Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

TUYỂN TẬP VĂN CHƯƠNG NHI ĐỒNG - 4B

Trang 1A  1B  1C  1D   1E   1F   1G   1H   1I   1J   1K

Trang  2a  2b  2c  3a  3b  3c

 Trang  4a  4b  4c  4d  5a  5b  5c  5d 

QUYỂN BỐN  

 
THẦN THOẠI ( Tiếp Theo )
Việt Nam – Trung Hoa

 
DOĂN QUỐC SỸ
 
Sưu tập
 

 


HÙNG VƯƠNG

Hùng Vương trị đất Lạc, đặt tên là nước Văn Lang, chia ra thành nhiều khu vực cho các anh em mỗi người cai quản một nơi, c̣n một số th́ ở với mẹ.

Buổi đầu, vật dụng của dân chúng chưa đủ, lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ làm chiếu, lấy nước nhựa làm rượu, lấy bột cây quang lang làm cơm, lấy cầm thú ngư trùng làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, đốt rừng làm nương. Đất nhiều gạo nếp, lấy ống tre để nấu. Gác cây làm nhà để tránh hùm sói. Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng rú. Con mới sinh th́ lấy lá chuối lót. Khi trong nhà có người chết th́ lấy cối chày ra mà giă làm hiệu cho hàng xóm biết chạy đến giúp nhau. Trai gái lấy nhau chưa dùng trầu cau, chỉ mới lấy phong muối làm lễ đầu, rồi sau mới đem trâu dê tới. Dần dần thành lập kinh đô ở Phong Châu, các bộ lạc đặt dưới quyền tù trưởng gọi là Lạc tướng; các Lạc tướng chịu phục ṭng ít nhiều một vị tù trưởng có thế lực hơn hết cả gọi là Lạc hầu hay là Lạc vương. Con trai vương là quan lang; con gái là mỵ nương hay mệ nàng.

Trong xứ có nhiều ao, đầm, hồ, sông và tiếp giáp biển. Dân chúng sinh hoạt về nghề chài lưới thường bị các giống thủy tộc như thuồng luồng cá sấu làm hại. Hùng Vương nghe những tai nạn dân sự hay gặp phải mới bảo rằng :

- Ta cùng các anh em ta vốn thuộc giống rồng. Rồng thường ưa đồng loại mà ghét dị loại, vậy nên dùng chàm vẽ h́nh rồng vào người, để khi lặn xuống, các em ta nhận ra đồng loại mà không làm hại nữa.

Do đó mà người Lạc Việt có tục xâm ḿnh và tin rằng ḿnh là cháu giao long. Nước của Hùng Vương cũng v́ thế mà gọi tên là Văn Lang.

CHỬ ĐỒNG TỬ (*)

Đời Hùng Vương thứ ba, vua có người con gái tên là Tiên Dong, mới mười tám tuổi, nhan sắc xinh đẹp, không muốn lấy chồng, chỉ thường hay đi chơi các sông núi xem phong cảnh. Vua chiều công chúa mặc ư cho đi chơi không cấm. Mỗi năm trong tuần tháng hai, tháng ba, bơi thuyền chơi ở mạn sông làng Chử Xá (tức là làng Chử Xá huyện Văn giang bây giờ).

Ở làng ấy có một người tên là Chử Cù Vân và người con là Chử Đồng Tử. Hai cha con thiên tính từ hiếu, gặp khi nhà phải hỏa tai, của cải hết sạch cả, chỉ c̣n một cái khối vải, cha con thay đổi nhau, có ai đi đâu th́ đóng. Đến khi Cù Vân phải bệnh, dặn con rằng :
- Cha mà chết đi rồi th́ cứ táng trần cho cha, c̣n cái khố đấy để cho con.

Cù Vân mất, Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết truồng, lấy khố quàng cho cha rồi mới chôn. C̣n ḿnh th́ trần truồng đói rét khổ sở, ngày ngày đứng náu ḿnh bên sông, chờ có thuyền buôn qua lại th́ xin, hoặc là câu cá bán để hộ thân.

Một hôm, nàng Tiên Dong bơi thuyền đến chơi làng Chử Xá, chiêng trống om x̣m, đàn sáo rầm rĩ cờ tàn rợp đất, lính tráng rất đông. Chử Đồng Tử trông thấy sợ hăi, ẩn vào trong băi lau sậy, cào cát lên, nép ḿnh xuống dưới, rồi lấy cát trùm lên trên.

Tiên Dong bơi thuyền đến bến, thấy phong cảnh vui đẹp, mới lên băi cát đứng xem, nhân chỗ ấy sạch sẽ, mới cho giăng màn tứ vi trên băi cát để tắm. Tiên Dong vào màn cởi áo xiêm tắm táp một hồi lâu, giội nước trôi cát. Chử Đồng Tử trồi lên. Tiên Dong trông thấy giật ḿnh, nh́n ra biết là người con trai, mới gọi hỏi duyên cớ làm sao, th́ Đồng Tử cũng thú thật đầu đuôi làm vậy.

Tiên Dong bảo rằng :
- Ta nguyên không muốn lấy chồng. Nay sự đă thế này, tất là Nguyệt Lăo xe duyên đây.

Mới sai Đồng Tử tắm táp, ban cho quần áo, đem xuống thuyền ăn uống vui vẻ. Người trong thuyền ai cũng cho là kỳ dị.

Đồng Tử thoạt nhất định xin từ, không dám lấy, Tiên Dong bảo rằng :
- Thiếp với chàng tự trời xe duyên can ǵ mà từ.

Đồng Tử từ măi không được phải nghe. Từ bữa ấy, hai người kết làm vợ chồng.

Có người về tâu với vua Hùng Vương, vua nổi giận, nói rằng :
- Tiên Dong không biết tiếc danh giá, chơi bời đường xa, lấy kẻ nghèo hèn, c̣n mặt mũi nào mà nh́n đến ta !

Tiên Dong v́ thế sợ hăi không dám về, mới cùng Đồng Tử lập ra phố xá buôn bán với dân. Buôn bán mỗi ngày một phồn thịnh, dần dần thành ra một làng. Các khách buôn bán ngoại quốc qua lại, ai cũng coi bà Tiên Dong là chủ cả vùng ấy.

Có một người lái buôn bảo với Tiên Dong rằng :
- Nếu được trăm cân vàng, cho người đi với tôi ra ngoài bể, buôn những đồ quư, sang năm tất được lăi gấp mười.

Tiên Dong mừng rỡ, bảo với Chử Đồng Tử rằng :
- Vợ chồng ta tự trời dắt lại, cơm áo mặc cũng là tự trời cho, vậy th́ chàng nên đem vàng ra bể mà buôn.

Chử Đồng Tử đem vàng đi với người lái buôn ra ngoài bể. Đến núi Quỳnh Lăng, trông lên núi có một am nhỏ, Đồng Tử trèo lên xem phong cảnh. Trong am có một nhà sư trẻ, tên là Phật Quang, thấy Đồng Tử có cách điệu thần tiên, muốn truyền phép cho Đồng Tử. Đồng Tử ở liền ngay đấy học đạo. Được hơn một năm, Đồng tử trở về, Phật Quang tặng cho một cái gậy, một cái nón và dặn rằng :
- Phép linh thông ở cả cái gậy và cái nón nầy.

Đồng Tử vâng lĩnh từ về, đem đạo Phật dạy Tiên Dong. Tiên Dong tỉnh ra, mới bỏ cửa hàng buôn, hai vợ chồng rủ nhau đi học đạo. Một hôm đi xa, trời đă tối mà chưa đến chỗ dân cư, mới tạm chống gậy và che cái nón ở dọc đường mà nghỉ. Canh ba đêm hôm ấy, bỗng dưng hiện ra thành quách, lầu ngọc, điện châu, kho tàng, dinh phủ, vàng, bạc, châu báu, giường sập, màn trướng, lại có tiểu đồng, ngọc nữ, tướng sĩ, thị vệ hầu hạ xung quanh.

Sáng ngày hôm sau, ai ai trông thấy cũng lấy làm lạ lùng kinh hăi, tranh nhau mang hương hoa ngọc thực đến dâng. Lại có đủ văn quan vơ tướng chia quần canh giữ các cửa thành, tựa hồ một nước.

Vua Hùng Vương thấy chuyện như vậy, cho là làm loạn, sai quan quân đến đánh. Khi quan quân sắp đến nơi, bộ hạ xin đem binh ra cự.

Tiên Dong cười nói rằng :
- Việc nầy không phải tại ta làm ra, bởi tự trời xui nên thế. Ta dù sống chết đă có trời, dám đâu cự nhau với cha? Ta chỉ thuận theo lẽ phải, mặc ư cha ta giết chết cũng cam tâm.

