Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

TUYỂN TẬP VĂN CHƯƠNG NHI ĐỒNG - 5a

Trang 1A  1B  1C  1D   1E   1F   1G   1H   1I   1J   1K

Trang  2a  2b  2c  3a  3b  3c

 Trang  4a  4b  4c  4d  5a  5b  5c  5d 

QUYỂN NĂM  

 
THẦN THOẠI
Nhật Bản

 
DOĂN QUỐC SỸ
 
Sưu tập
 

 


THẦN THOẠI NHẬT BẢN

NGUỒN GỐC

Những truyện thần thoại Nhật thường rất tản mạn, khó sắp xếp thành hệ thống khít khao. Vào đầu thế kỷ thứ VIII xuất hiện hai cuốn : Kojiki (Cổ Sự Kư) và Nihongi (Nhật Bản kỷ). Hai cuốn này được coi như ghi lại những truyện đă có từ trước thế kỷ thứ VIII. Kojiki (Cổ Sự Kư) ra đời vào năm 712; c̣n cuốn Nihongi (Nhật Bản kỷ), th́ vào năm 720. Cả hai đều viết bằng chữ Hán dùng cốt để ghi âm tiếng Nhật và đều có chủ ư chứng tỏ rằng về mặt chính trị, văn hóa, những bộ tộc tự xưng là Yamata (Đại Hoà Quốc cư trú trong vùng Kyoto – Osaka hiện nay) hơn tất cả những bộ tộc ở nơi khác (*). Sách ghi chép mô phỏng theo phương pháp của Trung Quốc, rất nhiều sử liệu hay truyện tích cổ thời được phân tích, lư giải theo tư tưởng học thuật Trung Quốc. Gạt bỏ những thiên kiến của tác giả, hai cuốn sách này vẫn là tài liệu lịch sử cổ Nhật Bản và là nguồn chính yếu của thần thoại Nhật Bản.
(*) Hiện nay dân Nhật c̣n tự nhận là dân Đại-Hoà-Quốc.

KOJIKI (Cổ Sự Kư) : c̣n gọi là Furu oto bumi ( Những liên hệ với các sự kiện cổ) được viết vào cuối thế kỷ thứ VII nhưng măi đến năm 712 mới xuất bản. Đây là tác phẩm cổ nhất hiện có tại Nhật. Công cuộc biên khảo được thực hiện dưới triều vua Temmu (672 – 686) do sáng kiến của nhà vua vào năm 681. Nhà vua đă ban lệnh sưu tập tài liệu lịch sử các thời trước, ghi chép lại cho khỏi thất lạc. Tương truyền có một nhân vật nhớ việc rất tài trong đoàn Kataribe ( Đoàn xướng vịnh) được nhà vua trao phó công việc kể lại cho viên quan chép sử Ono Yasumaro (mất năm 723) ghi. Bài tựa phản ảnh rơ những ư tưởng chịu ảnh hưởng học thuật Trung Quốc đương thời, lấy lịch sử làm nền tảng luân lư soi sáng những hành động thường nhật. Kojiki (Cổ Sự Kư) quả đúng là một tập truyện cổ được lưu truyền hữu dụng cho đời.

NIHONGI (Nhật Bản kỷ) : Cuốn này được xuất bản tám năm sau. Cũng như Cổ Sử Kư Kojiki, cuốn Nhật Bản Kỷ Nihongi này ghi chép lịch sử Nhật từ thời tiền sử cho đến năm 700. (Riêng Cổ Sử Kư th́ kết thúc vào năm 628.) Nhật Bản Kỷ mô phỏng theo lối chép sử Trung Quốc nhiều hơn cuốn Cổ Sự Kư, từ quan niệm âm dương trong truyền kỳ khai thiên lập địa cho đến lối biên niên theo các triều vua Trung Quốc. Thêm nữa, mỗi đoạn trong Nhật Bản Kỷ c̣n nhiều phần phụ đưa ra nhiều lối giải thích, thêu hoa dệt gấm cho câu chuyện thêm linh động và có ghi niên biểu rơ ràng cho đúng khuôn sáo của sử sách Trung Hoa. Thậm chí tác giả đă táo bạo sửa đổi niên biểu các triều vua đầu tiên, do đó chỉ có thể tin cậy vào niên biểu kể từ đầu thế kỷ thứ sáu trở đi.

Ngoài hai cuốn trên c̣n một số tác phẩm khác nữa cũng góp phần vào công cuộc t́m hiểu thần thoại Nhật, tuy không được dồi dào cho lắm.

THỜI HỒNG HOANG

Khởi thuỷ là một khối bầy nhầy, mờ mịt như một trái trứng khổng lồ chứa sẵn những mầm tự sinh. Rồi từ giữa khối hỗn độn mờ mịt ấy nẩy sinh ra mồi chồi lau sậy linh thiêng. Chồi lau sậy trở thành đấng thần thông biến hoá, các vị thần phụ thuộc khác cũng lần lượt xuất hiện để rồi cùng tan biến đi. Như thế trải bảy thế hệ thần kỳ, cứ từng đôi anh trai, em gái xuất hiện rồi biến diệt. Đến thế hệ thứ tám - thế hệ ngắn ngủi mong manh, nhưng lại cực kỳ quan trọng, lần lượt nam thần anh Izanagi và nữ thần em Izanami ra đời.

THIÊN ĐỊA KHAI TỊCH

Theo lệnh truyền của các vị thiên thần kỳ cựu, Izanagi và Izanami cùng tiến qua chiếc cầu nổi nhà trời (ama nouki hashi – thiên phù kiều) lấy cây ngọc mâu linh thiêng khuấy động làn nước nhớt hỗn độn dưới cầu. Khi nước cô đọng dần rồi đặc lại, họ rút cây linh mâu lên, những giọt nước như chất tương muối rớt xuống mặt đại dương kết hợp thành ḥn đảo Onogoro (có nghĩa là ḥn đảo tự nó đọng lại mà thành). Những con chim hải âu bắt đầu bay lượn nhịp nhàng quanh đảo. Izanagi và Izanami cùng đặt chân lên ḥn đảo xinh đẹp đó, ḷng bâng khuâng tràn ngập một niềm vui khôn tả. Họ nhớ lời các thiên thần kỳ cựu đă hứa, rồi đây sau khi họ đă thành đôi, họ sẽ có những đứa con thật khôi ngô tuấn vĩ.
Izanami ngắm Izanagi, ngắm đôi mắt long lanh của chàng, ngắm mái tóc dài của chàng, ngắm những cánh tay, những bắp chân và cả thân h́nh lực lưỡng cuồn cuộn bắp thịt của chàng. Trời, sao lại có một thân h́nh nam giới đẹp đến thế !
Nàng nói trước : Chúng ta kết đôi với nhau thành vợ chồng, chàng ưng chăng ?
Đôi bên nh́n nhau say đắm, cái nh́n thuở ban đầu, miệng cùng mỉm cười âu yếm.
Họ thành vợ chồng và đợi sinh hạ được những đứa con khôi ngô đĩnh ngộ như lời các vị thiên thần kỳ cựu đă hứa. Nhưng không, đứa con đầu tiên của cặp vợ chồng này là một quái vật, một đứa bé mang h́nh con đỉa lớn (điệt tử). Họ bèn bỏ Bé Đỉa lên một chiếc thuyền bằng sậy thả theo ḍng.
Cặp vợ chồng hy vọng ở đứa con kế tiếp, th́ đứa con này kinh khủng không kém, mang h́nh một con sứa khổng lồ bập bềnh như một chiếc đảo bằng bọt biển.
Vô cùng thất vọng, Izanagi và Izanami t́m gặp các vị thiên thần kỳ cựu, chất vấn v́ sao mà họ không hề sinh hạ những đứa con tuấn vĩ như các vị đă hứa.
Họ được các thiên thần kỳ cựu giải đáp:
“Chính đàn ông phải hỏi xin cưới đàn bà mới đúng với ư trời. Izanami đă xin cưới trước. Đó, v́ sao các ngươi đă sinh ra những quái thai.”
Izanagi và Izanami cúi đầu nhận lỗi. Họ trở lại đảo. Lần này Izanami tiến lên, e lệ cúi đầu chờ đợi. Izanagi sung sướng và hănh diện nh́n vẻ đẹp kiều diễm của Izanami. Chàng cất tiếng hỏi trước:
“Nàng có muốn trở thành vợ ta chăng ?”
Nàng mỉm cười ưng thuận. Và lần này họ thành vợ chồng theo đúng như ước nguyện của các thần linh. Và cặp vợ chồng thiên thần trẻ măng này đă sinh hạ những đứa con đẹp làm sao, khôi ngô, tuấn vĩ làm sao ! Đó là những ḥn đảo Nhật Bản. Vâng, đó là những ḥn đảo Nhật Bản xinh đẹp tuyệt vời với núi, với sông, với rừng thông cao vút, với hoa anh đào đua nở, với người và vật sinh sôi nảy nở phồn thịnh trên đó. Tất cả, vâng tất cả đều là hậu duệ của Izanagi và Izanami.
PHỤ CHÚ: Soạn giả thuật truyện Izanagi và Izanami trên theo bản văn thanh nhă trong Contes et Légendes du Japon của Félicien Challaye. Cũng truyện này, trong Mithologies des Steppes, des Forêts et des Iles của P. Grimal, sát với nguyên bản hơn, như sau:

