Vua cha bèn hỏi sự-duyên,
Thái tử đem việc tâu lên bệ rằng :
“Con vừa mới ở trong vườn nọ
Cảm một điều cũng có nghĩa hay :
Con ve đậu ở cành cây
Ngâm-nga tự-đắc chốn này đă yên.
Con bọ-ngựa giơ liền rón-rén,
Nấp cành bên chực chém chết ve.
Bọ ngựa có ư xun-xoe,
Hay đâu chim chích nhằm-nhè sau lưng.
Chim chích đứng không từng động cựa,
Định mổ con bọ ngựa nuốt phăng,
Ngờ đâu lại có hạ thần,
Nấp xa giương nỏ đang nhằm bắn chim.
Hạ thần mải không nh́n sau trước,
Cái hố sâu nhỡ trượt chân vào.
Ướt xiêm lấm cả áo bào,
Vội vàng vác nỏ chạy nhào về đây.”
Vua cha phán : “Aáy mày thật dại,
Tham lời không nghĩ hại về sau.”
Phán thôi Thái-tử liền tâu :
“Ở đời cái dại biết đâu là chừng.
Ḱa nước Lỗ lễ-văn nho giáo,
Nước Tề toan cường-bạo diệt đi;
Ngờ đâu Ngô đến tức th́,
Đánh Tề những muốn thu về nước Ngô.
Nay nước Vệ là thù bên cạnh,
Không đánh Ngô mộ lính đi đâu ?
Đó là lợi trước hại sau,
Ở đời cái dại biết đâu là chừng.”
Vua cha quở : “Xí ! thằng ương dở,
Đừng lắm lời để lỡ việc ta.”
Tạ từ Thái-tử lui ra,
Không lâu câu chuyện ấy mà nghiệm ngay.

2.
THẦN SÔNG VỚI THẦN BỂ
(Sách Trang Tử)

Thần sông nọ ngắm trông sông nước,
Không đâu đâu nước được như ḿnh,
Cơi bờ mặc sức tung-hoành,
Bao-la khắp chốn thị thành thôn quê.
Trên nguồn suối một bề qui-thuận,
Dưới kênh ng̣i đều phận con em;
Hồ đầm xá kể bọn hèn,
Họa chăng có Bể đọ xem thế nào.
Ra bờ bể trông vào làn nước,
Thấy phất-phơ thần Nhược, thần Dương.
Trùng trùng sóng nước mênh-mang,
Thuộc quyền thần Nhược chủ-trương gần bờ.
Ngoài xa nữa mờ mờ sóng bạc,
Cơi thần Dương man-mác liền trời.
Tuyệt với tít khắp mù khơi,
Không c̣n nh́n nhận đâu nơi bến bờ.
Thần Sông lúc bấy giờ kinh dị,
Vái hai thần tự nghĩ than thân :
Ở nhà ḿnh cứ tự-căng,
Ra ngoài nào có thấm bằng ai đâu !”

3.
CON BỌ NGỰA VỚI CÁI BÁNH XE
(Hàn-thị ngoại truyện, diễn sách Trang-tử)

Vua Tề-trang đi xe ra cửa,
Thấy một con bọ ngựa đứng bên;
Bánh xe sắp tới đè lên,
Nó chạy không kịp giơ liền ra oai.
Tên đánh xe thưa : “Ngài coi đó,
“Con bọ kia có rơ dại không?
“Dại đâu dại lạ dại lùng
“Thà rằng chịu chết c̣n ḥng chém xe.”
Vua Tề-trang không nghe lời nịnh,
Ngài vội-vàng truyền “Tránh xe đi !
“Con bọ này giỏi đó mi,
“Nó dù van lạy xe mi tha nào.”
Vua Tề-trang thật hào-hiệp lắm,
Con bọ ngựa cũng chẳng hèn ǵ.
Bên đắc thế, bên lâm nguy,
Bên th́ có lượng, bên th́ có gan.

4.
LĂO NGƯỜI NƯỚC TỐNG VỚI RUỘNG LÚA
(Sách Mạnh-Tử)

Lăo người nước Tống một hôm,
Đi ra đồng áng thăm nom lúa nhà,
Thấy lúa kém lúa người ta
Vội-vàng cầm cổ lúa mà kéo lên.
Hết ruộng dưới đến ruộng trên
Một ḿnh huỳnh-huỵch liên-miên tối ngày.
Chạy về bảo vợ con hay :
“Này, ta phải bữa hôm nay mệt nhoài.
“Thương lúa chẳng nỡ bỏ hoài,
“Giúp cho chóng lớn ở ngoài đồng ta.”
Sáng mai con cái chạy ra,
Th́ lúa đă nỏ như là rơm khô.
Lẽ thường nhỏ mới có to,
Vội-vàng muốn chóng, muốn cho nhọc ḿnh.

5.
THẰNG ĂN CẮP GÀ
(Sách Mạnh-Tử)

Ở đời biết lỗi khó thay,
Biết lỗi mà dám bỏ ngay mới là.
Có một thằng ăn cắp gà,
Ngày một con, tháng đủ ba mươi ngày.
Người ta bảo nó rằng : “Mày
“Làm điều bất nghĩa nghề này không nên.”
Thằng ăn cắp trả lời liền :
“Từ nay mỗi tháng ta xin một gà,
“Chẳng bao tháng lại ngày qua,
“Hễ sang năm mới là ta xin chừa.”
Aáy thằng nói mới hợm chưa,
Biết xấu sao chẳng bây giờ chừa ngay?
Oâng Mạnh-tử nói chuyện này,
Ví chuyện giảm thuế qua ngày lần-khân.

6.
ANH CHÀNG NƯỚC TỀ VỚI HAI NGƯỜI VỢ
(Sách Mạnh Tử)

Sĩ phu đời chiến-quốc kia,
Đêm đi van lạy ngày th́ kiêu-căng.
Oâng Mạnh ghét những thằng vô-sỉ,
Đặt chuyện này ngụ ư cười chê;
Anh chàng hai vợ nước Tề,
Sáng th́ đi mất, tối về no say.
Ngày nào cũng như ngày hôm đó,
Khoe rằng chơi dặt chỗ sang giàu.
Nay quan lớn giũ đánh chầu,
Mai cụ lớn ép ngồi hầu tiệc-xuân.
Người vợ cả phân-vân trong trí.
Hỏi vợ hai : “D́ nghĩ làm sao,
“Chàng khoe những bạn quan cao,
“Mà ta chẳng thấy quan nào đến đây ? “
Người vợ cả sáng mai theo hút,
Liệu chiều đi lẩn-lút đằng sau;
Được ông chồng cứ bước mau,
Khắp vùng chẳng thấy quan đâu chuyện-tṛ.
Sau đến một cái g̣ bên trại.
Có người vừa “tạ bái” một mâm.
Đức ông chồng đứng xin ăn,
Nhưng đồ “thừa huệ” xem chừng chửa no.
Oâng chồng lại ḷ-ḍ đi nữa,
Vợ cả bèn sấp ngửa chạy về.
Hai vợ ngồi khóc đầu hè :
“Thằng chồng ta nó để bia miệng cười.
“Đời phú quư ra đời khất-cái,
“Chi em ta phận gái biết sao ?”
Nhưng chồng có biết đâu nào,
Xăm-xăm ngoài ngơ đi vào vênh-vang.

