Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

TUYỂN TẬP VĂN CHƯƠNG NHI ĐỒNG - 3B

Trang 1A  1B  1C  1D   1E   1F   1G   1H   1I   1J   1K

Trang  2a  2b  2c  3a  3b  3c

 Trang  4a  4b  4c  4d  5a  5b  5c  5d 

QUYỂN BA  

 
THẦN THOẠI
 
DOĂN QUỐC SỸ
 
Sưu tập
 

 



TRUYỆN ÔNG HOÀNG RÂMA
(Ramâyana)*
Kể lại theo : Ethel Beswick, Tales of Hindu Gods and Heroes, Jaico, Bombay 1960


Mấy Lời Nói Đầu
(Theo LÊ XUÂN KHOA sđd 174-79)
Thiên anh hùng ca Râmâyana cùng với thiên anh hùng ca Mahâbhârata thường được ví với hai thiên trường ca của Homère : Odysée và Iliade.

Trong sự h́nh thành cá tính dân tộc, những nhân vật truyền kỳ trong văn chương b́nh dân và dă sử thường có ảnh hưởng mạnh mẽ không kém ǵ những bậc anh hùng trong chính sử. Có thể nói rằng tất cả các bậc vĩ nhân của Ấn Độ đều đă được hun đúc nuôi dưỡng bởi những công nghiệp siêu phàm của các nhân vật trong hai thiên anh hùng ca trên. Trong ṿng ba ngàn năm nay, những tác phẩm ấy thành cái di sản quí báu của nhân dân Ấn Độ, món ăn tinh thần của người trí thức cũng như người thất học nam hay nữ, giàu hay nghèo.

Một tác phẩm văn học sở dĩ trở nên bất tử và được truyền tụng rất sâu rộng không phải chỉ nhờ ở tính cách lư tưởng hay nội dung đạo đức của nó. Điều kiện quan trọng hơn là nó phải thể hiện được những khía cạnh đặc biệt của đời sống t́nh cảm, tư duy và sinh hoạt vật chất của con người bằng nghệ thuật độc đáo.

Cả hai thiên anh hùng ca đều được diễn tả bằng những câu thơ Sloka (câu thơ đôi : hai câu một vần) là điệu thơ giàu nhạc điệu và phổ thông nhất trong Phạn văn, rất thích hợp để diễn tả những t́nh cảm bi hùng trong lịch sử. Lời thơ lại hồn nhiên giản dị, giàu vẻ tự nhiên hơn là những kỹ thuật cầu kỳ. Anh hùng ca Râmâyana thể hiện đời sống tôn giáo và những t́nh tự đạo đức của Ấn Độ cổ thời, làm sống dậy tất cả những đức tính quư nhất của con người trên cả hai phương diện thế gian và siêu thoát. Đối với nhân dân Ấn Độ, ông hoàng Râma hóa thân thứ bảy của thần Vishnu, là hiện thân của đạo đức, của t́nh thương yêu vô vàn. Theo truyền thuyết th́ truyện này do Nârada, một đạo sĩ thấu thị (rishi), kể lại cho đạo sĩ Vâlmiki nghe. Ông này nhờ có thần Brahmâ khuyến khích và giúp đỡ, đă t́m được nguồn cảm hứng lạ kỳ để thuật lại sự tích Râma cho các môn đệ nghe bằng những vần sloka tuyệt tác. Chính thần Brahmâ cũng cảm thấy rung động v́ lời giọng hát của Vâlmiki nên đă phải thốt lên :
“Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa ṃn th́ anh hùng ca Râmâyana c̣n làm say mê nhân thế và cứu giúp họ ra khỏi ṿng tội lỗi.”