Khi quan quân tiến đến, đóng ở châu Tự Nhiên (bây giờ là phủ Khoái Châu), c̣n cách bên này một con sông. Trời đă tối, quân chưa kịp sang sông. Đến nửa đêm, bỗng nhiên trời nổi giông gió, bay cát đổ cây, rồi th́ toàn khu vợ chồng Tiên Dong ở, cửa nhà, người, giống vật trong một lúc bay cả lên trời; chỉ c̣n băi đất không ở lại trong đầm mà thôi. Bởi thế băi ấy gọi là băi Tự Nhiên; đầm ấy gọi là đầm Nhất Dạ (một đêm).

Dân ở đấy thấy sự lạ lùng mới lập miếu để thờ. Về sau, vua Triệu Việt Vương đóng binh trong đầm, cự nhau với quân nhà Lương. Tướng nhà Lương là Trần Bá Tiên đánh măi không được. Đến lúc Bá Tiên trở về, ủy cho t́ tướng là Dương Sàn vây đánh. Triệu Việt Vương thiết đàn trogn đầm cầu khẩn, xin thần giúp cho. Bỗng thấy một ông thần (tức là Chử Đồng Tử) cưỡi rồng xuống đàn, bảo rằng :
- Ta tuy đă lên trời, nhưng uy linh vẫn c̣n ở đây. Người có ḷng thành cầu đếm ta, vậy ta xuống giúp.

Nói đoạn nhổ một cái vuốt chân rồng, trao cho Triệu Việt Vương và dặn rằng :
- Người lấy cái vuốt rồng này, cắm lên chỏm mũ đâu mâu, th́ đi đến đâu, giặc phải tan đến đấy.

Nói vừa dứt lời, rồng bay vụt lên trời biến mất.

Triệu Việt Vương nghe lời, cắm vuốt rồng lên trên chỏm mũ. Tự bấy giờ sức khỏe mạnh hơn trước, thanh thế mỗi ngày một to, mới đem quân ra đánh nhau với Dương Sàn, chém được Dương Sàn tại trước trận, quân nhà Lương phải tan, chạy hết về Tàu.

PHỤ CHÚ : Theo giáo sư Trần Ngọc Ninh (bài báo đă dẫn), với người dân miền núi, tất nhiên ngọn núi cao nhất là ngọn ghê gớm nhất, linh thiêng nhất như đệ nhất cao sơn Tản Viên của Việt Nam, một h́nh ảnh của Ḱnh thiên trụ nối liền trời đất, như núi Meru của Ấn độ, Côn Lôn của Trung Hoa, Gêrizim của Do Thái, Kuaba của Islam. Nhưng với người dân miền đồng bằng ven sông, trên băi không, cắm cái gậy xuống đất, úp nón lên, thành biểu tượng của cột chống trời, linh thiêng hiển hiện, đất cấm trở nên ở được, trù phú (xin đọc lại : “Ư nghĩa cột chống trời” trang 8-9 trên đây). Như vậy Chử Đồng Tử là h́nh ảnh của kẻ đầu tiên chinh phục miền đồng bằng và mở đầu cho xă hội ngư nông. Ư nghĩa di ngôn : hăy để yên cho người dân sinh sống và lập nghiệp, v́ nếu đố kị mà đem quân xuống, tất cả nền văn hóa đồng bằng có thể tiêu tan trong một đêm, làng mạc trù phú lại trở thành một băi tự nhiên.

(*) Theo bản văn của Phan Kế Bính, Nam Hải Dị Nhân, Saigon : Mặc Lâm, 1958.

SỰ TÍCH TRẦU CAU *

Ngày xưa, vào đời vua Hùng Vương thứ tư, có nhà họ Cao, sinh hai người con trai giống nhau như hai giọt nước, đặt tên là Tân và Lang. Hai anh em đều khôi ngô và tŕu mến nhau, ít khi rời nhau. Bà mẹ nhiều khi cũng không phân biệt được đứa nào là anh, đứa nào là em. Khi anh em mới được mười lăm, mười sáu tuổi th́ cha mẹ đều chết v́ một trận hỏa hoạn, thiêu rụi nhà cửa và của cải. Đôi trẻ mồ côi được một ông quan họ Lưu nghĩ t́nh bạn đồng liêu với họ Cao thân sinh ra hai anh em, bèn đưa về nhà nuôi.

Họ Lưu có một cô gái tên là Xuân Phù đang tuổi dậy th́, định bụng gả cho một trong hai anh em. Nàng Xuân Phù không làm sao phân biệt được: hai anh em giống nhau từ nét mặt đến tính t́nh, tài học. Hai anh em lại tranh nhau nhường nhịn, người này muốn cho người kia được ḷng cô gái đáng yêu. Một hôm, ông quan họ Lưu sai con gái dọn ra một mâm cơm để chọn rể, bầy đầy thức ăn, hai cái bát, nhưng chỉ có một đôi đũa. Người em liền cầm lấy đôi đũa đưa mời anh ăn trước. Ông quan họ Lưu nh́n nhận người anh làm rể.

V́ t́nh quư mến anh, Lang cũng dễ dàng thắng được mối t́nh đối với người con gái đă trở nên chị dâu ḿnh.

C̣n Tân th́ mải mê theo t́nh duyên mới, hóa ra lơ là đối với em trai. Lang âm thầm đau khổ, sót sa anh v́ t́nh vợ chồng mà quên t́nh ruột thịt, rồi đến một hôm không c̣n chịu đựng được nữa, Lang bỏ nhà anh chị ra đi.

Người em cứ thẳng trước mặt mà đi, đi măi không kể mệt nhọc, cho đến khi tới một con sông lớn. Không vượt qua sông được, người em đành ngồi lại bên bờ, nghĩ đến số phận ḿnh mà chết ṃn trong đau đớn. Rồi người em hóa thành ḥn đá.

Người anh ở nhà lâu không thấy em về, đoán hiểu duyên cớ, lấy làm hối hận, vội vàng đi t́m. Đi được mấy ngày, người anh đến bờ sông, mệt nhọc ngồi xuống cạnh ḥn đá, tựa đầu lên nghĩ nhớ thương em mà chết. Rồi người anh hóa thành cây thân cao thẳng tắp có trái và lá khoảng ngọn.

Người vợ ở nhà, ṃn mỏi trông chồng, mỗi ngày một biệt tăm cũng lên đường đi t́m. Nàng lê bước tới sông, mệt nhoài ôm lấy thân cây cho khỏi ngă, rồi khóc lóc nghĩ nhớ thương chồng cho tới chết, hóa thành một thứ dây leo quấn lấy thân cây cao thẳng.

Dân chúng ở vùng được báo mộng bèn dựng đền thờ vong linh ba người. Sau đó gặp năm đại hạn, cây cỏ khắp nơi đều khô héo, chỉ riêng cây kia và dây leo quấn quanh là vẫn xanh tươi. Tin lại đồn đi, khách thập phương kéo đến lễ rất đông. Vua Hùng Vương cũng ngự tới nơi, nghe các bậc bô lăo trong làng kể lại câu chuyện hóa thân của ba người lấy làm cảm động bèn cho hỏi các quan hầu về việc lạ lùng kia. Một vị lăo thần tâu : “Tâu bệ hạ, lệ thường muốn biết sự liên quan máu mủ ruột thịt của hai người, th́ chích lấy hai giọt máu của đôi bên mà ḥa lẫn với nhau.Hễ hai giọt máu ḥa trộn lại với nhau th́ đúng cùng là một ḍng huyết cha mẹ mà ra. Bệ hạ hăy cho trộn lẫn lá dây leo kia với trái cây nọ cùng bột đá này thử xem sao?

Vua nghe theo, ra lệnh nung đá thành vôi, rồi tán nhỏ, quệt lên lá trầu nhai lẫn với trái cau th́ thấy hóa thành một màu đỏ thắm tươi như máu. Cho rằng đây là t́nh nghĩa của hai anh em và người vợ đă chết kết tinh lại, vua Hùng Vương truyền cho dân chúng đem hai thứ cây kia về trồng, gọi tên là cau và trầu. Từ đó nước ta có tục lệ dùng trầu cau trong lễ cưới hỏi để nhắc nhở đến sự tích trên. Trầu cau tượng trưng cho t́nh nghĩa thắm thiết giữa anh em vợ chồng.

(*) Bản văn Hoàng Trọng Miên, VNVHTT II, Cổ tích (Sài G̣n, 1959), tr. 114-115

PHỤ CHÚ : “Sự tích Trầu Cau” kể trong Lĩnh Nam Chích Quái chỉ thấy ghi là : “Đời thượng cổ có một chàng tên là …” và “trong khoảng tháng bảy, tháng tám, khi nóng c̣ng nồng, Hùng Vương đi tuần hành thường nghỉ chân ở đây để tránh nắng.” (Bản dịch Lê Hữu Mục tr.50). Không thấy nói là vào đời Hùng Vương thứ mấy.