7.
CON TRAI VỚI CON C̉
(Chiến Quốc Sách)

Bên sông Dịch-thuỷ ngày xưa,
Trai c̣ hai chú đều vừa đi ăn.
Trai há miệng định nhằm kiếm miếng.
C̣ tới nơi mổ nghiến ngay vào.
Trai đau quặp mỏ lại mau,
Kẹp c̣ mỏ dẫu thế nào không tha.
C̣ đau mỏ rút ra không tuột,
Lại ấn thêm vào ruột chú trai.
Trai đau cứ kẹp chặt hoài,
Chẳng ai là chịu nhường ai lúc này.
Trai rằng : “Giữ hai ngày không thả,
“Th́ thằng c̣ chết lả không sai”.
C̣ rằng : “Chỉ nay với mai,
“Trời không mưa xuống thằng trai khô ṛn”.
Đang đối đáp om-x̣m bên băi,
Lăo thuyền chài hớt-hải đi qua,
Cười thầm : “Trời để dành ta!”
Bắt trai, c̣ bỏ rỏ mà tếch ngay.
Tô-Đại đặt chuyện này ngày trước,
Ví Triệu, Yên hai nước giao-công;
Trai c̣ thế bất tương dong,
Nước Tần bên cạnh là ông thuyền chài.

8.
NGƯỜI BIỆN TRANG VỚI HAI CON HỔ
(Chiến Quốc Sách)

Biện-Trang nhân lúc đi đâu,
Gặp hai con hổ cắn nhau giữa đường.
Đương vật lộn và đương cào cắn,
Tên người nhà toan sấn vào đâm.
Biện-Trang giữ lại can ngăn :
“Để yên ta hẵng dừng chân đợi chờ.
“Nếu mà vội bây giờ th́ dại,
“Tất hai con quay lại cắn ta,
“Chi bằng ta tạm lùi ra,
“Rồi đâm có một, thế mà được hai.”
Quả nhiên đợi một vài phút nữa,
Th́ một con ngă ngửa nằm trơ,
Một con đau mệt lờ-đờ,
Biện-Trang lập tức liền giơ gươm vào,
Đâm con mệt té nhào xuống cỏ,
Được đôi hùm có khó ǵ đâu.
Đó là một chước rất sâu,
Của người Trần-Trẩn xưa tâu vua Tần.
Ví Hàn, Nguỵ hai quân giao chiến,
Th́ Tần đừng vội tiến quân sang,
Chờ cho chiến cục hồ tàn,
Đâm hùm dùng kế Biện-Trang trên này.

9.
ÔNG LĂO TRÊN CỬA ẢI VỚI CON NGỰA

Một ông lăo ở trên cửa ải,
Đương cái khi thời đại nhà Tần.
Nhà ông cũng đủ bát ăn,
Nuôi được con ngựa đáng trăm nén vàng.
Bỗng đâu ngựa lạc đàn đi mất,
Người trong làng tấp nập hỏi thăm.
Oâng rằng “Cùng chửa biết chừng,
“Mất ngựa mà đă hẳn rằng hoạ đâu?”
Ngờ đâu đến hôm sau thấy ngựa,
Nó rủ về con nữa cực hay.
Người làng ai cũng mừng thay,
Oâng rằng : “Đă chắc việc này phúc chưa?”
Cậu con ông rất ưa ngựa mới,
Ngày hôm nào cũng cưỡi nhung-nhăng,
Thế nào ngă ngựa què chân,
Người làng kéo đến ân cần xót-xa.
Oâng rằng : “Có chi mà nhăn-nhó,
“Cháu gẫy chân may có phúc lành”
Quả nhiên vua đắp Tràng-thành,
Dài hơn muôn dặm giễu quanh biên thuỳ.
Trai-tráng bắt phải đi phu hết,
Gẫy chân tay, ốm, chết biết bao.
Con ông què được “miễn-dao”,
Nhà ông con một phúc nào c̣n hơn.
Aáy hoạ phúc vô-môn là thế,
Chắc chi mà vội kể dở hay,
Dở hay chắc tại ḷng này.

10.
HỘI NGHỊ SÚC VẬT
(Văn Cổ Việt-Nam, khuyết danh, bài viết vào đời Hậu Lê, đầu bài là : “Đại Ngưu Ngôn” )

Trong súc-vật trâu công nghiệp nhất,
Đứng đầu ra cắt đặt chức quyền.
Đạt tờ mời các hội-viên,
Gà, mèo, chó, lợn họp phiên hội-đồng.
Trâu rằng : “Cứ phép trong xă-hội,
Công không quên mà tội không tha.
Biết thời tiết có bác gà,
Tư thiên giữ chức liệu mà báo tri.
Bắt chuột, chú mèo kia thiện nghệ,
Giữ thóc kho chớ để hư hao.
Đêm hôm thức nhắc ra vào,
Tuần pḥng cậu chó ai nào dám ra.
C̣n tên lợn ăn no lại ngủ,
Chờ béo rổi đem mổ thịt ăn.”
Lợn c̣n kháng-nghị căi rằng :
“Tôi làm ǵ tội th́ phân cho tường.”
Rằng : “Thức thời, mi nhường gà nọ,
Pḥng gian phi, thua chó đêm tăm.
Coi kho, kém măn tài-năng,
Ngu lười ở bẩn lại ăn hại đời.
Sống vô ích cho thời cho thế,
Không giết đi th́ để làm chi?”