Sử gia Pháp Michelet (1798-1874) sau khi đọc Râmâyana đă không tiếc lời ca ngợi :
“Người nào đă từng hành động hoặc ham muốn quá nhiều, hăy uống cạn ly rượu đầy sức sống và tuổi trẻ này … Ở Tây phương, cái ǵ cũng chật hẹp : Hy Lạp nhỏ bé làm tôi ngột ngạt; Do Thái khô khan làm tôi khó thở. Hăy để cho tôi hướng về Á châu cao cả và Đông phương thâm trầm trong giây lát. Chính nơi đó đă phát sinh ra bài thơ vĩ đại của tôi, mênh mông như Ấn độ dương tràn ngập ánh mặt trời rực rỡ tốt lành. Đó là một tác phẩm chứa chan ḥa điệu thiêng liêng, tạo nên một không khí thái ḥa và t́nh thương vô biên ngay giữa những cảnh tượng mâu thuẫn xung đột” *.
(*) Trích dẫn theo : Jawaharlal Nehru, The Discovey of India, Signet Press, Calcutta 1956.

Điều cần ghi nhớ là bản anh hùng ca Râmâyana được truyền tụng đến ngày nay không phải là nguyên bản của Vâlmĩki, mà là một thiên trường ca đă được khai triển rất nhiều bởi biết bao thi sĩ vô danh trải qua nhiều thế kỷ. Hàng thế hệ th́ nhân đời nọ qua đời kia đă không ngừng phụ họa và bổ túc những lời thơ tuyệt diệu.

Toàn bộ Râmâyana nguyên bản Phạn ngữ gồm bảy cuốn, nhưng cuốn sau cùng chỉ là một phụ bản do đời sau thêm vào*. Phụ bản này kể thêm một đoạn kết bi thảm cho tác phẩm, có dụng ư vừa ca ngợi thêm đức tính vô song của nàng Sĩtâ, vợ hoàng tử Râma, vừa gây cảm xúc mạnh mẽ tột độ cho người đọc. Nhờ phụ bản này, chúng ta được biết anh hùng ca Râmâyana gồm có 7 cuốn, 500 đoạn và 24.000 câu thơ đôi sloka. Trong phần kết luận, phụ bản này c̣n cho biết thêm rằng con và em của hoàng tử Râma đă tạo lập được một số đô thị trong Vương quốc rất phồn thịnh vào khoảng thế kỷ thứ VI, thứ V trước Công nguyên. Do đó, có thể tạm kết luận rằng thiên hùng ca Râmâyana, sau mấy thế kỷ truyền tụng và tăng bổ, đă được hoàn thành dưới h́nh thức hiện thời vào khoảng hai, ba trăm năm trước Công Nguyên.
(*) Sau này Râmâyana được chia thành 12 cuốn, cuốn thứ 12 chính là phụ bản của nguyên tác.

Vua Dasha-ratha đóng đô tại Ayodhyâ, ngự trị cả vương quốc Koshala. Nhà vua có ba vợ mà không có con trai mặc dầu đă nhiều lần cầu nguyện thần linh, và cách ăn ở của nhà vua th́ rất mực nhân đức. Sau cùng nhà vua định làm lễ cầu tự thật lớn : hy sinh một con ngựa tế trước đàn tràng.

Vào thời này, trên thiên giới, các thần linh cũng đương gặp khó khăn. Bị Quỷ vương Râvana quấy phá, các thần linh tới cầu cứu thần sáng tạo Brahmâ. Thần Brahmâ cho hay Quỷ vương đă được ân sửng của ḿnh nên không một vị thần linh nào có thể giết được nó*. Tuy nhiên, Quỷ vương đă quá kiêu ngạo không thèm hạ ḿnh xin ân sủng của người thế gian nên nó có thể bị người thế gian giết chết.
(*) Phải chăng đó cũng là ư nghĩa tượng trưng của cái nh́n đối đăi, có tốt th́ tất có xấu, hiểu cái này bằng chính cái kia, nếu bỏ xấu đi th́ tốt cũng không c̣n.

Vừa lúc đó thần Vishnu cưỡi thần điểu Gurada tới. Các thần linh yêu cầu Vishnu hăy giáng sinh làm người lần nữa để trừ khử Quỷ vương giúp. Vishnu nhận lời.