Bản của Hoàng Trọng Miên trên đây th́ ghi là đời vua Hùng Vương thứ tư. V́ vậy truyện được xếp sau truyện “Chử Đồng Tử”, đời vua Hùng Vương thứ ba.

Ông Hoàng Trọng Miên cũng đă xếp truyện trên vào quyển hai “Cổ tích”. Quả thực truyện Trầu Cau đă dời xa không khí thần thoại thuần túy mà xuống tới cuối ḍng tiến triển thành huyền thoại (Ph. légende), khoảng này là giao lưu lẫn biên giới giữa thần thoại với truyện cổ tích. Tuy nhiên soạn giả vẫn xếp truyện này cùng truyện “Bánh Dầy Bánh Chưng” vào tập thần thoại để giữ cho trọn vẹn những huyền thoại xây dựng văn hóa của ṿng Hùng Vương, sau những huyền thoại khai phá thiên nhiên gây dựng đất sống cho ḍng giống của ṿng Lạc Long Quân trước đấy. (Chữ dùng của giáo sư Trần Ngọc Ninh, bài báo đă dẫn).


PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG


Đời Hùng Vương thứ sáu, thiên hạ đương thái b́nh th́ Ân Vương ở phía Bắc lấy sự thiếu lễ triều cống, giả đi tuần thú để xâm chiếm nước ta.

Hùng Vương nghe được mới triệu quần thần hỏi về kế hoạch đánh hay giữ. Có nhà phương sĩ dâng lời nói rằng :
- Không ǵ bằng cầu Long Quân để nhờ âm phù.

Hùng Vương nghe theo mới đắp đàn trai giới, đặt vàng bạc lụa là ở trên bàn, đốt hương cầu tế ba ngày th́ trời cảm sấm mưa, thoắt thấy một ông già cao hơn sáu thước, mặt vuông, bụng lớn, râu mày bạc phơ, ngồi ở ngă ba mà nói cười ca múa. Người ta trông thấy, ngờ là người phi thường mới tâu vua. Vua thân hành ra bái yết rước vào trong đàn; ông già không ăn uống, không nói năng ǵ cả.

Hùng Vương đến trước hỏi rằng :
- Nay binh nhà Ân sắp sang đánh, hơn thua ra sao, nếu có kiến thức ǵ xin chỉ bảo cho.
Ông già giây lát mở thẻ ra bói, thưa với vua rằng :
- Sau ba năm giặc mới qua đánh.
Vua hỏi kế hoạch để đánh giặc. Ông già đáp rằng:
- Nếu có giặc đến th́ phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ tốt để cho nước có uy thế, rồi t́m khắp thiên hạ, ai dẹp được giặc th́ phong cho tước ấp. Hễ được người ấy th́ dẹp giặc không khó nữa.

Nói đoạn, bay lên không mà đi mới biết là Long Quân.

Vừa đúng ba năm, biên binh cáo cấp có quân Ân sang. Hùng Vương y theo lời nói của lăo nhân, sai sứ đi khắp thiên hạ để t́m người dẹp giặc.

Bấy giờ ở làng Phù Đổng, bộ Vơ Ninh (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay) có một người đàn bà đă ngoài sáu mươi, cách đó mấy năm, một hôm ra đồng trông thấy một vết chân người rất to lớn, lấy làm lạ bèn ướm thử ướm chân ḿnh vào. Tự nhiên khi ướm chân bà thấy xúc động cả người, rồi về nhà thọ thai, sinh ra một đứa bé trai, đặt tên là Gióng. Đă lên ba rồi mà đứa trẻ vẫn không biết lật và cũng không biết nói.

Đến ngày sứ giả Hùng Vương đi qua làng rao t́m người tài giỏi đánh giặc, đứa trẻ tự nhiên ngồi dậy cất tiếng xin mẹ mời sứ giả đến, rồi nói với sứ giả :
- Người hăy lập tức về tâu với vua đúc cho ta một con ngựa sắt cao mười tám thước, một gươm sắt dài bảy thước, một cái nón sắt, kẻ này cỡi ngựa, đội nón đi đánh giặc cho, giặc sẽ phải tan tành, nhà vua việc ǵ mà lo.

Sứ giả chạy về tŕnh cáo với vua. Vua mừng bảo rằng :
- Thế th́ ta không lo ǵ vậy.
Quần thần đều tâu :
- Một người đánh giặc, làm sao mà phá nổi?
Vua nói :
- Đó là Long Quân giúp ta, lời lăo nhân đă nói trước không phải là nói không, các người không nên ngờ.

Rồi sai luyện ngựa sắt, gươm sắt, và nón sắt. Sứ giả đem tất cả đến; bà mẹ thấy thế cả kinh, sợ họa đến ḿnh. Đứa trẻ cả cười nói rằng :
- Mẹ đem cơm thật nhiều cho con ăn, con đi đánh giặc, mẹ đừng lo sợ.

Rồi đứa trẻ lớn rất mau, áo cơm hàng ngày bà mẹ cung cấp không đủ; hàng xóm nấu thêm cơm, làm thịt trâu, mang thêm rượu bánh, thế mà đứa trẻ ăn vẫn không no bụng, vải lụa mang chẳng kín ḿnh, cửa nhà cũng không vừa, phải ken cỏ lau lợp một cái nhà to cho ở.

Đến khi quân nhà Ân kéo tới Châu Sơn (thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh bây giờ), đứa trẻ mới duỗi chân đứng dậy, ḿnh cao hơn mười trượng, nghểnh mũi mà nhẩy, nhẩy mũi hơn mười tiếng rồi tuốt gươm nói lớn :
- Ta là thiên tướng đây !

Bèn đội nón sắt, nhảy lên ngựa sắt, ngựa phi như bay, chỉ chớp mắt đă đến sát lũy giặc ở chân núi Châu Sơn. Quan quân vội vă ùa theo sau. Ngài xông vào trận thẳng tay đánh phá, quân Ân cả vỡ, thây chết ngổn ngang. Đang lúc một ḿnh một ngựa đánh giết lũ giặc hung tợn, thanh gươm độc nhất bỗng bị găy ngang. Ngài với tay nhổ cả bụi tre ở bên đường, quật vào đầu quân giặc đă tán loạn hàng ngũ. Quân giặc tan nát tựa hồ đất lở ngói tan, tranh nhau lạy phục xuống đất, kêu rằng :
- Lạy ngài, ngài là thần tướng trên trời, chúng con xin chịu hàng cả.

Đánh tan giặc xong, ngài phi ngựa lên ngọn núi Sóc, cởi áo giáp bỏ lại rồi cưỡi ngựa bay lên trời, chỉ lưu dấu chân trên đá ở dưới núi mà thôi.

Tục truyền rằng các hồ ao ở trong rừng từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, đều là dấu vết chân ngựa sắt của ngài để lại. Khu rừng rậm bị đốt cháy ngày nay c̣n mang tên là làng Cháy. Những bụi tre ngài nhổ lên đánh giặc bây giờ thành rừng ở huyện Gia B́nh, gọi là tre đằng ngà.

Hùng Vương nhớ đến công lao không biết lấy ǵ để đền báo mới tôn làm Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ở vườn nhà làng ấy, cho ruộng một trăm khoảnh để làm lễ hưởng tế xuân thu.
Đời nhà Ân hai mươi bảy vua, trải qua sáu trăm bốn mươi năm, không dám đem binh sang đánh nữa.

Theo sách Việt Điện U Linh tập (phần tục bổ của Nguyễn Văn Chất), th́ đời Lê Đại Hành quan Khuông Việt Thái Sư là Ngô Cảnh Chân có qua núi Vệ linh, đêm mộng thấy thần, bèn cho đốn cây cổ thụ tạc tượng lập đền. Năm Thiên Phúc nguyên niên, quân Tống vào cướp, vua nghe đền này linh ứng, bảo Thái sư đến cầu đảo.

Lúc bấy giờ quân nhà Tống đóng trong làng Tây Kết, hai bên chưa đánh nhau, quân Tống tự nhiên kinh hăi, kéo lui, đóng ở ḍng sông Chi Giang, lại gặp sóng cả gió to, giao xà nổi dậy, chúng càng kinh sợ mà bỏ chạy, tướng nhà Tống là Quạch Quỳ đành kéo quân trở về Tàu.

Vua lập đền thờ để phụng tự.