11.
CON VE VỚI CON NHẶNG
(Văn Cổ Việt-Nam bài này đầu đề là : “Vũ Trùng Giốc Thắng”

Aùo the lướt-thướt phong-phanh,
Aáy ve thi-sĩ trên cành ngâm vang.
Aùo lam biếc dát vàng mũ đỏ,
Nhặng đại gia nhăng-nhố chạy vào.
Ai ô-trọc ai thanh-cao,
Cùng nhau tranh luận biết bao nhiêu lời,
Nhặng hỏi trước : “Sao người rên-rỉ?”
Ve đáp : “Ta chỉ vị thương đời”.
Nhặng rằng : “Sao chẳng thúc thời
Nghêu-ngao đồ xác nay đời ai ưa.
Càng dăi nắng dầm mưa càng dại,
Đời đang vui sao lại ngâm sầu ?”
Ve rằng : “Quư khách ở đâu”
Nhặng rằng : “Từ chốn nhà lầu ra chơi
Từng dự khắp mọi nơi yến tiệc,
Miếng đỉnh chung trải hết trân cam”
Ve: “Bác nhẫn-tâm làm.
Thế th́ bác hưởng giàu sang đáng rồi.
Xưa những chỗ tanh hôi dơ bẩn.
Ai mà không phải lẩn cho xa.
Bác th́ luồn lọt vào ra.
Những nơi như thế mới là no say.
Chỗ thành-quách chẳng may thất-thủ.
Ai không thường “bộc lộ” gớm-ghê
Bác th́ càng được no-nê,
Quư hồ thích khẩu chẳng hề động tâm.
Bác lấy thế làm hâm làm mộ,
Ta ngậm hơi cam lộ làm ngon
Tuyết sương chi há hao ṃn,
Tiêu hao mấy tiếng hú hồn non sông.
Ai nghe mặc ai không cũng mặc,
Thú cỏ hoa tự đắc một ḿnh.”
Nhặng nghe ve nói bất b́nh,
Thẳng bay về chỗ mành mành trước hiên.


II.
NGỤ NGÔN MỚI VIỆT-NAM

Thơ Ngụ Ngôn Nguyễn Trọng Thuật

Cuốn “Thơ Ngụ-ngôn” của ông xuất bản năm 1928 tại Hà-nội chia làm 2 quyển. Quyển nhất gồm những bài do chính ông sáng tác, quyển hai gồm những bài ngụ ngôn cổ của nước Tàu và nước ta do ông diễn giải.

Vũ-Ngọc-Phan đă nhận xét về thơ ngụ ngôn của Đồ-Nam-Tử: ”Những bài ngụ ngôn do ông soạn phần nhiều lời trúc-trắc, ư không rơ ràng và những loài vật ông chọn không tiêu biểu được những đức tính ông định khuyến khích người đời.”

Soạn giả đă nhọc công t́m kiếm mà không được đọc cuốn “Thơ Ngụ-ngôn” xuất bản năm 1928 trên. Tuy nhiên t́m đọc lại một số những bài ngụ-ngôn của ông đă đăng trên Nam-phong tạp-chí trước khi in thành sách th́ thấy rằng lời phê b́nh của tác giả Nhà Văn Hiện Đại có phần xác-đáng lắm.

Trên đây đă giới thiệu một số ngụ-ngôn cổ Hán, Việt do ông diễn giải, dưới đây xin tuyển chọn hai bài ngụ ngôn do chính ông sáng tác (Nam phong số 120, tháng 7, 1927).

Có thể nói Nguyễn-trọng-Thuật cùng Nguyễn-văn-Ngọc và Nam-Hương là ba nhà viết ngụ-ngôn mới sớm nhất, sau khi ta thực sự tiếp súc với trào lưu văn học Tây phương do việc người Pháp tới đặt nền đô hộ lên nước Việt nhà.

12.
THẦY GIÁO VÀ CẬU GIÁP

Yêu người ta bằng ḿnh ta vậy.
Đạo Chúa trời thường dạy con chiên.
Đạo Nho, Đức Khổng cần quyền,
Sự ḿnh không muốn chớ nên đăi người.
Ví giữ được hai lời Thánh huấn
Th́ ai c̣n oán hận chi nhau.
Chỉ v́ đọc trước quên sau,
Muôn dân máu lụt, năm châu khói mù.
Xem một cậu học tṛ bị phạt.
th́ suy ra giao ác việc đời.
Học đường đang lúc giờ chơi,
Giáp tát mặt bạn rồi cười lỉnh ngay.
Bạn tức giận thưa thầy sự thể,
Thầy dạy rằng : “Hăy để tội cho.”
Ngày kia đông mặt học tṛ,
Gọi Giáp thầy mới dạy cho một bài.
Giơ tay ra bạt tai một chiếc,
Hỏi luôn rằng : “Có biết đau không?”
Thầy tát thế có bằng ḷng,
Th́ con cứ thực nói cùng thầy hay!”
Giáp nhăn-nhó rằng : “Thầy xử tệ.
Tát đau tôi, mất thể diện tôi.”
Rằng : “Thầy cũng biết lỗi rồi.
V́ con phải thí nghiệm thôi đó mà.
Trời sinh ai cũng da cũng thịt
Cũng tính t́nh cảm biết khác nao.
Ḿnh đau ḿnh nhục làm sao,
Người đau nhục thế, ai nào khác ai.
Con có nhớ tát người hôm nọ?
Hắn có đau và có nhục chăng?
Từ nay phải nhớ luôn rằng :
Muốn không ai tát th́ đừng tát ai.
Học thực nghiệm bằng mười học sách,
Nghĩ kỹ xem chớ trách thầy nhe !”
Giáp vâng lời dạy lui ra,
Biết thầy dạy phải nhưng mà c̣n đau.

13.
HAI MẸ CON VỚI MIẾNG SẮT

Bà mẹ đứng xem con đang học,
Coi ra chiều khó nhọc ươn oai.
Bà đưa cho miếng sắt dài,
Rằng : “Đem ra đá mà mài thành kim.”

Cậu cầm lấy vừa nh́n vừa ngại,
Bà giục luôn cậu phải đem ra.
Mài răm ba cái qua loa,
Rằng : Con mài dẫu đến già không xong.

Bà khẽ nói con trông xuống đá,
Có thấy ǵ dính đá hay không?
Cậu rờ tay xuống thưa rằng:
Có ít mạt sắt sáng chưng đây rồi.

Bà cười nói : Con ơi coi đó,
Sắt đă ṃn, mài nhỏ khó chi.
Thành kim cũng chẳng lâu ǵ,
Suy ra đến sự học kia khác nào.
Con chăm chỉ hôm nào cũng thế,
Làm thánh hiền cũng dễ đấy con.