Vào lúc nhà vua Dasha-ratha đương làm lễ cầu tự th́ Vishnu hiện thành h́nh mănh hổ giữa đám lửa khói và bảo nhà vua hăy lấy một số gạo và sữa trong buổi lễ mà chia thành ba phần cho ba người vợ ăn. Nhà vua tuân lệnh : hoàng hậu Kaushalyâ được một phần, bà phi Kaikeyĩ một phần và bà phi thứ ba trẻ đẹp nhất, được ân sủng nhất, bà Sumitrâ, được những hai phần. Đúng kỳ hạn, hoàng hậu Kaushalyâ sinh hạ Râma; bà phi Kaikeyĩ sinh ra Bharata, và bà phi trẻ đẹp Sumitrâ là mẹ của cặp sinh đôi Lakshmana và Shatrughna.

Cũng vào lúc đó trên thiên giới các thần linh cũng hoạt động dữ lắm. Các ngài tạo ra một đám khỉ rất đông để chúng sẽ trợ lực Vishnu trong việc diệt trừ Quỷ vương sau này.

Rồi suốt mười sáu năm trường thần dân của vua Dasha-ratha sống an b́nh hạnh phúc, con cái có hiếu với cha mẹ, anh em trong một gia đ́nh biết nhường nhịn lẫn nhau, mọi người cư xử với nhau luôn luôn giữ được tín nghĩa. Bốn hoàng tử lớn lên khôi ngô tuấn tú, tính t́nh khảng khái hào hùng, cả bốn đều được thần dân mến phục. Trong bốn vị hoàng tử th́ Râma trội hơn cả về vẻ dĩnh ngộ cũng như về mọi đức tính can trường dũng cảm.

Khi hoàng tử Râma vừa mười sáu tuổi, đạo sĩ Viswâmitra tự chốn thảo lư trong rừng thẳm tới kinh đô, xin hoàng tử tới tiêu diệt giúp một bầy quỷ vẫn thường đến quấy phá vào lúc đạo sĩ toạ thiền. Sau khi đă xin phép vua cha và an ủi vua cha đừng lo ngại ǵ cả, Râma theo đạo sĩ vào rừng. Hoàng tử Lakshmana vốn rất quư mến và trung thành với anh cũng xin được tháp tùng. Hai anh em đă giúp đạo sĩ diệt được hàng trăm quỷ và đánh đuổi được hai con quỷ chúa là Maricha và Shu-vahu.

Công việc xong xuôi, Râma hỏi đạo sĩ Viswâmitra c̣n cần ǵ đến ḿnh nữa không. Đạo sĩ cho chàng hay hiện nay tại vương quốc Videha, vua Janaka đương làm lễ tuyên phu cho công chúa Sĩtâ. Nhà vua có cây cung nặng và cứng đến thần linh cũng khó mà giương nổi. Tương truyền thần Băo Rudra đă trao cây cung đó cho một đạo sĩ thấu thị trong vương triều. Vị đạo sĩ này dâng lên đức vua. Ngày nay nhà vua công bố bất kỳ vị vương tôn nào giương nổi cây cung thần sẽ được tuyển làm pḥ mă. Đạo sĩ khuyên Râma nên tới đó. C̣n về công chúa Sĩtâ, đạo sĩ nói rơ thật ra nàng không phải là con đẻ của vua Janaka. Xưa vào ngày lễ hạ điền, Janaka xuống đồng cầy ruộng, nhà vua thấy một hài nhi gái hiện ra ở luống cày bèn đem về nuôi và đặt tên là Sĩtâ (nghĩa là Luống Cày). Sĩtâ lớn lên vừa hiền thục, vừa xinh đẹp lạ lùng.

Hai anh em ông hoàng (Râma và Lakshmana) nghe chuyện lấy làm thích thú lắm bèn yêu cầu đạo sĩ Viswâmitra đưa đi. Thế là cả ba cùng lên đường tới kinh đô vương quốc Videha là Mithilâ. Vua Janaka tiếp đón họ nồng hậu. Đạo sĩ Viswâmitra ngỏ ư xin nhà vua hăy cho mang chiếc cung thần ra để hàng tử Râma ướm sức. Lập tức nhà vua hạ lệnh đoàn binh tướng coi kho, và năm ngàn người đẩy tới một chiếc xe sắt đúc, tám bánh đồ sộ, bên trên có cây cung.