PHỤ CHÚ : Trong sách Việt Điện U Linh Tập lời “tiếm b́nh” có viết :
“ … Duy giáng thế mà đuổi được giặc Ân, hiển thánh mà lui được binh Tống, có công đức với dân, không ǵ lớn hơn nữa; sở dĩ được hưởng trăm ngh́n năm trai gái nghi cúng vái, hơn cả các vị thần khác được liệt vào hàng bất tử, có phải t́nh cờ mà được vậy đâu?

Đền miếu Phù Đổng đứng vào bậc nhất, bốn tổng lớn như Thắng, Đổng, Minh, Viên tuế tiết phụng tự rất là thành kính, mỗi năm đến ngày mồng chín tháng tư có hội làm hội lớn của Bắc Giang. Các tổng miền thượng du ở sát núi Vệ Linh là chín tổng, mỗi khi đến lễ đại hội th́ lấy đồ lộ bộ bằng đồng thực mà nhóm lại đánh nhau để diễn lại vũ công của Thiên Vương.

Đền thờ ở làng Cảo Vương làm cảnh đẹp cho kinh đô, đến đầu năm làm lễ tế đầu xuân th́ thực là nơi đô hội của cả một phương. Âm linh chói lọi, chín tầng trời hâm mộ đoái hoài, làm lặng bụi dơ mà phục hồi bờ cơi, suối trong nước lặng, nước Việt ta yên ổn vững vàng như bàn thạch Thái Sơn thực là nhờ sức hiển tướng của thiên vương vậy.”

Sách Linh Nam Chính Quái kể truyện ngài có bài thơ rằng :
Vệ linh năm tháng đám mây nhàn,
Muôn tía ngh́ hồng chói thế gian,
Ngựa sắt ở trời danh ở sử,
Uy linh lừng lẫy khắp giang san.

Về huyền thoại di ngôn Phù Đổng Thiên Vương này, giáo sư Trần Ngọc Ninh có ghi những lời cảm động như sau, chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn:

… Trong tâm lư thần thoại của người thái cổ không riêng ǵ ở Việt Nam, sự so chân mà thụ thai là dấu hiệu của một định mệnh phi thường.

Huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương là một huyền thoại sống của dân tộc trong cả một vùng từ Bắc Ninh lên tới Phủ Lạng Thương. Một huyền thoại sống là một huyền thoại được dân tin như một chân lư tối thượng và tuyệt đối tin hơn cả những ǵ trước mắt tin v́ c̣n có bằng chứng hiển nhiên, tin v́ chứa đựng một ư nghĩa cao cả vừa quyến rũ vừa làm cho kinh hoàng như một sự thiêng liêng.

… Phù Đổng Thiên Vương được các nho sĩ thời xưa coi là cái hạo khí của giang sơn hun đúc mà thành. Truyền thuyết cho là một hậu thân của thần Lạc Long. Cũng như Lạc Long, cậu bé làng Gióng đă tạo ra cả giang sơn cảnh vật một vùng. Vĩ tích của Phù Đổng Thiên Vương cũng là một vĩ tích để cứu dân tộc.

Nhưng những khác biệt giữa Lạc Long và Phù Đổng hàm chứa những di ngôn khác nhau. Phù Đổng là một đứa trẻ sinh ra trong chốn dân gian. Đứa trẻ ấy yếu ớt, mỏnh manh và chịu đựng. Nó câm và không nhúc nhích. Nhưng khi thời đă đến, th́ nó có thể vươn lên với một sức mạnh không ai cản nổi. Nó dùng gươm sắt, nhưng sự chiến thắng sau cùng là nhờ cây tre mọc ngay trên đất Việt. Sức mạnh quyết định là bụi cây mọc ở bờ làng, tượng trưng nền văn hóa của dân tộc. Và khi thành công rồi th́ cởi áo bỏ lại rồi lặng lẽ mà tan biến vào hư vô, không ai t́m thấy được nữa.

Phù Đổng Thiên Vương là người dân nước Việt, sinh ra trong bóng tối, lớn lên trong nhẫn nại và nghèo khổ, nhưng có thể làm được những việc phi thường mà không cần đ̣i hỏi đến công lao. Cái ǵ có thể biến đổi con người đến mức đó ? Chính là ḷng tin của Hùng Vương! Hùng Vương không đ̣i dân tin nơi ḿnh, nhưng chính Hùng Vương tin nơi dân, người dân câm và yếu, kiên nhẫn và chịu đựng, nhưng khi được ngựa và gươm có thể vươn vai mà thành Phù Đổng Thiên Vương *

(*) Trần Ngọc Ninh, “Huyền Thoại Việt Nam”, Tân Văn 14 (tháng 6-1969), 34,35.

TRUYỆN BÁNH DẦY BÁNH CHƯNG *

Sau khi Hùng Vương đă phá giặc Ân rồi, trong nước thái b́nh mới lo việc truyền ngôi cho con, hội hai mươi hai vị công tử lại mà bảo rằng :
- Đến kỳ cuối năm, đứa nào làm vừa ḷng ta biết đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng tiên vương để tṛn đạo hiếu th́ ta sẽ truyền ngôi cho.

Các công tử lo đi t́m các vị chân kỳ, hoặc săn bắn, chài lưới, hoặc mua ở chợ, vụ được nhiều của ngon vật lạ không biết bao nhiêu mà kể. Duy có công tử thứ chín tên là Lang Liệu, bà mẹ hàn vi đă lâm bệnh mà quá cố rồi, tả hữu lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm thao thức ăn ngủ không yên.

Hốt nhiên mộng thấy thần nhân bảo rằng :
- Trong trời đất không có vật ǵ quư bằng gạo, v́ gạo là của để nuôi dân, người ta ăn măi không chán, không có vật ǵ đứng trước được. Nếu lấy gạo nếp hoặc gói làm h́nh tṛn để tượng trời, hoặc gói làm h́nh vuông để tượng đất, ở trong làm nhân cho thật ngon, bắt chước h́nh trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ư cái ơn trời đất phát dục vạn vật, như thế th́ ḷng cha sẽ vui, tôn vị chắc được.

Lang Liệu kinh sợ tỉnh dậy, mừng rằng : “Thần minh giúp ta, ta nên bắt chước theo mà làm.”

Lang Liệu mới lựa hột nếp nào trắng tinh, hoàn toàn không sứt mẻ th́ đem vo kỹ, để cho ráo, rồi lấy lá chuối gói thành h́nh vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu đi cho chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu sôi đem giă cho thật nhuyễn, nặn làm h́nh tṛn để tượng h́nh trời, gọi là bánh dày.

Đúng kỳ, Vương hội các con trưng bày phẩm vật; các con đem lại không thiếu thức ǵ, duy Lang Liệu đem bánh tṛn, bánh vuông đến dâng. Hùng Vương lấy làm lạ hỏi Lang Liệu, Lang Liệu tŕnh bày như lời thần nhân đă bảo. Vương thân hành nếm thử th́ thấy vị ngon vừa miệng, ăn không chán, phẩm vật của các công tử khác không sao hơn được. Vương khen ngợi giây lát, rồi cho Lang Liệu được giải nhất.

Năm hết, Vương dùng bánh ấy dâng lên Tiên Miếu và cung phụng cha mẹ, thiên hạ bắt chước truyền đến bây giờ, lấy tên của Lang Liệu để gọi là Tiết Liệu.

Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liệu; hai mươi mốt anh em đều giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, cứ thủ núi sông để làm hiểm cố.

(*) Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam Chích Quái (Saigon, 1960), bản dịch Lê Hữu Mục, tr. 58-59

THẦN NÚI TẢN VIÊN

Xưa kia Vua Lạc Long khi chia con cùng nàng Âu Cơ, đem năm mươi trai về biển, trong số có Hương Lang. Một hôm, Hương Lang dời hải quốc vào cửa bể Thần Phù (bây giờ thuộc tỉnh Nam Định), ḷng những muốn t́m một nơi cao ráo thanh u, dân chúng thuần hậu mà ở. Thần chèo thuyền từ sông Cái đến làng Long Đậu, thành Long Biên, rồi lại chèo từ sông Linh Giang đến bến Phiên Tân thuộc huyện Phúc Lộc. Tới đây, thần trông thấy núi Tản Viên mỹ lệ, ba tầng cao chót vót, h́nh như cái tán, dân ở dưới núi tục chuộng tố phác, thần bèn từ phía Nam núi hóa phép mở một con đường thẳng như dây đàn từ bến Phiên Tân thẳng đến Tản Viên, đường qua cánh đồng làng Vệ Đỗng và làng Nham Toàn, lại qua cánh đồng Thạch Bạn, Vân Mộng, rồi lên măi từng núi cao nhất để ở. Mỗi chặng đường nghỉ ngơi như vậy, thần bèn hóa phép hiện ra lâu đài nguy nga tráng lệ.