Thơ Ngụ Ngôn Nguyễn Văn Ngọc

Đông Tây Ngụ Ngôn của Nguyễn Văn NGọc xuất bản năm 1927. Quyển sách mang nhan đề này v́ tác giả đă mượn những đề tài ngụ ngôn bất kể của Đông phương hay của Tây phương mà đem phô diễn theo tiếng Nam, cố giữ cho hợp với tinh thần tiếng Nam.

Tiếc thay quyển Thơ Ngụ Ngôn của Nguyễn Trọng Thuật, soạn giả không t́m thấy. Năm bài ngụ ngôn của Ôn-như tiên sinh sau đây là trích trong : “Ngụ Ngôn”, Tứ Dân Văn Uyển, tháng Mười , 1935.

14.
ĐẦU ĐUÔI CON RẮN
Một hôm đuôi rắn bảo đầu :
“Mày nhường tao trước, mày sau xem nào …”
Đầu rằng : “Mày nói lạ sao !
Vẫn tao đi trước, tranh tao làm ǵ?”
Nói rồi, đầu cứ ḅ đi,
Cái đuôi uốn khúc bám gh́ cội cây.
Đầu e đuôi nó làm ngầy,
Đành nhường đuôi trước khỏi rày đua tranh.
Nào ngờ tấp-tểnh đi nhanh,
Đuôi không có mắt, cuốn quanh chạy liều.
Ḅ trên sườn núi cheo-veo,
Rơi vào hố lửa lăn queo rẫy hoài.
Ḷ than lửa bốc rực giời,
Cháy ḿnh rắn, cháy cả hai đuôi đầu.
V́ không mắt, lại lau-chau,
Ḿnh ngu lại muốn đứng đầu kẻ khôn.
Dắt nhau vào chỗ chết chôn,
Thằng mù làm hại thằng c̣n con ngươi.

15.
CON KIẾN

Một con trâu
Đi cầy về
Con kiến bậu
Trên sừng coi ti toe
Cả bọn kiến
Lấy làm ghê
Hỏi rằng : “Chị
Đi đâu mà le-te?”
-“Ơi chao ! Ra các chị không biết:
Tôi đi cầy về xiết bao nặng-nề”

16.
NGƯỜI BUÔN CHĂN

Chú lái buôn chăn cưỡi con lạc-đà,
Qua nơi đồng cát, đàng c̣n xa.
Không may lạc đà bị chết khát,
Tiếc của anh ta lột lấy da.
Coi da quư báu, giặn đầy tớ,
Ǵn-giữ đừng cho nước thấm qua.
Đầy tớ vâng như lời chủ dặn,
Giữa đường bỗng gặp cơn mưa sa,
Lấy chăn bọc kẻo da đà ướt,
Da đà không ướt, ướt chăn hoa.
Chăn bị nước mưa, thành nát hỏng
Bao nhiêu vốn liếng đi đời ma.
Rơ tham một mảnh, bỏ cả gói,
Chú lái buôn chăn sao dại mà.

17.
NGƯỜI MƯỜNG VÀ CON BÊ

Một người mường có con bê nhỏ,
Cơ nghiệp nhà trông có con bê.
Rừng sâu khuất nẻo đi về,
Vẫn từng lo cọp bắt bê của ḿnh
Ngày đem mé rừng xanh thả cỏ,
Thường cầu thần ủng hộ con bê.
Hôm cầu : Bà Chúa Rừng Huê
Hôm cầu : Thần Núi chở-che phù-tŕ.
Hôm th́ khấn : Thổ-kỳ, Thổ-địa,
Hôm th́ kêu : chư vị bách linh.
Con bê nhờ phúc yên b́nh,
Ngày ngày quen thú cỏ xanh rừng hồng.
Mường gặp buổi xa vùng dời bước
Thả bê rồi khấn trước chư linh
Các thần trên cơi rừng xanh
Thần Đa, thần Gạo, thần Sanh, thần Đề.
Khấn hết cả thần Khe, thần Đống.
Hưng-đạo-vương, Phù-đổng thiên-vương.
Mười hai bà Chúa, bà Nàng,
Ông Sừng-sỏ-sắt, ông Cường-bạo-quân.
Nguyện tất cả vạn Thần, thiên Phật,
Niệm Di-đà, La-mật, Thích-ca.
Khấn rằng : “Nay phải đi xa,
“Các ngài ǵn-giữ cửa nhà hộ con.
“Con bê nọ may c̣n sống sót,
“Cọp không lôi ăn lọt là hơn”.
Khấn rồi vái lạy giang sơn,
Thả bê ăn cỏ, nhơn-nhơn t́m ngàn.
Kịp ngày tốt, bàn-hoàn trở lại,
Th́ con bê đă phải cọp xơi.
Tan-tành thịt nát xương rơi
Phanh thây móng vuốt làm mồi răng nanh.
Bởi Mường khấn, chư linh tŕ hộ,
Nên ông này chắc có bà kia.
Thành ra có một con bê,
Không ai nḥm đến, pḥ về cọp tha.
Thật nhiều săi, chùa nhà ai đóng,
Ḱa cha chung ai giọng khóc thương.
Ngán thay cho nỗi anh Mường,
Quá lời khấn hết Thành-hoàng, Thổ-công.


18.
SƯ TỬ VÀ CON CHIM NON

Vua sư-tử vuốt nanh lẫm-liệt,
Các thú cầm len-lét sợ oai.
Gầm lên một tiếng lưng trời,
Quanh vùng cọp nép, nửa vời chim sa.
Một hôm bắt voi ngà ăn thịt,
Miếng gịn, toan nhá hết cả xương.
Ngờ đâu nhai nuốt vội-vàng,
Chiếc xương mắc ngạnh nằm ngang dưới hầu.
Vua sư-tử lắc đầu há họng,
Chợt chim con bay bổng xa khơi.
Rằng : “Ơi hỡi ! hỡi chim ôi !”
Mi vào miệng chúa t́m ṭi gỡ xương,
Hết ḷng cấp cứu lương phương,
Được mồi, sau chúa sẽ nhường cho luôn.”
Chim nghe nói bay luồn vào cổ,
Gạy mỏ liền rút mổ xương ra.
Khen : “Sao thuốc hóc giỏi mà!
Ơn này chúa giả đến già dám quên.”