IZANAGI VÀ IZANAMI THÀNH LỨA ĐÔI

Izanagi và Izanami cùng đặt chân lên ḥn đảo mới ấy. Đảo này trở thành trụ trời trung ương (thiên ngự trụ) để xây ngự điện.
Izanagi hỏi cô em gái : “Thân thể em được cấu tạo bằng cách nào ?”
Cô em đáp : Mọi bộ phận trên người em đều tăng trưởng trừ một chỗ.
Izanagi tiếp lời : “Thế ư ? Anh cũng thế, tất cả cơ thể đều nảy nở duy có bộ phận nảy nở hơn hết. Chi bằng lấy chỗ dư thừa của anh lấp vào nơi thiếu sót của em để sinh sản ra nhiều vùng có phải là hay không.”
Cô em đáp : “Quả là chí lư vậy”.
Kế đó, theo lời đề nghị của một vị thiên thần chủ về Nam tính cao cả, hai anh em quyết định đi quanh ḥn đảo. Izanami ca ngợi cái đẹp của thân h́nh Nam thần mà rằng : “Trời, sao lại có một thân h́nh Nam giới đẹp đến thế !”
Nam thần Izanagi cũng tán tụng cái đẹp của thân h́nh nữ giới của cô em gái, nhưng trách ngay nàng đă bồng bột phát biểu trước :
“Anh là trai, và trai có quyền phải nói trước. Em là gái mà nói trước như vậy e có điềm chẳng lành. Chúng ta nên đi quanh đảo thêm một ṿng nữa.”
Nói đoạn hai anh em mỗi người đi một ngả như trước. Lần này khi gặp nhau Izanagi phát biểu trước, sau đó mới đến lượt Izanami cho đúng nghi thức hợp cẩn. Và hai vị thần giao hoan với nhau. Thoạt Nam thần, Nữ thần lúng túng không biết giao hoan với nhau ra sao, sực ngắm đôi chim tích linh trên cành rung cổ vẫy đuôi rồi sáp lại bên nhau, hai thần bèn bắt chước mà làm nghĩa vụ vợ chồng. Do đó sinh ra nhiều đảo mới cùng một số thần linh. Tương truyền trong số thần linh con cái của hai thần có một thần tàn phế ba tuổi không đứng nổi nên Izanagi và Izanami mới đặt tên là Hiruko (Điệt tử : Bé Đỉa) bỏ trên chiếc thuyền bằng sậy (lô châu) thả theo ḍng sông.
Nữ thần Izanami coi Hoàng Tuyền quốc (địa phủ) sinh ra các vị thần Sông, thần Biển, thần Núi, thần Lửa.

CÁI CHẾT CỦA NỮ THẦN IZANAMI
Izanagi và Izanami đă sinh ra khoảng bốn ngàn thần linh và những đảo Nhật Bản. Sau đó hai thần c̣n sinh thêm nhiều thần linh khác nữa mà sau cùng là Thần Lửa.
Tương truyền khi sinh ra Thần Lửa, Amaterasu bị bỏng nặng rồi từ trần sau một cơn sốt kinh khủng.
Izanagi buồn đau, thương nhớ đi ṿng quanh chỗ nằm của vợ mà than khóc. Nước mắt biến thành các thần của thế hệ sau. Khóc lóc chán rồi bèn rút thanh trường kiếm chém đầu con là Thần Lửa. Máu Thần Lửa trở thành các vị thần của thế hệ thứ ba.

IZANAGI XUỐNG THĂM ĐỊA PHỦ
Không chịu nổi cảnh cô đơn buồn bă, Izanagi quyết chí đi thăm Địa Phủ để gặp lại mặt vợ.
Tại Izumo, có một nơi hẻo lánh, thông mọc um tùm với nhiều phiến đá ngổn ngang. Dưới một phiến đá h́nh dáng kỳ quái nọ có một cửa hang bí mật, bên trong tối om.
Izanagi biết đó là lối xuống Địa Phủ. Tay nắm chặt đốc gươm, chàng chui vào cửa hang, càng vào sâu ánh sáng càng yếu dần cho đến khi hoàn toàn tối hẳn. Gặp vị thần canh Địa Phủ đầu tiên, Izanagi được dẫn tới lâu đài Izanami ở. Chàng dừng bước trước cửa, ḷng nấu nung muốn được gặp mặt vợ ngay. Chợt một giọng nói êm như gió thoảng rót vào tai chàng:
- Hỡi đức lang quân kính mến, thiếp được chàng hạ cố từ trên dương gian xuống thăm thế này thật vạn hạnh, vạn hạnh.
- Hiền thê, hiền thê quư mến, ta không phải chỉ đến thăm nàng mà thôi, ta tới để mang hiền thê trở về dương thế. Nơi đó chúng ta đă chung sống những ngày hạnh phúc bao nhiêu, vả lại nhiệm vụ sinh sản của chúng ta c̣n dang dở. Hăy trở lại, xin nàng hăy ở lại cùng ta.
- Than ôi, chàng đến quá muộn, không ai có thể trở lại dương gian khi đă ăn thực phẩm âm phủ, mà thiếp th́ đă chót ăn thực phẩm âm phủ mất rồi.
- Nhưng hiền thê há chẳng cũng ao ước được xum họp lại cùng ta như ta vẫn ao ước được xum họp lại cùng nàng ?
- Ao ước lắm chứ, thiếp ao ước được trở lại làm vợ chàng biết chừng nào!
- Vậy th́ hiền thê c̣n đợi ǵ mà không xin với những vị thần ngự trị nơi âm phủ này hăy trả nàng về dương thế ?
- Vâng, xin tuân theo lời chàng. Nhưng trong khi chờ đợi, chàng phải hứa là không được t́m cách gặp mặt thiếp. Lệ luật nơi này tuyệt đối như vậy.
- Ta xin hứa với nàng như vậy. Nàng hăy vào xin phép gấp đi, ta chờ, ta chờ !
Được nghe giọng nói thoảng êm của Izanami, ḷng Izanagi tràn ngập niềm vui tưởng đến phát khóc lên được…
Chàng đứng trước cửa lâu đài chờ, tin rằng thế nào người vợ yêu quí của chàng cũng xin được phép trở về dương thế.
Chàng đợi. Chàng đợi. Giây phút đợi chờ dăng dăng dài tưởng như ngày này qua ngày khác…
Kỷ niệm những ngày chung sống hạnh phúc xưa rộn ră trong tâm trí. Chàng nhớ lại thuở khi giọt nước tự cây ngọc mâu linh thiêng rớt xuống đọng lại thành ḥn đảo, chàng và nàng cùng đặt chân trên ḥn đảo cô quạnh lần đầu. Ngày đó chàng nh́n nàng, ôi, dáng yêu kiều sinh đẹp biết chừng nào ! Phải nh́n lại mặt nàng tức khắc dù chỉ trong giây phút !
Izanagi không cầm nổi ḷng nữa, bèn bẻ một răng lược dương ở phía bên trái, châm lửa soi đường. Âm phủ chợt bùng sáng nhưng cảnh tượng hăi hùng biết chừng nào ! Khi ánh lửa vừa bùng lên từ răng lược, vợ chàng, nàng Izanami, ngă lăn xuống đất, cơ thể rữa nát, khuôn mặt xanh lợt, tóc rụng từng tảng, đôi mắt trợn trừng, thất tinh lạc, ṛi bọ lúc nhúc. Xác chết của nàng thét lên :
- Quân khốn kiếp, hăy cuốn xéo ngay đi ! Mi đă lừa dối ta, làm nhục ta !
Những tia chớp bao quanh lấy thân thể nàng; tám vị thần sét xuất phát tự đầu, bụng, hai vú, hai tay, hai chân nàng đâm bổ ra.
Izanagi hốt hoảng lùi vội lại, rồi chạy trốn ra khỏi địa phủ. Lũ nữ quỷ ùa đuổi theo. Ngoái nh́n thấy lũ chúng bám riết, chàng lột nón quăng lại phía sau. Chiếc nón biến thành những chùm nho mọng; lũ quỉ đứng lại, nhặt lấy, chia nhau ăn. Ăn xong chúng lại chạy đuổi theo. Izanagi gỡ chiếc lược cài mái tóc tay mặt, quăng lại phía sau. Chiếc lược biến thành cụm măng tre mơn mởn, lũ quỷ đua nhau bẻ ăn. Izanami bèn tung thêm 1500 quân trợ lực. Tám vị thần sét bám sát lấy Izanagi. May thay lúc đó Izanagi vừa nhận thấy có ba trái đào lớn, liền lấy hết b́nh sinh dùng ba trái đào này ném lui lũ quỷ, đoạn chàng lăn phiên đá lớn lấp chặn lối đi về giữa dương gian và âm phủ.
Từ đó chàng và nàng trở thành hai kẻ tử thù. Nàng hăm chàng là hàng ngày sẽ cho quân sát hại một ngàn sinh linh. Chàng phải bảo tồn bằng cách mỗi ngày cho tăng gia sinh sản lên một ngàn năm trăm sinh linh để duy tŕ lấy sự sống trên dương gian.