Thần tự khi ở núi ấy, thường thường ra chơi sông Liễu Hoàng xem cá. Chỗ nào có phong cảnh đẹp cũng đến chơi. Hễ cứ dạo gót qua thăm nơi nào lại hóa phép hiện ra đền đài nơi đó để nghỉ ngơi . Dân làng trông thấy chỗ nào có dấu đền đài, th́ lại lập đ́nh miếu để thờ.

Lại có truyền thuyết khác kể rằng thần núi Tản Viên tuy thuộc ḍng dơi vua Lạc Long nhưng thuở lọt ḷng bị bỏ rơi trong rừng, được một người tiều phu gặp đem về nuôi, đặt tên là Kỳ Mạng *. Sở dĩ thần có tên nầy là v́ trước khi gặp cha nuôi, đứa bé mới lọt ḷng đă được dê rừng cho bú, chim chóc ấp ủ cho khỏi chết. Kỳ Mạng chóng lớn khôn, theo nghề cha nuôi ngày ngày vác ŕu vào rừng đốn củi.

Một hôm, Kỳ Mạng đốn một cây đại thụ. Cây to lớn quá, chặt từ sáng đến chiều mà vẫn chưa hạ nổi. Bỏ dở ra về, đến sáng hôm sau trở vào rừng, Kỳ Mạng hết sức ngạc nhiên thấy những vết chặt đă dính liền lại khắp thân cây. Kỳ Mạng xách ŕu lại chặt nữa, suốt ngày ráng hết sức không xong, đến ngày thứ hai trở lại cũng thấy cây vẫn nguyên vẹn như chưa hề bị động tới. Không nản chí, Kỳ Mạng ra công cố chặt nữa, quyết hạ cho kỳ được, rồi đến tối ở lại nấp gần cây ŕnh xem sự thể. Vào khoảng nửa đêm, Kỳ Mạng thấy một bà lăo hiện ra, tay cầm gậy chỉ vào cây, đi một ṿng quanh cây, tự nhiên những vết chặt lại liền như cũ. Kỳ Mạng nhảy ra khỏi chỗ nấp, tức giận hỏi bà lăo sao lại phá công việc làm ăn của ḿnh. Bà lăo nói :
- Ta là thần Thái Bạch. Ta không muốn cho cây này bị chặt v́ ta vẫn nghỉ ngơi ở trên cây.

Kỳ Mạng mới phản đối:
- Không chặt cây th́ tôi lấy ǵ mà nuôi sống?

Bà thần đưa cho Kỳ Mạng cái gậy và dặn rằng : “Gậy này có phép cứu được bách bệnh. Hễ ai ốm đau chỉ cầm gậy gơ vào chỗ đau là khỏi, vậy ta cho ngươi để cứu nhân độ thế”.

Kỳ Mạng nhận gậy thần, từ đấy bỏ nghề kiếm củi, đi chữa bệnh cho người đau. Có một hôm, đi qua sông thấy lũ trẻ chăn trâu đánh chết một con rắn trên đầu có chữ vương, Kỳ Mạng biết là rắn lạ mới cầm gậy thần gơ vào đầu con rắn th́ con rắn ấy sống lại, ḅ xuống sông mà đi mất.

Được vài hôm, bỗng có một người con trai, đem đồ vàng ngọc, châu báu đến nói rằng :
- Thưa ngài, tôi là Tiểu Long Hầu, con vua Long Vương** bể Nam. Bữa trước tôi đi chơi trên trần, chẳng may bị bọn trẻ con đánh chết. Nhờ có ngài mới được sống, vậy xin có của này đến tạ ơn.

Kỳ Mạng nhất định không lấy. Tiểu Long Hầu mới cố mời xuống chơi dưới bể, đưa ra một cái ống linh tê, để Kỳ Mạng có thể rẽ nước mà đi.

Long Vương thấy ân nhân cứu con ḿnh xuống chơi th́ mừng lắm, mở tiệc thết đăi ba ngày, rồi đưa tặng nhiều của quư lạ, nhưng Kỳ Mạng vẫn một mực chối từ. Sau cùng Long Vương mới biếu một quyển sách ước. Lần này Kỳ Mạng nhận sách mang về trần. Cuốn sách ước chỉ gồm có ba tờ bằng da cá, ngoài bọc vỏ rùa. Ba trang sách, mỗi trang chứa một tính chất : Kim, Mộc, Hỏa … chỉ thiếu một trang Thủy mà Long Vương giữ lại.

Kỳ Mạng mới bắt đầu thử xem linh nghiệm ra sao, mở sách ra đặt tay vào trang Hỏa khấn khứa th́ được nghe thấy sấm sét giữa lúc trời quang mây tạnh, rồi chỉ trong nháy mắt trên trời vần vụ đầy mây, chớp sáng, sấm sét nổi lên rung chuyển cả bầu trời.

Kỳ Mạng mỉm cười đắc ư, đặt tay vào trang Mộc, ước ao thấy một rừng cây đi. Tức th́ những cây ở trước mặt chàng tự nhiên tiến bước như một đạo quân.

Kỳ Mạng gấp sách lại, thấy ḿnh từ đấy uy quyền, sức mạnh không c̣n ai sánh kịp. Rồi bắt đầu lang thang đó đây cứu giúp đời. Khi đă thành thần rồi, nhân một hôm qua cửa Thần Phù, ngài mới ngược ḍng sông lên núi Tản Viên, ở luôn tại đấy. Với cuốn sách ước, ngài dựng lên những lâu đài cung điện nguy nga giữa chốn rừng núi hoang vu.

Từ đó tiếng đồn đi rằng núi Tản Viên do một vị thần phép thuật thần thông cai quản. Thần Tản Viên c̣n có tên gọi là Sơn Tinh nữa.

(*) Theo Phan Kế Bính, tác giả Nam Hải Dị Nhân th́ thần thuộc ḍng dơi vua Lạc Long, thuở hàn vi vào rừng kiếm củi. Theo bản văn của Hoàng Trọng Miên, tác giả VNVHTT, kể thêm thuyết thần núi Tản Viên xưa là một đứa con bị bỏ rơi trong rừng. Soạn giả ghi lại như trên để giữ lấy đầu mối thống nhất là : Dù Hương Lang hay Kỳ Mạng cũng vẫn thuộc ḍng dơi Lạc Long Quân.
(**) Soạn giả nhớ thuở nhỏ có được nghe chuyện này và gậy thần có đầu sinh đầu tử khi sử dụng. Thần Tản Viên đă khôn ngoan cầm vào khoảng chính giữa. (Tương tự như quan niệm chiết trung của Khổng Tử về sau này?).
(***) Xin chớ lầm Long vương với Lạc Long Quân.

SƠN TINH THỦY TINH

Hai thần thoạt là bạn rất thân thiết, cùng ở ẩn tại động Gia Ninh, thuộc Châu Phong.

Hùng Vương thuở đó có người con gái tên là Mỵ Nương, dung mạo tuyệt luân, nhan sắc khuynh thành. Vua từ chối không gả nàng cho Thục Vương v́ nghi là muốn ḍm ngó nước ta, nên có ư t́m khắp trong nước xem kẻ nào có kỳ tài dị thuật th́ gả con gái cho.

Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến ứng tuyển. Hùng Vương cho thi tài. Sơn Tinh có thuật xem suốt ngọc đá. Thủy Tinh có thuật nhập vào nước lửa, người nào cũng có tài linh thông.

Hùng Vương cả mừng, bảo Lạc Hầu rằng :
- Xem tài của hai chàng ta thấy đều nên gả con cho cả. Hiềm v́ ta chỉ có một con gái th́ tính sao bây giờ?
Lạc Hầu tâu :
- Vua nên hẹn với hai chàng, hễ ai cưới trước thời được.

Hùng Vương cho là phải, bèn bảo với hai chàng về chuẩn bị lễ vật; sớm mai hễ ai tới trước với nhiều vật lạ của quư th́ gả cho.

Tinh sương hôm sau, Sơn Tinh đă tới với những thổ vật như: vàng, bạc, ngọc báu, tê giác, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao và một chĩnh vàng cốm. Hùng Vương đẹp ḷng lắm, gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh rước vợ về, đem lên núi Lôi Sơn.

Thủy Tinh đem thủy vật tới như: trân châu, đồi mồi, san hô, hổ phách, cá ḱnh, cá nghê cùng các thứ cá ngon mỗi thứ một trăm. Nhưng v́ tới muộn, Mỵ Nương đă theo Sơn Tinh đi mất rồi. Thủy Tinh đại nộ, đem quân đuổi theo những muốn nghiền nát núi Lôi Sơn, Sơn Tinh dời lên chóp núi Tản Viên, làm ra lưới sắt chặn ngang đường thượng lưu huyện Từ Liêm. Thủy Tinh bèn đi đường khác, tự sông Lư nhân vào sát chân núi Quảng oai, men bờ lên cửa sông Hát giang, rồi ra sông Lư (sông Cái), vào sông Đà để đánh mé sau núi Tản Viên. Lại mở ra các sông nhỏ để đem nước vào đánh mé trước núi; đi qua các làng Cam Giá, Đông Lân, Cổ Nhạc, My Xá, đi đến đâu xoáy nước xuống thành vực để làm chỗ cho giống thủy tộc ở, rồi tiến nước đánh nhau với Sơn Tinh.