Vua sư-tử sau liền khỏi bệnh,
Các chim bay, thú mạnh t́m ăn.
Cao lương, mỹ vị vô ngần,
Chim con vội đến kể ân trước, đ̣i.
Sư-tử bảo : “Ta ṇi sơi thịt,
“Từng ăn tanh, uống huyết đă quen.
“Như mày chút phận nhỏ-nhen,
“Lọt vào miệng, lại đề tuyền cho ra.
“Mày không biết ta tha là tốt,
“Nên nay c̣n sống sót mạng kia.
“Ơn ta chưa chút giả về,
“Lại c̣n nỏ mỏ chi bề kể ơn?”
Chim nghe nói nguồn cơn năn-nỉ,
Sư-tử c̣n nhất vị không nghe.

Chim đành phải chịu một bề,
Phận ḿnh bé mọn, dám hề gậy răng
Bèn chắp cánh về rừng nín lặng,
Chờ đến khi giời vẳng non cao.
Vua đang giở giấc rừng đào,
Liền đưa mỏ sắc mổ vào con ngươi.
Sư-tử chết rẫy-rời kêu rộ,
Hỏi : “Sao mày dám mổ mắt ta?”
Con chim đậu chót ngành hoa,
Rằng : “Xưa ông hứa những là làm sao?
“Tôi sở dĩ mổ vào con mắt,
“Không phải là oán vặt thù riêng.
“Muốn ông kẻ cả thần thiêng,
“Nói lời vàng đá, giữ diềng chớ sai.
“Đ̣n đau, nhời phải nhớ nhời,
“Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”


Thơ Ngụ Ngôn Nam Hương

Trong ba nhà thơ ngụ ngôn đồng thời này (Nguyễn-trọng-Thuật, Nguyễn-văn-Ngọc và Nam-Hương) phải công nhận thơ ngụ-ngôn Nam-Hương là toàn bích hơn cả. Ở lănh vực này cũng như ở lănh vực những bài hát trẻ em của ông, lời thơ luôn luôn gọn-gàng và trong sáng, ư thơ xây dựng, thật rất xứng đáng dùng làm sách giáo khoa.

Hai tập ngụ-ngôn Gương Thế Sự của Nam-Hương xuất bản vào những năm 1920-1921, c̣n sớm hơn những tập Đông-Tây Ngụ Ngôn của Nguyễn-văn-Ngọc và Thơ Ngụ-Ngôn của Nguyễn-trọng-Thuật.

Và soạn giả cũng không may mắn ǵ hơn với Gương Thế Sự, v́ cũng không sao t́m thấy tác-phẩm đó tại các thư viện lớn Sài G̣n. Những bài ngụ ngôn sau đây cũng chỉ là trích trong tập “Ngụ Ngôn Mới của Nam-Hương” , Tứ-Dân Văn-Uyển, tháng 12, 1935. (Xin đọc Những Bài Hát Trẻ Em của Nam-Hương, quyển I, Cao Dao Nhi Đồng).

19.
PHƯỜNG CHÈO VÀ VỢ

Đêm thanh vắng, phường chèo nhủ vợ :
“ Nay ở nhà, nghĩ nhớ những khi...
“ Ngồi trên sân khấu uy nghi,
“ Đóng vai thiên tử trị v́ muôn dân;
“ Cũng đủ cả quần thần thị vệ,
“ Cũũng tung hô vạn tuế thiên uy.
“ Đường hoàng từ cái bước đi,
“ Giống vua, thực chẳng khác ǵ mảy-may !
“ Hồi tưởng lại đến nay c̣n thấy,
“ Như tiếng ḿnh lừng-lẫy gần xa.”
Vợ nghe chồng nói, cười khà :
“ Làm vua thực sự, hoặc là ăn thua.
“ Chớ chàng đóng vai vua giống quá,
“ Có khác ǵ đồ mă đốt đi.
“ Giống mà không ích lợi chi,
“ Chẳng thà đừng giống đỡ khi người nhầm”.

20.
LƯỠI CẦY VÀ LƯỠI DAO GĂM

Một thằng đại bợm xưa nay,
Đêm đêm vác cái lưỡi cầy đi ra.
Thôi th́ lấy của đốt nhà,
Một tay giết hại người ta đă nhiều.
Lưỡi cầy đă chẳng tự kiêu,
Lại c̣n thổ-lộ mấy điều tâm can.
“Trời sinh ḷng tốt nết ngoan,
“Chẳng may gặp phải đứa gian làm thầy.
“Thật là phí một đời hay,
“Tủi thân càng nghĩ đêm ngày càng căm!”
Một người được lưỡi dao găm
Đem về bới đất gịng dăm, giồng hành,
Giồng mùi, giồng ớt, giồng chanh;
Chẳng bao lâu nữa đă thành vườn rau.
Dao găm đắc ư gật đầu,
Cảm t́nh ngẫu hứng mấy câu tả t́nh.
“Ngồi mà ngẫm cái thân ḿnh,
“Con nhà trộm cắp nay thành lương dân
“Làm ăn rất đỗi chuyên cần,
“Chẳng qua chỉ tại may chân gặp thầy !”

21.
CÁ MỰC VÀ CÁ TRÍCH

Một con cá mực đang bơi
Gặp đàn tôm ruốc muốn sơi một ḿnh.
Lo rằng hàng xóm chung quanh,
Họ mà trông thấy, họ tranh mất mồi.
Ḷng tham chẳng nghĩ xa-xôi,
Đùn ra một chất tanh hôi lạ-lùng;
Làm cho mặt nước biển trong,
Đen ng̣m như mực, chẳng trông thấy ǵ.
Mấy con cá trích đang đi,
Dừng chân đứng lại, thầm-th́ cùng nhau:
“Giận thay! Cái giống to đầu!
“Râu hùm hàm én ngờ đâu đê hèn
“Chỉ v́ chút lợi nhỏ-nhen,
“Làm cho cả nước tối đen như mù!”

22.
GẠCH VÀ NGÓI

Gạch hỏi ngói : “đôi ta dù khác,
“Mà giống ṇi chất phác như nhau;
“Cớ sao bất cứ đâu đâu,
“Các cô cũng ở trên đầu chúng tôi?
“Hay trần thế lắm người tây vị,
“Khiến đôi ḿnh kẻ quư người khinh.”
Ngói rằng : “Anh chửa thấu t́nh,
“Hai ta mỗi đứa một h́nh trời cho.
“Anh lực lưỡng, việc to gánh vác,
“Xây bức tường nhà gác nguy-nga.
“Mong manh như thể đàn bà,
“Che mưa đỡ nắng ấy là phận tôi”.