NỮ THẦN MẶT TRỜI AMATERASU VÀ NAM THẦN SUSANO-O
Sau khi tiếp xúc với cảnh địa phủ về, Izanagi tẩy uế cho thanh khiết. Chàng xuống tắm ở một ḍng sông nhỏ tại Tsukushi (nay là Kyu-shu.) Quần áo và đồ trang sức chàng để trên bờ biến hóa ra thành 12 vị thần linh. Để tránh khúc thượng lưu nước chảy xiết và khúc hạ lưu nước chảy lờ đờ, chàng di chuyển đến khúc trung lưu. Những dấu tích chàng di chuyển dưới ḍng sông cũng biến hóa thành 14 vị thần khác nữa. Sau chót mắt trái chàng sinh ra Nữ-thần Mặt Trời Amaterasu làm chói lọi cả bầu trời. Mắt phải chàng sinh ra thần Tsuki yomi (Mặt Trăng, Nguyệt Dạ Thần). Mũi chàng sinh ra nam thần Susano-o, Thần Băo.
Amaterasu sáng láng chói lọi nên được Izanagi ban cho một ṿng ngọc và cho cai quản Cánh Đồng Trên Trời Cao. C̣n Susano-o, Thần Băo, vừa hung hăng, vừa thảm đạm nên được trao cho cánh đồng Biển Cả.
Thần Susano-o chẳng lúc nào nguôi ḷng, luôn luôn gào la vang rền. Tiếng than gào của chàng làm núi non tàn úa, làm biển cả cạn vơi, các vị thần khác chẳng c̣n biết xử trí ra sao. Izanagi triệu thần Susano-o đến hỏi v́ sao than khóc ầm ĩ, quấy rầy đến chư thần và sao lăng bổn phận được giao phó ? Susano-o bộc trực nói thẳng v́ quá nhớ mẹ (Izanami), muốn tới địa phủ gặp mẹ mà chưa được nên không lúc nào thấy an tâm, nguôi ḷng.
Bực bội về thái độ xấc xược của đứa con rắn đầu cứng cổ, Izanagi đuổi Susano-o ra khỏi đất nước. Susano-o quyết đi thăm cô chị, nữ thần mặt trời Amaterasu. Chàng lên đường, miệng không ngớt kêu la ầm ĩ. Nữ thần mặt trời Amaterasu ngờ rằng chàng muốn giẫm chân lên công việc riêng của nàng, do đó nàng chuẩn bị xuất vân nghênh địch. Nàng đeo lên vai hai ống tên, một ống đựng một ngàn tên, một ống đựng năm trăm tên, với lấy cây cung rồi vận nội công đứng thủ thế, đất lún sâu ngập tới ngang đùi đúng như một dũng sĩ. Susano-o vội giải thích với chị là chàng đến thăm với thiện chí, tuyệt không có một tà ư ǵ.
Chàng đề nghị thề nguyền xích tâm minh ước. Nàng ưng lời, nhận cây trường kiếm chàng trao bẻ ra làm ba, đoạn cho vào miệng nhai; chàng nhận chuỗi ngọc nàng tặng và cũng làm theo nàng. Những mảnh này đă biến hóa ra nhiều vị thần linh khác.