Nhưng nước dâng cao chừng nào, núi lên cao chừng ấy. Sơn Tinh cho bộ hạ nhổ bao nhiêu gốc cây to lớn lấp đầy các hang hố, tuôn đá, gỗ từ trên núi xuống ầm ầm. Dân chúng miền núi hợp sức đóng cọc, đan phên đổ đất đắp đê tận lực giúp Sơn Tinh. Cuộc giao tranh ác liệt kéo dài trong mấy ngày đêm, long trời lở đất , quân thủy tộc chết trôi đầy đồng, có chỗ xác dồn lại bế tắc cả khúc sông.

Cuối cùng quyết định hơn thua, Thủy Tinh cỡi rồng xông lên, thúc rồng phóng ṿi dài trăm trượng chụp bắt lấy Sơn Tinh đang đứng trên một đám mây. Sơn Tinh thả sét ra chớp nhoáng, chặt đứt ṿi rồng làm mấy đoạn.

Liệu không thể thắng nổi t́nh địch, Thủy Tinh đành hạ nước xuống cho quân rút lui. Tuy thất bại, nhưng Thủy Tinh vẫn không quên mối thù, nên từ đó, mỗi năm vào khoảng tháng bảy tháng tám, Thủy Tinh lại dâng nước lên đánh nhau với Sơn Tinh một trận để nhắc nhở mối hận t́nh ngàn đời.

Sự biến hóa của Tản Viên sơn thần không biết đâu mà lường được, phàm ai có ḷng thành th́ cầu được ước thấy; ai nhờn nhỡ tất gặp tai nạn ngay. Vào những ngày đẹp, thần thường hiện h́nh chơi các nơi khe suối, có đám mây phủ như h́nh tán quạt.

Dưới thời nước Nam bị nội thuộc nhà Đường, Cao Biền sang làm Đô hộ, muốn trấn yểm các nơi linh tích, thường bắt đứa con gái 17-18 tuổi chưa chồng, cho ăn đủ hoa quả, mặc áo xiêm lịch sự đặt lên ngồi trên ngôi, giết trâu ḅ tế bái để cho thần phụ vào người con gái ấy, rồi ŕnh khi cất nhắc chân tay, thốt nhiên chém đi.

Đó là chước thuật Cao Biền thường dùng để trấn áp bách thần. Khi Biền dùng mẹo ấy cúng thần Tản Viên, th́ thần cưỡi ngựa trắng, ngồi trên đám mây nhổ vào cỗ tế mà đi.

Cao Biền than rằng : “Linh khí nước Nam c̣n thịnh vượng lắm, không tài nào mà trừ được.

Về đời Trần, quan hàn lâm Nguyễn Sĩ cố nhân đi đánh giặc qua đền ngài, có đem lễ vào khấn, rồi đề một bài thơ rằng :

Non ngất thần thiêng lẫm liệt thay !
Động ḷng đă thấu tới cao dày,
Mỵ Nương cũng hiển oai linh lắm,
Xin giúp thư sinh một chuyến này.

PHỤ CHÚ :
Vẫn giáo sư Trần Ngọc Ninh, trong bài báo đă dẫn có phát biểu ư kiến về huyền thoại Sơn Tinh Thủy Tinh, giáo sư họ Trần cho là trong xă hội mẫu hệ thời đó, ai lấy được công chúa th́ sẽ nối nghiệp vua cha. Hồng bàng thị là một ḍng họ lấy con gái để chọn nhân tài làm người nối dơi, cũng như trong huyền sử Trung Hoa, Nghiêu, Thuấn, Vũ đă lên ngôi sau khi được chọn làm giai tế của vua trước. Người đầu tiên hỏi cưới con gái vua Hùng Vương là Thục Phán. Bị cự tuyệt, người anh hùng đất Tây Âu sửa soạn chiếm đoạt cả nước Văn Lang, Hùng Vương kén rể cho con đă hướng về những nhân kiệt trong nước : Sơn Tinh và Thủy Tinh là hai người lẫy lừng thời đó, Hùng Vương nghĩ rằng có thể trao được vận mệnh dân tộc cho một trong hai người. Sơn Tinh thắng lấy được vợ, nhưng một cuộc binh đao bùng nổ giữa người dân doanh hải và người dân sơn cước. Trong cuộc tranh hùng ấy, tiềm lực của dân tộc đă bị suy giảm, Thục Phán đă trở lại và chiếm hữu nước Văn Lang, đem dân Lạc Việt sát nhập vào Tây Âu mà lập nên nước Âu Lạc.

Suy rộng ra nữa việc tranh chấp giữa người miền bể và người miền núi là một sự kiện có thể đă xảy ra, không phải chỉ một lần trong thời tiền sử. Thuộc hai ḍng văn minh vật chất khác nhau. Người miền bể dùng ngọn lao, người miền núi dùng cung tên và đá ném, đă đụng chạm dữ dội nhiều phen từ đời thần Lạc Long với Ngư Tinh, xuống tới tích Sơn Thủy.

Những dân tộc miền Nam nước Trung Hoa vào đời Thương Chu, tránh áp lực nặng nề của chiến xa và kỹ nghệ sắt của người Tầu, đă di chuyển dần dần : người Lạc, người Việt dọc theo ven biển; người Man, người Miêu, người Thục theo sông Gầm, sông Hồng; người Thái theo sông Mekong và Menam; người Môn theo sông Irrawadi. Ở vùng biển, họ đă gặp các dân Đại Dương và trong cả mấy ngàn năm tiền sử, đám người đó đă cùng chiến đấu để giữ dọc biển của ḿnh làm đất sống. Hàng năm, khi gió mùa thuận cho những người đi biển áp vào bờ và ngược ḍng sông, th́ dân chúng lại phải sửa soạn chống kháng.

Như vậy, hàng năm cứ vào đầu tháng tư, khi bắt đầu mùa hạ, các trận gió bể thổi từ đại dương vào lục địa, lấp những hố áp lực bị giảm thiểu ở trung tâm Á Châu, đem mưa lại để làm nước sông tràn bờ mà gây lụt, đồng thời gió mùa ấy cũng đem theo những thuyền của bọn hải tặc từ biển cả ào ạt tới.

Hai cuộc đề kháng chống thiên nhiên (lụt) và chống người (hải tặc) đă nhập làm một trong huyền thoại ở lưu vực sông Hồng. “Sơn Tinh và Thủy Tinh” là lư do chung của sự đắp đê và chuẩn bị chống cướp bể *

(*) Xin đọc : Trần Ngọc Ninh “Huyền Thoại Việt Nam”, Tân Văn 14 (tháng 6), 31-32

THẦN KIM QUY *

An Dương Vương nước Âu Lạc là người Ba Thục, họ Thục, tên Phán, nhân việc tiên tổ cầu hôn với con gái của Hùng Vương tên là Mỵ Nương không được nên sinh ra hàm oán. Phán muốn hoàn thành ư chí của tổ tiên nên cử binh đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang, cải hiệu là Âu Lạc, đắp thành ở đất Việt Thường. Thành đắp xong lại xập. Vương mới lập đàn trai giới cầu đảo ba tháng.

Ngày mồng bảy tháng ba bỗng thấy một ông già theo phương Tây mà đến thẳng cửa thành, vừa đi vừa than rằng :
- Xây đắp thành này th́ bao giờ cho xong!
Vương rước vào điện lạy mà rằng :
- Ta đắp thành này đă xong lại đổ, hao tốn công sức mà rồi không xong là tại làm sao?
Ông già thưa:
- Ngày nào có sứ giả Thanh Giang cùng đắp với vương th́ thành ấy mới xong.
Nói đoạn cáo từ.

Rạng ngày, Vương đứng ở cửa Đông trông ra th́ thấy một con rùa vàng theo hướng Đông mà bơi lại; rùa đứng trên mặt nước, nói được tiếng người, tự xưng là Thanh Giang sứ giả biết rơ lẽ trời đất, âm dương, quỷ thần.