Râma cúi đầu lễ phép xin nhà vua cho ḿnh thử, rồi nhẹ nhàng nâng nắp xe, nhấc cung lên, thẳng tay giương cung theo thế bắn. Cánh cung cong chĩu dưới sức mạnh của cánh tay thần. Chợt như có tiếng sét cực lớn làm đất trời rung chuyển muốn sụp đổ : cây cung bị găy làm đôi.

Giây phút kinh hoàng qua mau, ai nấy hân hoan kính phục sức mạnh thần dũng của Râma và lễ cưới bắt đầu sửa soạn. Một đoàn sứ giả được cử đi gấp trong ṿng ba ngày tới Ayodhyâ báo tin mừng và mời Vua Dasha-ratha tới dự lễ cưới. Vua Dasha-ratha lập tức cho họp đội trào, thông báo cùng các quan trong triều tin mừng về hoàng tử Râma, đồng thời hạ lệnh quan coi kho thu thập một số vàng bạc châu báu, chuẩn bị voi ngựa, rồi ngay hôm sau hoàng gia cùng một số quan đại thần và một đội quân tinh nhuệ thẳng đường ngày đi đêm nghỉ tới vương quốc Videha. Hai đấng phụ vương gặp nhau tay bắt mặt mừng; hai vương quốc trở thành đồng minh do duyên trời đôi trẻ. Không những vậy, vua Janaka c̣n gả một công chúa khác cho Lakshaman và gả hai ái nữ của một vị hoàng đế cho Bhrata và Satru-ghna.

Sau khi lễ thành đôi của những cặp “người quốc sắc, kẻ thiên tài” đó hoàn tất, hai cặp vợ chồng Bharata và Satru-ghna c̣n tiếp tục những cuộc thăm viếng khác; hai cặp Râma và Lakshamana và vợ th́ theo vua cha trở về Ayodhyâ. Thần dân trong khắp vương quốc tưng bừng treo đèn kết hoa ăn mừng tiệc hỉ.

Tuy ân ái t́nh nồng nhưng anh hùng không hề khí đoản, nhất là với hoàng tử Râma. Đă tới lúc vua Dasha-ratha cảm thấy mệt mỏi và muốn rút lui, nhường ngôi báu cho Râma trị v́. Ngài cho họp các triều thần bày tỏ ư ḿnh. Tuy nhiên, ngài cũng nói quyết định tối hậu vẫn là ư của các quan đại thần, nếu các vị thấy trong các vị hoàng tử c̣n người tài đức hơn Râma. Các quan đại thần đều đồng thanh công nhận không ai văn vơ song toàn, tài đức song toàn hơn hoàng tử Râma. Tin đó được loan truyền. Thần dân từ chốn kinh thành tới khắp hang cùng ngơ hẻm vương quốc Koshala lại một phen tưng bừng chuẩn bị ngày đăng quang của Râma, vị hoàng tử muôn phần kính mến của họ. Vẻ náo nhiệt của toàn thể vương quốc chẳng khác ǵ tiếng sóng chập chùng của đại dương trong những đêm trăng sáng triều dâng.

Râma và Sĩtâ cùng ăn chay và tụng niệm thần linh để chuẩn bị ngày đăng quang. Bà phi Kaikeyĩ thoạt cũng hoan hỉ v́ từ xưa bà vẫn quư Râma như chính con bà là hoàng tử Bharata. Bà tin rằng con người đức hạnh như Râma khi lên ngôi thiên tử th́ phú quư cùng hưởng với các em, và vẫn quư trọng bà ngang với hoàng hậu thân mẫu như xưa.