CÁI NGẠO NGƯỢC CỦA SUSANO-O
Susano-o ở với chị gái là nữ thần mặt trời Amaterasu trên Cao Thiên Nguyên. Mặc dầu cô chị nhiều lần khuyên nhủ mà tật la gào, ngang ngạnh của chàng đă chẳng chừa lại c̣n tệ hơn nữa. Susano-o phá hủy cả những phân ranh đồng lúa mà nữ thần đă thiết lập thành những hào dẫn nước. Tuy vậy cô chị vẫn bỏ qua, cho rằng chàng lỡ chén say sưa nên mới xảy ra cơ sự như thế.
Nhưng tới bữa kia chàng lột da con ngựa lang trắng vung tay ném vào pḥng, nơi nàng cùng các nữ thần phụ tá khác đang dệt, làm những thoi cửi buột tung ra ngoài, văng vào họ khiến họ đều bị trọng thương cả. Lần này th́ quá lắm, Amaterasu hết sức bất b́nh bèn lánh vào Thiên Nham Cung (hang trời) lấp kín cửa vào, v́ vậy dương gian ch́m đắm trong tăm tối không c̣n ngày đêm.
Nàng tuyên bố hễ chư thần c̣n chấp nhận cho Susano-o sống chung, nàng sẽ ở ĺ trong Thiên Nham Cung không xuất hiện nữa. Chư vị thần linh hết sức bối rối, cùng tập hợp trên ḍng Thiên Hà cạn khô, thoạt c̣n ít, sau đông dần, tới tám triệu vị, bàn nhau kiếm cách nào hiệu nghiệm nhất khiến Amaterasu rời khỏi Thiên Nham Cung.
Vị thần mưu cơ là Taka-mi-misubi nói :
“Thường thường nữ thần Amaterasu ló rạng mỗi khi nghe tiếng gà gáy, vậy chúng ta nên buộc chạc, rồi cho những con gà trống thật tốt giọng đậu lên đó thay phiên nhau gáy.”
Việc đó được thực hiện ngay, nhưng vô hiệu quả. Amaterasu vẫn bằn bặt trong cùng thẳm Hang Trời.
Thần mưu cơ Taka-mi-misubi lại t́m ra kế gợi trí ṭ ṃ của nữ thần Mặt Trời. Thần sai một thần thợ rèn độc nhỡn làm một tấm gương thật sáng, đặt trước Hang Trời. Trên tấm gương thần có treo những chuỗi ngọc trắng h́nh cánh cung và những đồ lễ tết bằng chỉ bạch, rồi tất cả hát lễ van vái (norito.)
Tuy nhiên cuộc vận động của chư thần chỉ hiệu nghiệm khi nữ thần Amano Uzume xuất hiện với một vũ khúc đặc biệt ngộ nghĩnh (*). Amaterasu nghe tiếng chư thần cười vang, động ḷng hiếu kỳ mở hé cửa hang. Rồi cất tiếng hỏi lớn:
(*) Theo P. Grimal (sđd) th́ đây là một màn vũ dâm loạn, nữ thần Uzume dậm chân, nện gót th́nh thịch, uốn éo, kéo núm nhũ hoa, rồi nhún nhảy thoát xiêm y, khiến chư thần cất tiếng cười vang.
“Ta ngỡ vắng ta, tám triệu chư vị thần linh sẽ buồn bă trong đêm tối dầy đặc, làm sao chư vị lại vui cười hả hê như vậy được ?”
Nữ thần Uzume lanh trí trả lời ngay:
“Làm sao chúng tôi vui ư ? Xin thưa, v́ bọn chúng tôi đă kiếm được một vị nữ thần mới nhan sắc c̣n kiều diễm hơn Người nữa.”
Nghe vậy Amaterasu càng động ḷng hiếu kỳ, và ḷng ghen tức nữa, bèn mở rộng cửa bước ra, thoạt nhận thấy bóng ḿnh phản ánh rỡ ràng trong gương. Một vị thần tiến tới cầm lấy tay Amaterasu, chư thần khác lập tức chăng dây ngang phía sau, chặn lối vào động.
Kể từ lúc đó ánh sáng lại chan hoà khắp dương thế, ngày đêm lại bắt đầu vận chuyển.
NỮ THẦN TSUKI-YOMI VÀ NỮ THẦN UKEMOCHI
Nữ thần mặt trời Amaterasu ủy cho Nữ thần Mặt Trăng Tsuki-yomi sứ mạng xuống phụ tá nữ thần Nuôi Dưỡng Ukemochi dưới trần. Hay tin đó nữ thần Ukemochi bèn cúi xuống đất thổ ra cơm chín, hướng ra bể thả các giống cá, ngước lên phía núi rừng phóng ra chim muông để làm đại tiệc khoản đăi nữ thần Mặt Trăng.
Tsuki-yomi nổi giận cho là nữ thần Nuôi Dưỡng Ukemochi khinh mạn ḿnh, dám thổ ra cơm chín làm tiệc đăi ḿnh, bèn tuốt ngay gươm ra chém chết và trở về thuật lại mọi việc cho nữ thần Mặt Trời nghe. Amaterasu giận lắm, hết lời mắng mỏ Tsuki-yomi và không bao giờ c̣n gặp mặt Tsuki-yomi nữa.
Mặt Trời, Mặt Trăng cách biệt ở hai đối cực từ đấy. Mặt Trời chỉ xuất hiện ban ngày c̣n Mặt Trăng ban đêm.
Sau khi Ukemochi chết, Amaterasu lại sai một sứ giả nữa xuống th́ thấy xác nữ thần đă biến thành nhiều thứ : đầu hóa thành con ḅ, con ngựa; trán hoá thành cây kê; lông mày thành tằm; mắt thành lúa tắc; bụng thành lúa; bộ phận sinh dục thành lúa ḿ và đỗ. Thần sứ giả thu lượm những thứ đó về tŕnh với nữ thần Mặt Trời. Nữ thần bèn lấy ngũ cốc làm hạt giống, trao cho một vị thần linh đem gieo, rồi ngậm con tằm mà rút tơ ra”. Từ đó bắt đầu có thuật nuôi tằm lấy tơ dệt lụa.
PHỤ CHÚ : Trong Thế Giới Đại Bách Khoa Sự Điển, người Nhật không định danh Amaterasu là Thái Dương Thần Nữ như người Trung Hoa. Theo Cổ Sự Kư gọi là “Thiên Chiếu Đại Ngự Thần”. Theo Nhật Bản Kỷ th́ gọi là “Thiên Chiếu Đại Thần”. Các sách khác cũng gọi theo như thế, hoặc đổi phần bổ ngữ về tước hiệu ở dưới thành “Thiên Chiếu Tọa Hoàng Đại Thần”, hoặc viết tắt là “Nhật Thần”. Nữ thần được tôn sùng là tổ thần của dân tộc Nhật Bản, các gịng vua Nhật đều là hậu duệ của vị nữ thần đó. Họ tôn xưng Amaterasu là “Đại Hoà Triều Đ́nh Tối Cao Thần”. (vị thần tối cao của các triều vua giống Đại Ḥa – Yamato), hay “Hoàng Thất Tổ Thần”. Cho đến nay danh xưng Đại Hoà Quốc – nước của gịng Yamato – vẫn c̣n được sử dụng trong sách báo và các từ điển của Nhật. Nữ thần Amaterasu có uy quyền soi sáng trái đất, bảo vệ lẽ sinh tồn nơi dương thế nên có những uy hiệu : Cao chiếu, Quốc chiếu, Khoa Chiếu và Cao quang đại thần. Bảng tên tại các thần xă hay thần cung – tức đền thờ – là Thiên Chiếu Hoàng Đại Thần Cung.

SUSANO-O VÀ CON RẮN TÁM ĐẦU
V́ tính t́nh quá ngạo ngược, Susano-o vẫn chứng nào tật ấy luôn luôn làm mất ḷng chị. Sau cùng nữ thần Amaterasu cương quyết đuổi chàng ra khỏi thiên cung.
Susano-o đọa lạc xuống vùng Izumo(*). Thấy có đôi đũa trôi ở cửa sông lớn, sông Hii, chàng cho rằng vùng đất hẳn có người ở. Chàng men ngược ḍng sông lên phía thượng lưu. Chàng gặp một lăo trượng, một lăo bà và cô con gái đang khóc lóc thảm thiết. Hỏi ra mới hay rằng vị lăo trượng tên là Asinazuci, con thần núi, lăo bà tên là Tenazuci, cô con gái là công chúa Kunisada. Sở dĩ cả ba khóc lóc thảm thiết v́ vùng này đang bị một con rắn thành tinh tám đầu tác yêu tác quái. Bảy năm qua, nó đă ăn thịt bảy cô con gái của hai vị. Năm nay, nó sắp ăn thịt nốt nàng công chúa thứ tám này.
(*) Izumo: viết theo Hán tự là Xuất Vân, chỗ rời khỏi Thiên Cung. Vùng đất này hiện nay c̣n mang tên đó, ở về phía Tây nước Nhật đối diện với Cao Ly (trên Osaka một chút)
Măng xà tinh là một quái vật khủng khiếp nằm phủ kín tám ngọn đồi và tám thung lũng, mắt như than hồng, lưng rêu mốc thếch, tùng, bách mọc cả trên đó, bụng đỏ như máu, khắp ḿnh phun ra lửa.
Susano-o cho vị lăo trượng hay chàng là em nữ thần Amaterasu, chàng sẽ diệt măng xà tinh và mong rằng vị lăo trượng sẽ gả cô gái cho chàng sau khi công việc xong xuôi. Chàng bảo kiếm cho tám ṿ rượu sake hảo hạng, đặt trên tám bệ xây, quây rào cọc lớn xung quanh, nhưng mở ngỏ tám cửa vào. Măng xà tinh tới ngửi thấy mùi rượu ngon bèn lách tám đầu qua tám cửa uống xong say khướt ngủ lăn như chết. Lúc đó Susano-o mới xuất hiện, rút thanh kiếm đâm sâu vào mạng sườn phía trái con măng xà tinh. Máu đỏ chảy ra xối xả, nó rống lên một tiếng kinh hồn tảng đởm nhưng vẫn không ngóc cao nổi đầu lên. Susano-o đâm nhát kiếm thứ hai bên mạng sườn phải, máu nó khi đó đă chảy ra tới sông, nhuộm đỏ cả ḍng. Măng xà gục đầu chết. Muốn cho chắc, Susano-o đâm một nhát kiếm thứ ba vào khoảng chính giữa thân rắn, thanh kiếm bị găy làm đôi, cũng may mà nó thật chết rồi. Ṭ ṃ muốn biết vật ǵ cứng đă làm gẫy kiếm, Susano-o bèn rạch phăng khoảng đó như rạch một trái dưa bở, th́ thấy bên dưới là một thanh bảo kiếm. Chàng bèn gửi biếu thanh kiếm đó lên nữ thần Amaterasu, gọi là kiếm Kuzabagi (Thiên-Tùng-Vân kiếm).
Susano-o cho xây một cung điện tráng lệ ở Suga thuộc vùng Izumo, rồi cưới nàng công chúa diễm lệ Kunisada làm vợ. Nàng rất kính yêu chồng, người đă cứu nàng thoát chết khỏi măng xà tinh. Cung điện luôn luôn được tám lớp mây dày bao phủ, không cho những cặp mắt ṭ ṃ nḥm ngó vào nơi ở hạnh phúc của đôi lứa. Họ sinh hạ được nhiều linh thần khác, người con xuất sắc nhất là ̉kuninushi (*)
(*) Okuninushi : viết theo Hán tự là “Đại Quốc Chủ.” Những huyền thoại về con cháu Susano-o không có điểm ǵ trái nghịch với vùng Yamato (Đại Hoà), đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thời đại.