23.
DIỀU VÀ GIÓ

Diều vằng tăm tắp trên không
Nh́n qua xuống đám bụi hồng mà khinh.
Thấy người ta ngợi khen ḿnh,
Lại càng lên măi như h́nh không ai.
Gió bèn đến cạnh rỉ tai :
“Công ta khó nhọc nghĩ hoài uổng thay!
“V́ ta mi mới lên đây,
“Mà giương thẳng cánh, mà bay giữa trời.
“Thế gian đứng dưới cơi đời,
“Ai ai cũng chỉ một lời : “Diều lên.”
“Đến khi trời lặng gió yên,
“Diều vằng đâm ngả bổ nghiêng xuống đồng.”
Trăm ngh́n con mắt cùng trông,
Thấy ngươi thất thế đem ḷng trách ta:
Rằng v́ gió yếu sui ra…
Không nhưng diều vẫn trên xa tuyệt vời!
Nhân tâm nghĩ cũng nực cười :
Công không kể đến, tội thời trưng ngay.


24.
LỆNH CHÚA ÔN

Mùa xuân tạnh ráo,
Nắng hạ nấu nung,
Ở dưới âm cung,
Chúa ôn nổi trống :
Truyền quan Đô-thống
Là lăo Tử-thần
Dẫn đại tướng quân
Là thần Dịch-tả,
Điểm ba quân mă,
Lên phá cơi đời.
Nước uống chửa sôi,
Tiên phong đi trước !
Đánh nhau hay được,
Ruồi muỗi các ngươi
Tràn khắp mọi nơi,
T́m người truyền bệnh !
Quả xanh cũng mạnh,
Rau sống cũng tài
Trọng dụng cả hai,
Cho đi ủng hộ!
Sự Vô điều độ,
Có chí xa gần,
Giữ ở trung quân,
Cho làm mưu sĩ.
Sự Tin ma quỷ,
Tổn phí tiền nong,
Ấy cũng có công,
Cho đi tập hậu.
Đồ ăn chưa nấu,
Hoặc nấu dở dang,
Coi việc tải lương,
Tiếp ba quân sĩ,
Lệnh quân có thế,
Ai dám không tuân,
Bất cứ sơ thân,
Đem mà chính pháp !

25.
ĐẦM VÀ SÔNG

Một hôm đầm hỏi sông:
“Sao anh cứ chạy dông?
“Anh chẳng xem tôi đó,
“Ở yên có được không?”
Sông nghe bèn đáp lại :
“Nhời anh nói cũng phải;
“Nhưng tôi lại nghĩ rằng
“Ở dưng thường có hại.
“Như anh quen ở không,
“Mặt nước tuy có trong,
“Nhưng v́ không chuyển vận
“Chất bẩn đọng trong ḷng.
“Như tôi ưa sinh hoạt,
“Bèo nước trôi tan nát,
“Nhưng mà ruột sạch tinh,
“Là v́ chảy lưu loát.
“Nước tôi bởi tự nguồn,
“Mặt trời chiếu thấu luôn,
“Da đỏ và người khoẻ,
“Vui-vẻ chớ không buồn.”

26.
VỢ CHỒNG CÓC

Cóc nghe dở dạ,
Nhảy tơm xuống ng̣i,
Sinh đẻ xong-xuôi,
Lại lên ở cạn.
Đến kỳ, đến hạn,
Buồng trứng nở ra,
Đông-đúc một nhà:
Thuần dân ṇng nọc;
Trông không ra cóc,
Lại tựa cá trê;
Đến lúc bố về,
Nh́n con ngờ-ngợ,
Đem ḷng nghi vợ,
Chạy thẳng lên quan,
Kiện gái lăng loàn,
Quyết xin ly-dị.
Huyện quan chăm-chỉ,
Vơng đến tận nơi,
Xem xét một hồi,
Trở về phân xử:
“Gái kia ở cữ,
“Đẻ rặt con người,
“Sự rơ mười-mươi.
“Hết đường chống căi.
“Anh chồng lư phải
“Cho phép ly hôn;
“Cứ việc ôn-tồn,
“Kiếm người nối dơi.”
Chị chàng nghe nói,
Chẳng chút kêu ca,
Lủi-thủi về nhà,
Chăn đàn trẻ dại.
Ngày qua tháng lại,
Vật đổi sao dời,
Ṇng-nọc đứt đuôi,
Nhảy lên mặt đất;
Rơ-ràng cóc thật,
Chẳng phải trê nào !
Cả xóm xôn-xao
Đồn đi khắp huyện.
Cóc cha nghe chuyện,
T́m đến thử coi;
Nhận rơ con rồi
Lại xin lỗi vợ :
“Trăm ngh́n lạy mợ,
“Thương kẻ ngu hèn,
“V́ trót quá ghen,
“Ở không trọn nghĩa.”
Lời nghe thấm thía,
Mụ cóc động t́nh,
Dùng hết b́nh sinh,
Mở mồm diễn thuyết :
“Xưa em vẫn biết,
“Quan xử bất công,
“Nên ở trong ḷng,
“Tịnh không ngần-ngại;
“Đợi sau phải trái,
“Đă có trời xanh,
“Soi-xét tấm thành,
“Công minh phân xử.
“Đó chàng coi thử
“Luật của người ta,
“Thấp kém bao xa
“Luật ông Tạo-hóa.”