Nhưng một áng mây đen đă kéo tới che rợp bầu trời hạnh phúc của hoàng gia. Đó là mụ vú nuôi bà phi Kaikeyĩ. Xưa mụ có công nuôi bà như con. Mụ có cái bướu lớn sau lưng, tính t́nh xảo quyệt. Mụ tới tỉ tê với bà là nếu Râma lên ngôi trời, th́ không những con bà là hoàng tử Bharata phải lép vế, mà chính bà vô h́nh chung cũng phải nép dưới uy quyền của hoàng hậu Kausalyâ. Thoạt bà phi gạt lời mụ đi, nói là không bao giờ có chuyện xấu xa đó với Râma, nhưng rồi lời nói tỉ tê tiêm dần nọc độc nghi kỵ vào ḷng Kaikeyĩ. Sau cùng bà phi này hoàn toàn siêu ḷng. Bà trút bỏ lại y phục lụa là cùng các nữ trang quư giá mà tự ư lánh vào lănh cung trong rừng sâu. Vua Dasha-ratha hay tin vội tới th́ thấy bà sủng phi của ḿnh đầu bù, tóc rối, quần áo lem luốc, nằm khóc lóc thảm thiết trên sàn gỗ dơ dáy. Vua bảo bà có điều chi bất măn hăy nói cho vua hay, vua sẽ giải quyết mau lẹ để mối sầu của bà sẽ như tuyết tan dưới ánh dương quang.

Bà nói mối bất măn của bà chính là ở việc nhà vua đă chọn Râma lên ngôi trời. Bà yêu cầu vua hủy lệnh đó đi, truyền ngôi cho Bharata và lưu đầy thái tử Râma vào rừng trong thời gian mười bốn năm.

Vua kinh ngạc tưởng có thể chết giấc và khuyên bà phi đừng yêu cầu ḿnh làm công việc thất nhân tâm đó. Bà Kaikeyĩ nhắc lại chuyện xưa bà từng săn sóc nhà vua bị thương tại chiến trường. Ngày đó vua có hứa sẽ thực thi hai điều thỉnh nguyện của bà. Từ đó đến nay bà chưa hề cầu xin điều ǵ! Vua Dasha-ratha hiểu luật danh dự của đẳng cấp chiến sĩ, đă hứa th́ không thể nuốt lời.

Râma với tư cách thái tử có thể chống lại quyết định độc đoán và phi lư ấy, nhưng Râma không hề tỏ ư oán hờn. Trái lại chàng vui ḷng nhận lấy cuộc lưu đầy, giúp cha thực hiện lời đă hứa xưa kia.

Râma muốn vợ ḿnh, công chúa Sĩta, ở lại vương quốc để khỏi phải chịu đựng những nỗi gian khổ của cuộc đày ải trong rừng. Nhưng Sĩta cương quyết theo chồng. Nàng bác bỏ tất cả những lư lẽ của Râma và trả lời bằng những luận điệu vô cùng cảm khái.

Thiếp không thể tuân lời đấng phu quân đă thốt lên trong giây phút nông nổi.
V́ lời khuyên của chàng không thích hợp với một chiến sĩ và với danh phận một hoàng tử,
V́ một thiếu phụ trung trinh bao giờ cũng theo chồng đi bất cứ nơi nào.
Khi Râma bị lưu đầy th́ Sĩta cũng tự đầy theo.

Một thiếu phụ không thể bỏ chồng để ở lại, dù vương quốc do con hay em thân mến của ḿnh cai trị.

Cùng với chồng, nàng sẽ đồng cam cộng khổ, số phận nàng ràng buộc với số phận chồng.

Nếu người con chính trực của Raghu (Râma) tiến bước vào rừng sâu tốn tăm và ảm đạm, Sĩta sẽ tiến lên trước chồng nàng để dọn dẹp những quăng đường gai góc hoang vu*.
(*) Đoạn in chữ nghiêng : bản dịch của Lê Xuân Khoa theo bản Anh văn của R. Dutt.
Xin đọc : Lê Xuân Khoa, Nhập môn triết học Ấn Độ, tr. 180-181.
Romesh C. Dutt., The Râmâyana and the Mahâbhârata, London, 1961, p.34.

Lakshmana, em trai của Râma, cũng không chịu tuân theo lời thái tử mà ở nhà. Chàng đ̣i theo để giúp anh phá rừng, đốn cây, và trông nom chị dâu.