CON THỎ INABA (*)
(*) Inaba nay là tỉnh Tottori ở phía Đông đảo Honshu, phía Bắc giáp liền với biển Nhật Bản.
̉kininushi có nhiều anh. Những vị này đều khao khát lấy công chúa Yakami xứ Inaba, một miền không xa Izumo cho lắm. ̉kuninushi phải đi theo phục dịch các anh như tên quân hầu, vác một bao vật dụng rất nặng. Trên đường đi Inaba, đám bào huynh của ̉kuninushi thấy một con thỏ bị tróc hết lông nằm dí trên mặt đất. Tâm địa hiểm độc, họ xúi dại con thỏ xuống tắm ở vùng biển nước mặn rồi leo lên sườn núi phơi ḿnh hong nắng gió, đợi lông mọc như xưa. Con thỏ ngây thơ nghe theo, da dẻ khô xác, nứt nẻ, nó quằn quại rên la thảm thiết. ̉kuninushi đến sau cùng thấy thỏ như vậy, hỏi han mới rơ sự t́nh. Nguyên thủy truyện thỏ bị trụi lông như sau:
Khi c̣n ở trên đảo Oki ngoài khơi, thỏ muốn vượt eo biển trở lại đất liền mà không có phương tiện. Nó bèn nghĩ ra một kế, tụ tập bầy cá sấu lại đề nghị một cuộc thi xem dân số loài nào đông đảo hơn. Thỏ bảo cá sấu hăy nối đuôi nhau trong eo biển để nó đếm đầu trước rồi sẽ đến lượt sấu điểm gịng nhà thỏ. Đàn sấu y theo, con nọ ngậm đuôi con kia nối dài tới đất liền.
Con thỏ bèn đi trên lưng chúng như đi trên một cây cầu nổi, giả bộ đếm. Sắp bước lên đất liền rồi, con thỏ dại dột nói lộ mưu chước cho con cá sấu cuối cùng nghe. Con sấu này giận quá lấy răng gậm hết lông thỏ. Kế đó thỏ bị các vị thần bào huynh của ̉kuninushi xúi dại để chịu cực h́nh như kia.
̉kuninushi động ḷng trắc ẩn bảo thỏ hăy đến chỗ có nước ngọt tắm rửa cho sạch sẽ rồi dùng phấn cỏ tranh thoa khắp ḿnh th́ sẽ thấy dễ chịu và lông mọc lại được. Thỏ nghe quả nhiên b́nh phục. Thỏ đó chính là vị thần thỏ xứ Inaba. Để đền ơn ̉kuninushi, thần thỏ đă giúp chàng lấy được công chúa Yakami. Các thần anh căm giận v́ việc hôn nhân bất thành, lại bị phỗng tay trên, nên cùng bàn mưu trừ khử thằng em tốt phúc đi. Khi cả bọn tới núi Tema cùng săn một con lợn ḷi, các thần anh bảo sẽ lùa con thú xuống chân núi cho ̉kuninushi bắt, rồi xúm nhau nung nóng một tảng đá lớn trên núi đẩy xuống đánh lừa. Thần em tưởng là con thú, ôm chầm lấy nên bị phỏng nặng chết. May bà mẹ ngự du trên thiên đ́nh biết chuyện liền sai thần Hến biển, thần Ngao biển xuống cứu. Thần Hến biển biến vỏ ḿnh thành bột phấn, c̣n thần Ngao biển th́ hút khô nước ở vết thương. Phút chốc Đại Quốc Chủ (̉kuninushi) sống lại, trẻ đẹp khác thường.
Các thần anh họp nhau bày cách khác cố sát hại kỳ được Đại Quốc Chủ. Họ hạ một cổ thụ xẻ ngang một kẽ lớn; lừa đẩy thần em vào giữa rồi xúm nhau ép lại khiến ̉kuninushi bị kẹp chết. Lần này cũng nhờ bà mẹ thần thông biến hoá biết mà cứu kịp. Bà mẹ lúc ấy mới tỉnh ngộ về những âm mưu đen tối của các con lớn, bèn khuyên ̉kuninushi hăy trốn đi thật xa. ̉kuninushi cắm cổ chạy chối chết mới thoát được những mũi tên của các thần anh bắn theo. Chàng luồn qua chẽ ba của cành cây mà chạy biến đi.

NHỮNG TRUYỆN PHIÊU LƯU KẾ TIẾP CỦA ̉KUNINUSHI
̉kuninushi đi xuống Hoàng Tuyền Quốc (địa phủ) để thỉnh ư cha là Susano-o đương ở đó. Khi tới gần điện th́ gặp công chúa Gan Dạ, con Susano-o đi ra. Mới gặp nhau lần đầu mà đôi mắt cùng liếc đôi ḷng cùng ưa, họ lấy nhau luôn. Công chúa vào báo cho cha hay là có một nam thần điển trai tới. Vốn ngang bướng hung hăng, Susano-o bèn mệnh danh ̉kuninushi là “gă xấu xa của xứ lau sậy” rồi cho vào ngủ đêm tại một lều nuôi rắn. Công chúa Gan Dạ phải đưa cho chàng tấm áo lốt rắn mới thoát khỏi hiểm nghèo.
Đêm sau Susano-o lại bắt chàng ngủ ở căn lều có con rết và con ong ṿ vẽ. Vợ chàng vội trao cho một tấm khăn choàng đặc biệt để bảo vệ chàng khỏi bị ong và rết đốt chết.
Hôm sau Susano-o bắn một mũi tên vào cánh đồng cỏ ngút ngàn rồi bắt chàng đi kiếm lại mũi tên đó. Chàng vừa đi khuất vào cánh đồng, Susano-o bèn nổi lửa đốt cỏ. Đang cơn nguy khốn đă tưởng ḿnh lần này thật chết th́ một con chuột nhỏ xuất hiện chỉ cho cái hang lánh nạn, rồi c̣n mang đến cho chàng mũi tên mà nó đă cất giấu không để lửa đốt. Bực ḿnh về sự thành công của ̉kuninushi, Susano-o dẫn chàng vào cung bắt chàng bắt chấy cho ḿnh. Đại Quốc Chủ phải nhai mấy trái cây muku mà vợ chàng đưa cho cùng ít đất đỏ, rồi nhả ra quết đỏ tươi làm như đó là những xác chấy đỏ mọng. Susano-o lấy làm thích thú mà ngủ thiếp đi. Nhanh như cắt ̉kuninushi cột tóc Susano-o lên sàn nhà, với lấy kiếm, cung tên và cây đàn của ông bố tàn nhẫn, rồi cơng công chúa Gan Dạ chạy trốn. Trong lúc vội vàng chạy, chàng để dây đàn cọ vào cành cây bật thành tiếng khiến Susano-o choàng tỉnh, đứng phắt lên đuổi theo, tóc lăo lôi sập cả cung điện. Đuổi tới ranh giới dương gian và âm phủ th́ lăo dừng lại, lúc ấy lăo đành miễn cưỡng bảo con (tức ̉kuninushi) đem cung tên về giết bọn ác thần, và cho chàng lấy công chúa Gan Dạ.