27.
NGƯỜI SĂN PHƯỢNG HOÀNG

Ngày xưa có bác đi săn,
Leo lên nứi đá, định “ăn” phượng hoàng;
Đi vừa đến chỗ rừng hoang,
Tiếng chim sở ước kêu vang bên ḿnh.
Anh ta nh́n khắp chung quanh,
Thấy con vật quư đỗ nhành cây thông.
Đă toan lấy thế giương cung,
Thấy chim đang ngủ giấc nồng lại thôi.
Chim kia vội nói ra lời :
“Hỡi người tráng sĩ nghe tôi bảo này!
“Xét trong tất cả đời nay,
“Khó ḷng gặp được một tay như chàng.
“Thật là can đảm giỏi-gian,
“Mới không thèm bắn phượng hoàng ngủ quên.
“Chẳng qua cùng bạn người tiên,
“Hai ta túc trái tiền duyên tự trời.
“Nhưng chàng c̣n phải đi chơi,
“Đi cho khắp cả mọi nơi hoàn cầu.
“Mười lăm năm nữa về sau,
“Hai ta sẽ lại gặp nhau chốn này.
“Trong khi dạo bước đó đây,
“Chắc ǵ chàng biết dở hay tỏ tường.
“Này là chiếc lá cành dương,
“Chàng nên giữ lấy đi đường mà coi.
“Aáy là cái kính soi đời,
“Trông qua sẽ biết ai người thực hư.”
Chàng kia được phép cáo từ,
Lui về dưới núi, ngao du năm hồ…
Một đêm chàng gặp hai cô,
Mỗi cô một lối điểm tô khác người.
Chàng liền lấy lá ra soi,
Thấy hai con quái hại đời người ta:
Một con là quỷ dạ-xoa,
C̣n con nho-nhỏ là ma-cà-rồng …
Hôm sau, chàng gặp một ông,
Bụng bằng cái trống, rê không nổi ḿnh;
Hoá ra con mọt hiện h́nh,
Bấy lâu vẫn gậm cột đ́nh của dân.
Chàng ta vào quán nghỉ chân,
Nhác trông một gă áo quần bảnh-bao,
Vẫn đi sui dục đồng bào,
Theo nhau kiện tụng cho hao tiền tài .
Chàng bèn lấy kính xem ai,
Thấy con hồ lớn mơm dài đẫy gang.
Chàng đang nghĩ-ngợi mơ màng,
Sau lưng bỗng thấy một chàng tuổi xanh,
Mặt to, mày rậm, mắt nhanh,
Nh́n ra th́ chính là anh dê già.
Chàng đi một quăng đường xa,
Gặp người khoe sách có và bốn kho
Nh́n qua chiếc lá tiên cho,
Thấy con người ấy là ḅ trắng răng.
Giận đời chẳng xiết nói năng,
Bên ḿnh lại thấy lăo tăng qua đường.
Tiều đồng quẩy níp kim-cương,
Nh́n ra cho kỹ là phường hổ mang.
Chàng đi bước một lang-thang,
Không dè đến xóm b́nh khang bao giờ.
Gặp hai bà lăo c̣n “tơ”,
T́m chồng chẳng thấy đang ngơ-ngẩn sầu.
Lá dương soi măi hồi lâu:
Một đôi sư tử đua nhau thét gào.
Chàng qua một chỗ xôn-xao,
Thấy người diễn thuyết đứng cao lưng trời,
Bao hoa những chuyện “trời ơi”
Lá dương nh́n thấy là ṇi khướu đen.
Bên ḿnh lại thấy người chen,
Đám đông chật ních cũng len chân vào,
Để cho rơi mất hầu bao,
Nh́n ra th́ thấy lông mao khắp ḿnh.
Aáy là một chú cừu xinh,
V́ ngu-ngốc quá, người khinh kẻ cười.
Lân-la lại gặp một người,
Cho vay nặng lăi đến mười lăm phân.
Soi qua mảnh kính của thần,
Người ki a bỗng thấy hiện thân đỉa sù.
Sau cùng thấy một thằng cu,
Nằm trong ḷng mẹ nghe ru “hỡi hời” !
Ra đời mới biết bú thôi,
Soi gương c̣n thấy là người thế gian.
Chàng ta ngẫm-nghĩ bàng-hoàng,
Chạnh ḷng sực nhớ phượng hoàng trên non.
Toan lên tính cuộc vuông tṛn,
Giật ḿnh thành giấc mộng con ở đời.
Chàng ta tỉnh dậy mỉm cười,
Ngẫm lời tiên dạy, biết lời chẳng ngoa;
Rằng trong mỗi một người ta,
Cóc con vật vẫn hiện ra hàng ngày.


28.
NGỰA VÀ KIẾN

Ngựa ô bước một trên đàng,
Chốc lưng quẩy một gói hàng khá to,
Vừa đi vừa thở ph́-pḥ,
Liếc trông đàn kiến đang ḅ dưới chân.
Hỏi rằng : “Bớ lũ tiểu nhân !
“Chúng bay đàn-đúm nhau khuân vác ǵ?
“Mà như chẳng vất-vả chi,
“Hay là thần thánh phù tŕ chúng bay?”
Kiến rằng : “Nói để người hay,
“Chúng tôi tha đám trứng này như chơi;
“Là v́ con của chúng tôi,
“Tuy rằng nặng nhọc mà coi nhẹ nhàng.
“C̣n như người ngựa tải hàng,
“Hàng thiên hạ tải nên càng nặng thêm.
“Việc ḿnh coi nhẹ như tên,
“Việc người như núi Tản-viên đè ḿnh.”

29.
TRE VÀ TRÚC

Nhân một bữa tre than cùng trúc:
“Cơ mầu này có lúc hết tre:
“Người ta chẳng biết kiêng dè,
“Làm nhà, làm cửa, đóng bè, cũng tôi.
“Nào đan rổ, đan thời , đan sọt,
“Nào làm sào, làm cót, làm thang,
“Lại c̣n đan thúng, đan sàng …
“Đẵn nhiều đến nỗi tan-hoang cả vườn”
Trúc nghe nói cảm thương gạt lệ,
Nhủ tre rằng : “Nghĩ thế mà chi!
“Cuộc đời thay đổi luân ly,
“Tre già măng mọc, lo ǵ mai sau!”

30.
HỒNG VÀ BÀNG
Trong vườn, về phía góc tây,
Có cây bàng lớn với cây bích-hồng.
Hồng th́ xinh-xắn dễ trông,
Bàng th́ che mát một vùng chung quanh.
Hồng rằng : “Nhác thấy quan anh,
“Tủi thân non nớt lá cành nhỏ-nhen.”
Bàng rằng : “Em dẫu đơn hèn,
“Bông hoa hồng thắm một phen ra đời,
“Hương bay ngào ngạt mọi nơi,
“Vườn này thêm vẻ tốt tươi cũng v́…”
Người đời lấy đấy mà suy,
Bé th́ việc nhỏ, lớn th́ việc to.


31.
MÁY BAY VÀ ĐÀN NHẠN

Phi cơ cưỡi gió đè mây,
Nhác trông đàn nhạn đua bay nực cười :
“Chúng bay phỏng được mấy hơi,
“Cũng bay cũng lượn để đời cười cho !”
Nhạn rằng : “Anh cậy anh to,
“Tự anh làm được nên tṛ ǵ không?
“Chẳng qua nhờ sức phi công,
“Thả ra, xuống bể xuống sông đi đời.
“Ta tuy hèn mọn thế thôi,
“Đă từng đi khắp mọi nơi xa gần.
“Tự ḿnh thân lập lấy thân,
“Làm ăn bay nhảy rộng chân hơn người.”
Mấy ḍng nhắn nhủ, ai ơi !
Bước đường đă phải cậy người dắt đi,
Xin đừng lên mặt nữa chi!