Vua mừng bảo rằng :
- Điều đó ông già đă báo cho ta biết rồi.
Bèn sai lấy kiệu vàng rước vào trong thành, mời ngồi trên điện, hỏi v́ cớ ǵ mà thành không đắp được. Kim Quy nói :
- Ở đây có tinh khí núi sông, con Tiên vương phụ vào để báo thù nước, lại có con gà trắng sống ngàn năm hoá làm yêu tinh ẩn ở núi Thất diệu, trên núi có con quỷ, nguyên trước có một nhạc công chôn cất ở đấy hoá ra quỷ. Ở bên có một cái quán để cho hành khách qua lại ngủ nhờ; chủ quán tên là Ngộ Không, có một đứa con gái và một con gà trắng là dư khí của quỷ thần. Hễ có người khách nào qua lại đến đấy ngủ nhờ th́ quỷ tinh hoá ra thiên h́nh vạn trạng mà giết hại rất nhiều. Bây giờ nên bắt con gà trắng và đứa con gái chủ quán mà giết đi th́ tinh quái sẽ hết. Nhưng chắc là nó lại hoá ra chim cú ngậm thư bay lên trên cây chiên đàn tâu với Thượng đế để xin phá thành ấy đi. Thần nay xin cắn cho rơi cái thư ấy xuống, Vương lập tức thu lấy, tất nhiên thành đắp sẽ xong.

Kim Quy bảo Vương giả làm khách đi đường xin ngủ nhờ trong quán. Vương để Kim Quy ở trên ngưỡng cửa.

Ngộ Không nói :
- Quán này có yêu tinh, đêm thường giết người. Lang Quân không nên ở lại. Vả nay trời cũng chưa tối, nên đi mau đến chỗ khác để tránh hoạ.
Vương cười rằng:
- Sinh tử tại mệnh. Quỷ mị mà làm ǵ, ta không sợ.
Mới ngủ lại đó.
Trong đêm có quỷ tinh đến ngoài kêu rằng :
- Ai ở trong nhà này phải mở cửa ra mau.
Kim Quy mắng rằng:
- Cửa đóng th́ mày ǵ nào ?
Quỷ tinh phóng hoả, tan ra vạn trạng; quỷ dị đủ phương để khủng bố, nhưng rốt cuộc cũng chẳng vào được nhà.

Đến lúc gà gáy, các quỷ đều chạy tan. Kim Quy khiến Vương đuổi theo đến núi Thất diệu, rồi Vương trở lại quán trọ.

Sáng ngày, chủ quán đem người đến để chôn thi thể của khách ngủ lại hôm qua. Thấy Vương ngồi đó nói cười như không có ǵ cả. Chủ quán bước đến vái lạy mà rằng :
- Lang Quân được như thế tức là thánh nhân rồi, xin ban linh thuật để cứu sinh linh.
Vương bảo :
- Hăy giết con gà trắng của mày mà tế th́ quỷ thần tan hết.

Ngộ Không giết con gà trắng th́ đứa con gái tự nhiên cũng nhào xuống chết. Vương lập tức bảo người đào núi Thất diệu, được một nhạc khí thời cổ và một hài cốt, sai đốt trọn thành tro mà quăng ra sông. Lúc bấy giờ trời đă về chiều.Vương cùng Kim Quy leo lên núi Việt thường, quỷ tinh đă hoá ra chim cú ngậm thư bay lên cây chiên đàn.

Kim Quy bèn hoá ra con chuột mà ḅ theo sau lưng cắn chân chim; thư rơi xuống đất, Vương lập tức thu lấy th́ sâu đă ăn hết hơn một nửa rồi.

Từ đó, quỷ tan hết, không lại phá phách như xưa nữa.

An Dương Vương đắp thành nửa tháng đă xong; thành đất rộng và dài ngàn trượng, xoáy tṛn như h́nh con ốc … Kim Quy ở lại với Vương ba năm rồi từ về. Vương bảo rằng :
- Nhờ ơn của người, thành đă vững chắc. Nếu như có việc ngoài, th́ lấy ǵ mà chống giữa?
Kim Quy thưa:
- Mệnh nước an nguy là vận của trời, nhưng người biết thu đức th́ có thể lâu dài được. Vương đă có ḷng ước nguyện, th́ đâu dám tiếc.

Mới cởi cái móng chân đưa cho Vương mà nói:
- Thảng hoặc giặc có đến, hăy dùng móng này làm máy nỏ th́ đánh giặc không có ǵ đáng lo.

Nói đoạn trở về Đông hải.

Vương khiến bầy tôi là Cao Lỗ làm nỏ, lấy móng làm máy, hiệu là Linh Quang Kim Trảo Thần Nổ. Sau Triệu Đà đem quân đến xâm lăng, cùng Vương giao chiến. Vương dùng nỏ thần mà bắn quân Triệu Đà thua chạy, đóng đồn ở núi Châu Sơn. Đối luỹ với Vương, Triệu Đà biết Vương có nỏ thần nên không dám tái chiến mới khiến sự thỉnh hoà.

Vương mừng, cắt từ sông Tiểu giang trở về Bắc cho Triệu Đà cai trị, trở về phương Nam th́ do Vương cai trị.

Chưa được bao lâu, Đà sai con tới cầu hôn con gái Vương là Mỵ Châu. Vương bất ư không ngờ gian kế của cha con Triệu Đà; Trọng Thuỷ dỗ Mỵ Châu trộm lấy nỏ thần cho xem, rồi lén làm nỏ khác, đổi lấy vuốt rùa giấu đi, nói dối với Mỵ Châu là về thăm cha mẹ. Nhân đó nói rằng :
- T́nh phu phụ th́ không nỡ quên, mà ơn phụ tử cũng không nên bỏ. Ta nay về thăm cha mẹ mà vạn nhất hai nước thất hoà, nam bắc cách biệt, ta trở lại t́m nàng th́ nàng lấy vật ǵ mà làm dấu cho ta biết.

Mỵ Châu nói :
- Thiếp là nhi nữ. Gặp phải bước phân ly, thực khó thắng được t́nh cảm. Thiếp có chiếc nệm gấm lông ngỗng, thường mang lên người làm áo choàng. Đến lúc ấy, th́ thiếp lấy lông ngỗng mà rải ở các ngă ba để chỉ cho chàng biết chỗ thiếp đi mà đến cứu.

Trọng Thuỷ từ tạ, cắp nỏ về báo cáo với Triệu Đà. Đà được nỏ rất mừng, liền phát binh đánh vương. Vương không lo pḥng bị, mải đánh cờ vây, cười rằng :
- Đà không sợ nỏ thần của ta sao?

Đến lúc quân Triệu Đà tiến bước, Vương mới xách nỏ ra bắn th́ thần cơ đă mất, quân chạy tán loạn.

Vương chở Mỵ Châu lên ngựa, chạy về hướng Nam, đến bờ biển, cùng đường, không có thuyền, Vương hét lớn lên rằng :
- Trời để mất ta hay sao? Giang Sứ đâu mau đến cứu ta.
Kim Quy nổi lên trên mặt nước mà rằng :
- Người ngồi sau lưng nhà vua là giặc đó !

Vương quay lại chỉ thấy con gái, chợt hiểu sự t́nh, bèn tuốt gươm chém Mỵ Châu.

Mỵ Châu ngửa mặt lên trời mà nguyện rằng :
- Thiếp là con gái, nếu có ḷng phản nghịch mưu hại đến phụ thân, thời chết hoá thành bụi trần. Bằng như một niềm trung tín, bị người phỉnh phờ, thời hoá làm ngọc châu để gột rửa nỗi nhục nhă này.

Mỵ Châu chết ở bờ biển, máu chảy trên nước, hàu hến ăn vào ḷng, hoá thành minh châu. Vương cầm sừng văn tê bảy tấc, Kim Quy rẽ nước dẫn Vương vào biển. Tương truyền tại núi Mộ Dạ, làng Cao Xá, Châu Diên, tức là chỗ đó vậy.

Quân Triệu Đà đến chỗ ấy không thấy ǵ hết, chỉ thấy tử thi của Mỵ Châu. Trọng Thuỷ ôm thây nàng mang về chôn ở Cổ Loa, hoá thành giếng ngọc. Trọng Thuỷ thương cảm vô cùng, thấy lại những chỗ trang điểm hay tắm gội của Mỵ Châu, tưởng nhớ đến h́nh dung của nàng bèn nhảy xuống giếng mà chết. Sau này ai được ngọc châu ở Đông hải, múc nước giếng ấy mà rửa th́ sắc ngọc càng thêm rực rỡ. Tránh tên Mỵ Châu nên gọi ngọc châu là Đại cưu, Tiểu cưu vậy.