ANH LÙN SUKUNA BIKONA
̉kuninushi bắt đầu xây dựng một thế giới trên mặt đất. Có một vị thần kỳ dị xuống phụ tá, đó là anh lùn Sukuna Bikona lướt sóng trên con thuyền tí hon làm bằng vỏ cây có lợp mái và trang trí bằng lông ngỗng. ̉kuninushi nhón anh lùn đặt lên mu bàn tay để ngắm cho rơ, bất thần bị anh lùn nhảy lên má cắn chàng một cái thật đau. Thấy sự lạ lùng, Đại Quốc Chủ kể lại câu chuyện này cho chư vị thiên thần nghe, th́ một trong số thiên thần nhận ra đó là con ḿnh, một đứa con tinh quái ngỗ nghịch đă lọt từ khe tay rớt xuống đất.
̉kuninushi bắt đầu cùng anh lùn Sukuna Bikona xây dựng cho nhân gian. Khởi thuỷ họ t́m ra cách chữa trị những bệnh tật của con người, rồi dạy người phương pháp tránh cái họa của chim muông cầm thú, loài ḅ sát bằng cách nuôi dạy chúng phục vụ cho loài người. Khi mọi nhiệm vụ đă hoàn tất, một bữa kia Sukuna Bikona leo lên bông kê, thân kê rung động làm bắn vọt anh về trời.

PHÂN CHIA QUYỀN UY

̉kuninushi cai trị xứ Izumo cho đến ngày nữ thần Amaterasu cho cháu đích tôn Ninigi xuống chiếm vùng b́nh nguyên lau sậy trung ương mà tự xưng Hoàng Đế.
̉kuninushi bị buộc phải hiến đất xưng thần. Quyền hành được chia xẻ như sau: Với Ninigi, khởi sự quyền uy thiêng liêng ngự trị trên dương thế, c̣n ̉kuninushi th́ trông coi việc cơ mật tức quyền tôn giáo. Để tiêu biểu cho quyền uy của cháu nội, Amaterasu ban cho Ninigi ba báu vật : viên ngọc quư h́nh cong, một chiếc gương báu và thanh Thiên-tùng-vân kiếm (lấy ở Măng Xà Tinh tám đầu).
Hiện nay ba báu vật này vẫn c̣n là biểu hiệu của ngôi báu Nhật hoàng.

PHỤ CHÚ:
Sự phân chia quyền lực thế quyền cho Ninigi ở Yamato và thần quyền cho ̉kuninushi ở Izumo chứng tỏ Nhật có ít nhất là hai trung tâm văn hóa chính và thần thoại Nhật bắt nguồn tự hai nơi này. C̣n một trung tâm khác ở Tsukushi (Kyushu.)
Các nhà khảo cứu sau này t́m ra có tới 10 thuyết khác nhau về vị Thiên hoàng thứ nhất Ninigi (âm Hán : Quỳnh Quỳnh Sử Tôn.) Trong Cổ Sự Kư ghi : Ninigi, cháu đích tôn của nữ thần Mặt Trời Amaterasu, tự Taka maha gara (Cao thiên nguyên) giáng lâm, cai trị nước Mizuko (Thụy Tuệ) b́nh định nước Ashi hara (Vi Nguyên : đồng lau sậy) trong khi ̉kuninushi đă cai trị nước Izumo (Xuất Vân). Do đó các học giả cho rằng hai chữ “giáng lâm” có một ư nghĩa là từ nơi xa tới xâm chiếm khu Yamato (Đại Hoà : Osaka-Kyoto).
Danh hiệu Ninigi có thể chỉ là biểu thị cái ư lúa đạo phát triển dồi dào (đạo tuệ chi nhiêu nhiêu) nghĩa là v́ canh nông phát triển mà dân Nhật bắt đầu có h́nh thức sống định cư. Thần lúa, cháu nữ Thần Mặt Trời, như vậy hao hao giống truyện Thần Nông của Tàu mà Nhật đă vay mượn. Mô phỏng theo Trung Quốc, nhà vua phải làm lễ gặt mùa thu. Nhật gọi là Đại Thường Tế hay Thu Hoạch Lễ, rồi có thể do nghi lễ mô phỏng đầu tiên về việc tế tự Thần Lúa đó mà người đương thời đặt ra truyện Ninigi chăng ?


ÁNH LỬA VÀ BÓNG LỬA
Trong đám con của Ninigi có hai vị hoàng tử Ánh Lửa và Bóng Lửa đặc biệt hơn cả : Ánh Lửa là anh cả sinh sống bằng nghề chài lưới, bắt cá vây lớn, vây nhỏ; c̣n hoàng từ Bóng Lửa th́ sinh sống ở trên đất liền bắt loài lông cứng, lông mềm.
Một bữa kia Bóng Lửa đề nghị đổi nghề với anh, nghĩa là kẻ sinh sống ở đất liền th́ ra gần biển làm nghề bắt cá, kẻ ở gần biển th́ vào đất liền làm nghề săn muông thú. Bóng Lửa được anh đồng ư và trao cho một lưỡi câu báu, nhưng chẳng những chàng chẳng bắt nổi con cá nào mà c̣n làm mất lưỡi câu xuống đáy biển. Bóng Lửa xin bồi thường anh 500 lưỡi câu thường, nhưng Ánh Lửa không chịu, nằng nặc đ̣i cho được lưỡi câu báu. Bóng Lửa ra bờ sông khóc than, th́ có vị thần biển hiện ra hỏi v́ sao mà khóc. Khi rơ nguyên do, thần thương t́nh tạo thành một con thuyền cho Bóng Lửa lướt sóng ra khơi, tới được cung điện của vị chúa tể biển cả là vua Thuỷ Tề.
Cung điện xây toàn bằng vảy cá tuyệt đẹp. Bóng Lửa trèo lên một cây gần cái giếng bên cạnh cung điện. Khi các nữ thần hầu công chúa con của Thủy Tề Đại Vương ra lấy nước th́ thấy Bóng Lửa. Chàng mon men tới xin nước uống. Các nữ thần lấy một bát nước đưa cho Bóng Lửa, chàng không uống, móc lấy viên ngọc mang theo trong ḿnh, đưa lên miệng rồi nhả vào trong bát nước, viên ngọc dính chặt ở đáy bát không tài nào dứt ra được. Đám nữ t́ đành đưa bát về tŕnh. Cả phụ hoàng lẫn công chúa đều ngạc nhiên, cùng ra xem. Gặp Bóng Lửa, cả hai nhận rằng đó là một vị thần linh, long trọng đón tiếp, và ngay hôm đó cử hành hôn lễ giữa Bóng Lửa với Công chúa. Ba năm trôi qua êm đềm nhưng rồi càng về sau Bóng Lửa càng thấy nhớ nhà, suốt ngày thở dài buồn bă. Công chúa gạn hỏi, chàng kể lại chuyện sở dĩ ra khơi rồi hạnh ngộ gặp nàng cũng v́ trót đánh mất lưỡi câu báu của người anh, bị anh thúc bách phải kiếm cho bằng được.
Vua Thủy Tề tra hỏi mọi giống cá dưới biển, phát giác ra Cá Điêu đă nuốt lưỡi câu đó c̣n mắc ở cổ. Vua bèn lấy ra trao cho Bóng Lửa, đoạn phán cho chàng trở về trả lại anh. Trước khi ra đi, vua tặng chàng hai viên ngọc báu, dặn ḍ cặn kẽ cách sử dụng.
Vua dặn :
“Khi nào ngươi trao trả lưỡi câu cho người anh th́ nói : đây là chiếc lưỡi câu đồ sộ, lưỡi câu tham lam, lưỡi câu mang tai họa và lưỡi câu xuẩn ngốc. Sau đó nếu anh ngươi khai thác miền cao th́ ngươi khai thác ở miền thấp; cứ như thế chỉ trong ba năm anh ngươi sẽ nghèo túng khổ sở. Sau cùng nếu anh ngươi sinh sư,ỉ ngươi sẽ xử dụng hai viên ngọc báu.”
Bóng Lửa cỡi cá sấu trở về chốn cũ.
Sau khi Ánh Lửa gặp em, lấy lại được lưỡi câu, th́ mỗi ngày một lụn bại, khốn đốn. Cuối cùng, chán nản, bực bội, Ánh Lửa t́m cách sát hại đứa em. Bóng Lửa đem viên ngọc quư thứ nhứt ra niệm chú theo lời dặn của Chúa Thần Biển Cả, nước ào ào cuốn lên. Ánh lửa trốn lủi lên miền cao, nước càng dâng mạnh (*). Đến lúc sắp sửa chết đuối, Ánh Lửa mới than van hối hận. Bóng lửa thương hại, mang viên ngọc thứ nh́ ra niệm chú th́ đột nhiên nước rút hết ra biển. Ánh Lửa cảm động xin quy phục hoàn toàn người em, không c̣n cạnh tranh ghen tị như trước nữa.
(*) T́nh tiết này làm chúng ta liên tưởng đến truyện Sơn-tinh và Thủy-tinh trong thần thoại Việt Nam nhà.
Ở cung điện ngoài khơi, công chúa con Thần Biển trở dạ. Nàng nghĩ thầm thật là bất hạnh nếu để con một thiên thần phải chào đời ở ḷng biển, nên nàng vượt biển vào đất liền, tức nước Đại Hoà của chồng. Nàng hoá phép làm thành một ṭa nhà trang trí bằng lông chim công cốc, ngay trên bờ biển, làm nơi sinh. Nàng dặn Bóng Lửa khi nàng sinh th́ không được ḍm ngó. Bóng Lửa không kiềm chế nổi tính ṭ ṃ, đứng ngoài lén nh́n vào, thấy vợ ḿnh lúc sinh hoá ra một con cá sấu khổng lồ. Công chúa xấu hổ v́ bị chồng biết rơ nguyên h́nh, trốn biệt ra ngoài biển. Tuy rằng kể từ đó hai người chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa nhưng cả hai vẫn trọn đời nhớ tới nhau và t́nh yêu của họ thường được nhắc nhở như một mối t́nh thiên thu.