32.
LỬA VÀ GIÓ

Lửa vừa mới bén lên,
Gió đâu đến đứng bên,
Phồng mồm toan thổi tắt,
Lửa bèn giở khoé vặt
“Tôi non-nớt nhường này,
“Nỡ nào bác quá tay!
“Xin hăy đi nơi khác,
“Lát nữa, tôi tiếp bác.”
Gió nghe hót gật đầu,
Đứng lặng một hồi lâu.
Được dịp lửa hăng hái,
Từ phên leo lên mái.
Thấy ḿnh đă “khoẻ quân”
Lửa thách gió lại gần.
Gió đùng đùng nổi giận,
Lấy gân mồm thổi rấn,
Nhưng càng thổi bao nhiêu,
Lửa càng bốc như diều…
Cửa nhà quanh vùng ấy,
Đều ra gio cả dăy.
Cái hại mới nhú đầu,
Muốn trừ có khó đâu !
Nhưng nếu coi là bỡn,
Để hại ngày một lớn,
Muốn trừ chỉ thêm lo,
Như cháy gặp gió to.


33.
THỊT VÀ XƯƠNG

Bộ xương nhiếc bắp thịt:
“Nếu chẳng có ta đây,
“Th́ anh rơi rụng xuống,
“Như một đống bùn lầy.
“C̣n đâu là mặt mũi!
“C̣n đâu là chân tay!
“C̣n đâu là vẻ đẹp!
“C̣n đâu là nết hay!
Bắp thịt ung dung đáp:
“Nếu anh chẳng đỡ-đần,
“Tôi đành thân vô dụng;
“Đâu có mặt cơi trần!
“Nhưng nếu tôi đây chẳng
“Gom-góp một đôi phần;
“Th́ trơ xương với xẩu,
“Anh cũng bất thành nhân”

34.
MÈO CÁI GIÀ ĐEO CHUỖI TRÀNG HẠT

Chuột con đứng thập tḥ cửa tổ.
Gọi mẹ ra xem mụ văi mèo.
Vừa mừng vừa gọi vừa reo :
“Mẹ ơi! Bà cụ Măn đeo chuỗi tràng.
Miệng lẩm-bẩm cụ đang niệm Phật.
Bước khoan thai rơ thật hiền lành.
Từ rầy cụ đă tu hành.
Từ bi cụ chẳng sát sinh nữa rồi.
Gớm chuỗi hạt quư ơi là quư.
Bằng minh châu hay mỹ ngọc ǵ?
Con ra “Bạch cụ” ng̣ai kia.
Con xem chuỗi hạt rồi đi kiếm mồi.
Chuột mẹ vội rằng : “Thôi con chớ
Chớ vội tin mà lỡ đấy con”
Chuột con tính trẻ bồn chồn,
Không nghe lời mẹ chạy bon khắp nhà.
Mèo hấp tấp chồm ra vồ hụt,
Phúc bảy đời chú chuột tí hon.
Nguyên v́ mèo nọ chui luồn,
Chui phải chuỗi hạ quàng luôn vào đầu.
Chớ mèo có tu đâu chăng tá,
Mà chuột con vội-vă tin ngay.
Các em nhỏ nhớ lời này:
“Tin đạo đức giả có ngày khốn thân.”

35.
CON MỐI VÀ CON KIẾN

Con Mối trong nhà trông ra,
Thấy một đàn kiến đương tha cái mồi.
Mối gọi bảo : “Kiến ơi các chú,
Tội t́nh ǵ lao khổ lắm thay!
Làm ăn t́m kiếm suốt ngày,
Mà sao thân thể vẫn gầy thế kia.
Chúng ta đây chẳng hề khó nhọc,
Mà ồ ề béo trục, béo tṛn.
Ở ăn ghế chéo bàn tṛn
Nhà cao cửa rộng, tủ ḥm thiếu đâu”.
Kiến rằng : “Trên địa cầu muôn loại;
Hễ có làm thời mới có ăn
Sinh tồn là cuộc khó khăn
V́ đàn v́ tổ nên thân gầy g̣
Các anh chẳng vun thu xứ sở,
Cứ đục vào chỗ ở mà xơi,
Đục cho rỗng hết mọi nơi,
Nhà kia đổ xuống đi đời các anh.”


Cách-ngôn tục-ngữ ngụ-ngôn-hóa

Ngoài ra chúng ta c̣n thường được đọc trên các báo đây đó những bài ngụ-ngôn quảng diễn rất khéo léo những câu cách-ngôn tục-ngữ cửa miệng như “gần mực th́ đen”; “ếch ngồi đáy giếng”; “lấy thúng úp voi”; hay :
“Chim chích mà ghẹo bồ nông,
Đến khi nó mổ lạy ông tôi chừa.”

Ba bài đầu của tác giả Nguyễn-tài-Năng, trích trong tuần san thiếu nhi Tuổi xanh (1961); bài “chim chích với bồ nông” khuyết danh.

36.
CON KÉT

Két thường học nói cả ngày
Gần người thô tục két hay chửi thề
Được người đạo đức đem về,
Két luôn vâng dạ mọi bề đáng khen.
Rơ là gần mực th́ đen
Gần người bạn tốt ta bèn tốt theo.


37.
CON ẾCH

Giếng hang quanh-quẩn ngu đần
Eách chưa biết được xa gần mấy nơi
Không cùng tiến bộ với đời
Eách ngồi đáy giếng thấy trời bằng vung
Hay đâu đất rộng vô cùng,
Mênh-mông biển học vẫy vùng mới nên

38.
LẤY THÚNG ÚP VOI

Trùm voi bằng thúng được đâu
Voi to thúng nhỏ hở đầu ḷi đuôi
Chớ ḥng lấy thúng úp voi,
Xấu mà che đậy cũng ḷi xấu ra.
Chi bằng em cứ thật-thà
Lỗi th́ nhận lỗi rồi ta sửa ḿnh.


39.
CHIM CHÍCH VỚI BỒ NÔNG

Lũy tre có chú bồ nông,
Rủi khi rét lạnh nghỉ không kiếm mồi.
Chích đâu lại đậu gần nơi,
Thoạt tiên chích đă rụng-rời chân tay.
Sau thấy nông đứng ngây như tượng
Chích hoàn hồn bay lượn đến gần.
Dần-dà ra ư làm thân,
Mổ đuôi, kéo cánh, rỉa chân, cưỡi đầu.
Nông thấy vậy giận đâu đem lại,
Mổ chích ta một cái đáng đời.
Chích đành lăn khóc vang trời :
“Lạy ông tha thứ nay tôi xin chừa!”

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17