(*) Theo Lĩnh Nam Chính Quái, bản dịch Lê Hữu Mục, tr. 70-74

LƯ ÔNG TRỌNG *

Về cuối thời vua Hùng Vương, ở làng Thuỵ Hương (tục gọi là làng Chèm), huyện Từ Liêm, có một người họ Lư tên Thân, hiệu là Ông Trọng cao hai trượng sáu thước, khoẻ mạnh tuyệt trần. Thuở c̣n hàn vi, nhân có sự giết người, đáng phải tội chết. Vua thấy người cao lớn lực lưỡng không nỡ giết. Đến đời Thục An Dương Vương, Tần Thuỷ Hoàng muốn xua quân sang chiếm Việt Nam, vua Thục bèn đem Lư Ông Trọng ra cống hiến. Thuỷ Hoàng được Ông Trọng mừng lắm, coi như của rất quư trong đời, dùng ngay làm Tư vệ hiệu uư.

Đến khi Thuỷ Hoàng đem binh đi đánh dẹp thiên hạ, th́ sai Ông Trọng trấn thủ đất Lâm Thao để pḥng quân rợ vào quấy nhiễu. Ông Trọng hùng dũng, tiếng lừng lẫy một vùng, rợ Hung Nô không dám bén mảng đến cửa ải, Thuỷ Hoàng mới phong thêm cho Ông Trọng làm Phụ tín hầu.

Về sau, Ông Trọng cáo lăo về nước nhà hưu dưỡng. Không được bao lâu, rợ Hung Nô thấy vắng Ông Trọng lại vào quấy nhiễu các xứ biên thuỳ. Thuỷ Hoàng nhớ tới Ông Trọng, sai người sang vời, th́ bấy giờ người đă mất rồi.

Sứ giả về tâu lại, Thuỷ Hoàng phàn nàn thương tiếc vô cùng, mới đúc tượng Ông Trọng bằng đồng, đặt ở ngoài cửa Tư Mă cung Hàm Dương. Trong bụng để rỗng, có máy vặn cho chân tay động đậy được. Thường khi sai vài chục người chui vào trong tượng đồng vặn máy cho rung động, người rợ Hung Nô qua lại, tưởng là Ông Trọng c̣n sống, không dám vào quấy nhiễu nữa.

Đến đời nhà Đường, Triệu Xương sang làm đô hộ, nằm mơ thấy một người to tát cao lớn đến chơi, bàn giảng nghĩa sách Xuân thu, Tả truyện. Hỏi tên họ th́ đáp là Lư Ông Trọng ở làng Thuỵ Hương. Triệu Xương tỉnh dậy, hôm sau thăm đường đến chơi tận làng, tra hỏi sự tích, rồi lập miếu ngay tại khu nhà cũ ông ấy để thờ. Khi sau, Cao Biền sang đánh nước Nam Chiếu, Ông Trọng hiển linh giúp Cao Biền, phá giặc thành công. Cao Biền mới sai sử sang lại đ́nh đài, tạc gỗ tô tượng, gọi là đền Lư Hiệu Uư.

Từ bấy giờ trở đi thường linh ứng lắm, dân xă có việc ǵ cầu đảo đến cũng nghiệm. Lịch triều cũng phong tặng làm Linh Ứng Thượng Đẳng Thần. V́ ở làng Chèm cho nên tục gọi là Thánh Chèm.

(*) Theo Phan Kế Bính, Nam Hải Dị Nhân.

TÔ LỊCH GIANG THẦN *

Khi xưa có người tên Tô Lịch, làm quan Lịch ở huyện Long Đỗ, nhà ở cạnh con sông nhỏ. Nhà ấy ba đời nhân nhượng ở chung với nhau, được cất lên đỗ khoa Hiếu Liêm, và được vinh hiển cả nhà, v́ thế ở làng đặt là làng Tô Lịch.

Đến đời vua Mục Tôn nhà Đường, Lư Nguyên Gia sang làm đô hộ, lập dinh phủ ở trong thành Long Biên, Nguyên Gia thấy cửa Bắc thành ấy có con sông chảy ngược, sợ người ta sinh ra bụng làm phản, muốn cắm phủ chỗ khác, mà đắp ra La Thành.

Khi sắp xây thành, lập dinh ở cạnh sông Tô Lịch, rót rượu dâng khấn, xin ông Tô Lịch làm thành hoàng ở thành ấy.

Đêm nằm mơ thấy thần bảo rằng :
- Sứ quân muốn ta làm chủ thành này, ví dù ta dạy dỗ được dân, th́ phải lập miếu mà thờ ta.

Nguyên Gia xin vâng lời. Từ đấy dân gian an nghiệp. Nguyên Gia mới đắp thành nhỏ để ở và lập miếu để thờ thần Tô Lịch.

Khi Nguyên Gia mới đắp thành có thầy tướng bảo rằng :
- Tôi xem tướng ông không đắp nổi thành to đâu, sau năm mươi năm nữa, tất có một người họ Cao, đóng đô lập phủ ở đây, mới đắp nổi được.

Đến thời vua Ư Tông nhà Đường, nước Nam Chiếu làm phản, vua Đường sai Cao Biền làm Tiết độ sứ. Cao Biền nhân thế giữ phủ Giao Châu, tự xưng là Cao Vương.

Cao Biền thông hiểu thiên văn, địa lư, xem xét h́nh thế, nhân chỗ thành nhỏ của Nguyên Gia, đắp rộng thêm ra gọi là Đại La Thành, chu vi tám ngàn bộ.

Mé Bắc thành ấy có con sông, tự sông Lư (sông Cái) chảy ra theo mé Tây Bắc, rồi chả xuống phía Nam, ṿng quanh La Thành, rồi lại đổ vào sông Cái. Mỗi năm đến tháng sáu mùa mưa, nước sông tràn lên mông mênh. Có một khi Cao Biền ngồi thuyền chơi trên sông, bỗng thấy một ông cụ già, đầu bạc phơ phơ, râu mày trắng xoá, h́nh dung kỳ dị, đang bơi tắm ở trong sông, cười nói vui vẻ lắm. Biền lấy làm lạ, hỏi tên họ, th́ nói là họ Tô tên Lịch; hỏi chỗ ở th́ nói là ở trong sông. Nói đoạn vỗ tay cười ầm cả lên, rồi tự nhiên trời đất tối xầm, ông cụ biến mất.

Cao Biền biết là thần, nhân thế gọi sông ấy là sông Tô Lịch.

Lại một buổi sớm, Cao Biền đứng ở cửa Đông nam La Thành, trông ra sông Tô Lịch, thấy trong sông nổi cơn gió to, sóng đánh bồn cồn, mây kéo mù mịt, rồi có một người dị dạng, đứng trên mặt nước, cao hai trượng, ḿnh mặc áo vàng, đầu đội mũ đỏ, tay cầm một cái hốt vàng, có bóng thấp thoáng như mây phủ, măi đến lúc mặt trời mọc cao ba trượng mà chưa tan. Cao Biền lấy làm lạ, muốn dùng thuật trấn áp. Đêm hôm ấy chiêm bao thấy thần bảo rằng :
- Ta là tinh đất Long Đỗ, thần linh xứ này, ở đây đă lâu. Nay thấy ngươi đến đây, ta mừng mà hiện ra, can ǵ phải trấn áp?”

Biền tỉnh dậy, sợ hăi lập tức đặt đàn cúng cấp rồi dùng những vàng, bạc, đồng, sắt làm bùa. Cúng ba đêm ngày, rồi mới chôn bùa để yểm.

Đêm hôm ấy mưa gió sấm sét, có tiếng quỷ thần ḥ hét quát tháo kinh thiên động địa. Một lát, những bùa vàng, bạc, đồng, sắt bật cả lên trên mặt đất, bay tan theo gió vào không khí mất cả.

Cao Biền lấy làm lạ lắm, than rằng :
- Ở xứ này có thần thiêng như thế, ta nên về Tàu, chớ có ở đây mà sinh vạ về sau.

Tự đấy, Cao Biền có ư muốn về, mới tôn thần Tô Lịch làm Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân.

Đến thời vua Thái Tổ nhà Lư thiên đô lên thành Thăng Long. Thần Tô Lịch có thác mộng vào lạy mừng. Vua lấy làm lạ, hỏi họ tên, th́ cũng nói rơ họ tên là thế. Vua lại hỏi rằng : “Thần giúp cho trẫm giữ măi cơ nghiệp trong ngh́n năm không?”. Thần thưa rằng : Xin bệ hạ hưởng phúc ngh́n muôn năm th́ tôi cũng được hưởng trăm năm hương hoả”. Vua tỉnh dậy, ngày hôm sau sai sứ đến tế ở đền ấy, tôn làm Đô Quốc Thành Hoàng Đại Vương. Đến thời nhà Trần lại phong Bảo Quốc Định Bang Đại Vương. Đền thờ tại làng Đông Tác huyện Thọ Xương (bây giờ thuộc về thành phố Hà Nội).

(*) Theo Phan Kế Bính, Nam Hải Dị Nhân

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17