TRUYỆN CHÀNG ĐÁNH CÁ URASHIMA TARÔ
Giữa quần đảo Nhật Bản có một vùng biển nội địa, cảnh trí đẹp như gấm như hoa, núi vàng, đất đỏ, rừng xanh. Quanh vịnh sóng biếc thanh b́nh này có vô số những làng thuyền chài, xa xa là những đảo nhỏ nhấp nhô với những cây tùng cao vút, gió thổi ŕ rào.
Khoảng hai mươi lăm thế kỷ trước đây, tương truyền vào một sáng hạ đẹp trời, chàng thuyền chài Urashima Tarô đẹp trai và hiền lành, người tại vùng này, xuống thuyền buông câu. Chàng buông câu đă lâu mà chẳng được con ǵ. Chợt dây câu bị kéo nặng chĩu, chàng giật lên được một con rùa nhỏ.
Urashima cười thương hại nói :
“Tội nghiệp con rùa nhỏ, sở vật của Long Vương, mi có thể sống lâu hàng ngàn tuổi mà sao lại dại dột cắn câu của ta thế này. Thôi, ta thả mi trở về với Long Vương, nghe !”
Nói đoạn chàng gỡ con rùa ra khỏi lưỡi câu, thả xuống biển, rồi chán câu, nằm khểnh trên thuyền nh́n trời xanh, mây trắng, mặc cho sóng vỗ đu đưa, thiu thiu ngủ lúc nào không biết. Chợt có bàn tay ai ve vuốt, chàng sực tỉnh, mở mắt. Trước mặt chàng là một trang tuyệt sắc giai nhân, tóc đen như mun, mềm óng, dài chấm gót chân; nàng mặc chiếc áo màu đỏ rực và xanh da trời. Chính nàng vừa lướt sóng tới, cất giọng êm như ru nói với chàng :
“ Xin chàng chớ ngạc nhiên, thiếp chính là con gái Long Vương. Phụ vương thiếp cảm tấm ḷng nhân hậu của chàng đă tha chết con rùa nhỏ, nên cho phép chàng được gá nghĩa với thiếp, nếu chàng ưng chúng ta sẽ chung sống ở miền bồng lai tiên cảnh quanh năm bốn mùa xuân bất tận…”
Chàng ngắm nàng say đắm không thốt nên lời. Biết ư, nàng lẳng lặng ngồi xuống đối diện với chàng, tay cầm một mái chèo, chàng cũng cầm một mái chèo, cả hai cùng chèo… Con thuyền lướt sóng phút chốc đă tới một ḥn đảo kỳ thú, đất trải đầy ngọc trai, cây cối trang hoàng toàn ngọc bích long lanh. Nàng đưa chàng vào cung điện tŕnh diện phụ vương. Một trăm tên hầu trai, một trăm nàng hầu gái tấp nập sửa soạn lễ cưới cho tân lang và tân giai nhân. Long Vương ngồi trên ngai nạm kim cương chứng kiến hôn lễ. Nửa đêm, yến tiệc linh đ́nh vừa dứt, chàng và nàng động pḥng hoa chúc. Niềm hạnh phúc lứa đôi nếu cứ thế sẽ kéo dài bất tận. Nhưng đôi khi ḷng quê xúc động, Urashima đoán ở nhà cha mẹ đương thương nhớ ḿnh, tưởng lầm ḿnh đă làm mồi cho cá dưới đáy biển… Rồi chàng thở vắn than dài suốt ngày. Chàng ngỏ lời xin người đẹp cho chàng về thăm quê cũ đôi ba ngày, báo cho gia đ́nh rơ sự t́nh, rồi trở lại ngay. Vợ chàng lặng thinh không nói, khuôn mặt buồn rười rượi, thỉnh thoảng thở dài năo nuột. Chàng đoan quyết với nàng là cuộc về thăm quê sẽ không lâu, chỉ vài ngày thôi. Sau cùng nàng lên tiếng:
“Thiếp e rằng một khi chàng rời khỏi nơi đây chúng ta sẽ chẳng bao giờ c̣n gặp mặt nhau nữa. Để thiếp tặng chàng một món quà giúp chàng có thể trở lại đây, nếu chàng muốn….”
Đoạn nàng trao tặng chàng một hộp lược nạm ngọc bên ngoài có một dải lụa buộc, và ân cần dặn chàng dù có thế nào đi nữa cũng chớ bao giờ mở hộp ra, nếu chàng c̣n muốn cùng nàng tái ngộ.
Nàng nh́n chàng lau mắt lệ, chàng an ủi để nàng vững tâm :
“Xin nàng đừng nghi ngại điều ǵ, không bao giờ ta tháo dải lụa mở hộp này. Khi đă thăm gia đ́nh xong ta sẽ tức khắc trở lại đây xum họp cùng nàng.”
Urashima trở về quê hương bằng chính chiếc thuyền cũ của chàng. Thuyền cập bến dưới chân đồi quê hương. Neo thuyền lại, chàng vội vă theo đường cũ dẫn về làng. Bốn bề vắng lặng, văng vẳng tiếng thác đổ từ xa vọng lại, và gió trong không gian từng đợt buồn bă thở dài. Nhà cửa đôi chỗ được cất lại rộng lớn hơn hoặc mới hơn. Cả những thửa ruộng cũng thay h́nh đổi dạng. Tới nơi nhà cũ của cha mẹ xưa, chàng thấy đă biến thành một khu rừng thông nhỏ. Đôi người qua lại kín đáo nh́n chàng tỏ vẻ lạ lùng. Một cụ già lưng c̣ng râu tóc bạc phơ, chống gậy đi qua. Urashima nghĩ rằng không c̣n ǵ hơn là hỏi thăm vị lăo trượng này. Chàng bèn xưng tên họ và xin vị lăo trượng, nếu có thể, chỉ giúp hiện gia đ́nh chàng đă thiên cư về nơi nào ?
Vị lăo trượng nghe chàng xưng danh như vậy th́ cười ngất :
“Chú điên rồi sao mà lại mạo xưng là Urashima Tarô ! Chú há không biết, tương truyền cách đây bốn thế kỷ, chàng Urashima Tarô đă mất tích trên miền biển lặng này vào một dịp chàng đi câu? Sau đó người làng cũng không t́m thấy xác chàng và thuyền của chàng đâu cả. Thật là kỳ dị. Hiện nay tại khu nghĩa địa cũ, vẫn c̣n chiếc lăng nhỏ người ta xây lên để tưởng nhớ chàng.”
Nói đoạn ông già chống gậy đi thẳng. Urashima Tarô theo đường ra khu nghĩa địa cũ, quả nhiên thấy chiếc lăng nhỏ xưa kia người ta đă xây cho chính chàng. Trên những tấm bia rêu phủ và đă ṃn mỏi nhiều với thời gian, chàng nhận dần ra mộ cha, mẹ, anh, em, và cháu, chắt trong gịng họ.
Urashima cảm thấy cơi ḷng bâng khuâng, buồn thảm. Đứng tựa vào tấm bia mộ của chính ḿnh, chàng cuối đầu suy nghĩ. Tiếng gió chiều vi vu trong rặng thông nghe thê thiết làm sao ! Tay chàng khi đó vẫn cầm hộp tặng vật của công chúa con Long Vương, vợ chàng. Chàng nghĩ thầm :
“Biết đâu mở hộp ra ḿnh lại chẳng t́m được lời giải đáp nào giúp ḿnh khỏi bỡ ngỡ trước hoàn cảnh bí ẩn này.”
Chàng thong thả cởi nút giải lụa và thận trọng mở nắp hộp. Từ trong hộp bốc lên một làn khói trắng nhẹ, làn khói bay miết về phương Nam, hướng biển.
Urashima chợt hiểu là ḿnh đă dại dột làm ngược với lời dặn của vợ và chắc là vĩnh viễn không bao giờ nữa chàng c̣n hy vọng gặp lại nàng. Văng vẳng trong gió dường như có tiếng nàng nhắn nhủ chàng đừng bao giờ lăng quên nàng.
Chàng dậm chân than khóc, hối tiếc mọi việc lỡ dở. Phút chốc máu như lạnh trong huyết quản, chân tay khô héo đi, mớ tóc thay màu bạc phơ như bông tuyết, da mặt nhăn nheo, răng rụng, sức lực kiệt quệ, bốn thế kỷ chợt đè nặng lên cơ thể, lên tâm trí, chàng ngă lăn xuống đất héo hon mà chết (*).
(*) Đọc xong truyện này, tất nhiên chúng ta ai nấy đều liên tưởng đến truyện “Lưu Thần Nguyễn Triệu” của Trung Hoa và truyện “Từ Thức Nhập Thiên Thai” của Việt Nam nhà.

TỔNG KẾT VỀ THẦN THOẠI NHẬT
Trước đây Trung Quốc coi Nhật là một thứ Đông di – dân mọi rợ về phía Đông – văn hóa chẳng có ǵ đáng kể. Thái độ Trung Quốc vốn kiêu ngạo, ngoài ḿnh là “Trung hoa” ra, c̣n bốn bề đều là man ri mọi rợ cả. Tuy nhiên về trường hợp Nhật Bản, gần đây xem ư các học giả Nhật khi soạn cuốn Thế Giới Đại Bách Khoa Sự Điển cũng đă cố ư lược bỏ những đoạn tạp nhạp, bộc lộ cá tính quá thô lậu cổ thời.
Tỉ dụ Cổ Sự Kư ghi truyện vị đệ nhứt anh hùng hiệp sĩ được cả dân Nhật tôn sùng nhắc nhở : Yamato dake (âm Hán : Nhật Bản Vũ Tôn.) Đại lược như sau : “Yamato dake vốn tên là Yamato takeru no mikoto. Chàng là con thứ Cảnh Hành Thiên hoàng, người anh song sinh là Oousu nomikoto.
Một lần phụ vương sai chàng trừ khử người anh cả hỗn hào lười biếng không hầu hạ cơm nước chu tất. Sớm tinh sương đó chàng nấp sẵn ở nhà vệ sinh, chờ người anh tới đập chết, chặt những mảnh tay chân găy nát, bó trong một chiếc chiếu, rồi quăng ra nơi xa. Một lần khác cũng được cha sai trừ hai dũng sĩ khoác lác mà lại lỗ măng tục tằn. Chàng bèn giả trang làm thiếu nữ, mê hoặc cả hai, lơi lả mời ruợu. Phục cho hai tên say mềm rồi rút kiếm đâm suốt qua một tên, ấn mũi kiếm qua hông tên kia, rạch ngược lên phanh thây tên thứ hai này chẳng khác một trái dưa chín mơm vậy. Chàng không từ một thủ đoạn nào để diệt trừ địch thủ. Chàng kết thân với một dũng sĩ xứ Izumo mà chàng chủ tâm hạ sát. Chàng làm sẵn một cây kiếm gỗ, khi hai người rủ nhau ra sông tắm, chàng đề nghị trao đổi kiếm với bạn rồi sau đó lại thách thức đấu kiếm để nhân dịp hạ sát bạn một cách dễ dàng và tàn nhẫn. Xong xuôi chàng đi sang phía Đông, dọc đường gặp Công chúa Miyazu, đính ước với nàng, rồi sau cưới nàng làm vợ.
Có lần trên đoạn đường đi biển có người t́nh nhân Ototachibana cùng đi, sóng đánh dữ quá, thuyền chỉ chực lật úp. Ototachibana đă khấn nguyện tự hiến thân cho thần biển, lao ḿnh xuống nước để cứu mạng cho chàng. Về sau cuộc đời chàng kết thúc ở trên cánh đồng Tagi, tâm trí chàng lúc đó c̣n thanh thản mà đôi chân th́ kiệt lực xụm xuống, chàng gục ngă mà chết.
Để tưởng niệm chàng, dân chúng đă xây một ngôi lăng đồ sộ ở Ise, mọi người đến điếu tang khóc thương một đại dũng sĩ anh hùng. Chàng đă hóa thành con chim Óc-Cau trắng mà biến đi. Lăng chàng từ đó mang danh là “Lăng Óc Cau Trắng.”
Chúng ta thấy thành tích Yamato dake xảo quyệt, tầm thường là vậy mà được tôn sùng là đệ nhất anh hùng dũng sĩ th́ quan niệm về anh hùng của nền văn hóa cổ thời Nhật Bản quả thật là thô thiển. Cuốn Thế Giới Đại Bách Khoa Sự Điển đă cố ư lược đi những hành vi ti tiểu của Yamato dake, mà chỉ ghi vắn tắt đại ư : “…Vào năm Cảnh Hành thứ 28, chàng vâng lệnh phụ hoàng đi chinh thảo xứ Kumaso (âm Hán: Thái tộc), đă giả trang nữ giới, thắng lợi, sau được xưng là Yamato dake (âm Hán : Nhật Bản Vũ Tôn). Năm Cảnh Hoàng thứ 40 th́ đánh Đông diệt Azamaebisu cũng đại thắng. Vào lễ thần Yamato hime no mikoto th́ được thần ban cho Thiên-tùng-vân kiếm. Sau xuôi ḍng sông Suruga, vượt biển Karasu đến nước Ise ở phía Đông Bắc, rồi chết ở vùng Nomono, được mọi người ngưỡng mộ xây lăng lớn mà sùng bái.”
(Văn hóa cổ thời Nhật bản thô lậu như vậy mà rồi nhờ có những người lănh đạo thời Minh Trị sáng suốt đă đưa nước Nhật tiến vượt mức trong ṿng một thế kỷ, điều này thực đáng khiến cho chúng ta phải suy ngẫm).
Không kể những phần bạc tạp của thần thoại Nhật mà chúng tôi đă lược bỏ, căn cứ vào những truyện đă tuyển chọn trên, chúng ta có thể kết luận:
1. Sự khai thiên lập địa theo thần thoại Nhật Bản không phải là hậu quả của một thế lực ngoại tại, Prima Causa, mà là thể hiện theo cung cách tự sinh.
2. Nói chung thần thoại Nhật vừa có chỗ sống sượng vừa có chỗ tế nhị, tinh khiết, mỹ lệ. Đôi khi đượm buồn nhưng chẳng bao giờ thảm đạm, khuynh hướng chung là dung ḥa, tuyệt nhiên không đưa đến tai họa như thần thoại nhiều nước khác, đặc biệt là thần thoại Hy Lạp.

SÁCH THAM KHẢO
Challaye, Félicien. Contes et Légendes du Japon
Paris : Fernand Nathan, 1955.
Grimal, P. Mythologies des Steppes, des Forêts et des Iles. Paris : Librairie Larousse, 1963.
Mythologie Asiatique Illustrée. Paris : Librairie de France, 1928.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17