Buổi tiễn đưa vang tiếng khóc than của thân quyến và thần dân. Đặc biệt đám thần dân c̣n lẽo đẽo theo tiễn sau xe thái tử suốt ngày hôm đó. Họ dừng lại ngủ qua đêm trên bờ sông dưới ánh sao ṭ ṃ thầm lặng. Hôm sau thái tử Râma lẳng lặng cùng vợ, em và người đánh xe ra đi thật sớm, trong khi đám thần dân c̣n thiêm thiếp giấc nồng bên bờ sông. Hôm ấy họ đi lạc đường, tối đến phải dừng lại ngủ qua đêm bên bờ sông Hằng hà. Hôm sau, thái tử Râma cho người đánh xe trở lại kinh đô, c̣n ba người vượt sông Hằng, tiến về núi Chitra-Kuâta, rồi xuyên qua rừng tới sông Yamuâna. Ba người tự làm lấy bè gỗ để qua sông rồi tiếp tục đi bộ tới thảo lư, vị ẩn sĩ nổi danh đương thời là Bharadwâya. Ông tiếp đón họ nồng hậu v́ cũng đă biết nỗi oan khiên họ đương phải chịu đựng và giúp đỡ họ dựng lều cư ngụ. Giữa chốn rừng sâu này, cỏ cây muông thú phồn tạp, suốt ngày đêm suối tuôn róc rách, chim kêu, vượn hót, ve ngâm …

Trong khi đó tại kinh đô Ayodhyâ, vua Dasha-ratha hoàn toàn xa lánh bà phi Kaikeyĩ, chỉ để riêng hoàng hậu Kausalyâ được săn sóc ḿnh vào lúc nhà vua cảm thấy gần đất xa trời. Tuy nhiên, khi hoàng hậu tỏ lời ai oán thái quá, nhà vua lại khuyên nhủ không nên phiền trách hờn giận Kaikeyĩ hơn nữa. Điều bất hạnh mà nhà vua đương gánh chịu là hậu quả một hành vi thất đức trước đây. Hồi đó người là một hoàng tử nổi danh về tài thiện xạ. Người có thể ngắm bắn hoặc nghe bắn bách phát bách trúng. Một hôm vào rừng người nghe có tiếng ǵ như tiếng một con voi đương lấy ṿi hút nước sau một lùm cây, liền lắp tên vào cung bắn. Ngờ đâu có tiếng người kêu thương. Người chạy vội tới, th́ ra đă bắn lầm phải một ẩn sĩ trẻ tuổi đương vục b́nh xuống suối lấy nước. Chàng ẩn sĩ cho hay chàng về thăm cha mẹ mù cũng sống mai danh ẩn tích gần đây. Chàng yêu cầu hoàng tử hăy tới gặp cha mẹ, nói rơ sự t́nh. Hoàng tử tới, xin lỗi hai ông bà già mù. Hoàng tử đưa họ tới bờ suối. Họ ôm lấy xác con, rồi lập dàn hỏa cùng tự thiêu với xác con. Trước khi chết, người cha già nói : “Nhân nào, quả ấy. Hoàng tử giết chết con ta, sau này người cũng mất con, và chết trong sầu muộn!”.

Lời đó đă mờ phai với thời gian nhưng đến nay vang lên rơ hơn bao giờ hết.

Kể xong chuyện, vua Dasha-ratha băng hà.

Hoàng tử Bharata, trong thời gian qua, tới thăm vương quốc của người cậu, cũng vừa được triệu gấp về nhà. Bà phi Kaikeyĩ hoan hỉ báo tin mừng cho Bharata hay là chàng sẽ được nối ngôi báu. Ngờ đâu Bharata kịch liệt phản đối mẹ, trách mẹ đă làm vua cha chết trong sầu hận. Riêng chàng, không bao giờ chàng ngồi vào ngai vàng thuộc quyền chính thống của thái tử Râma. Đoạn chàng tới an ủi hoàng hậu Kausalyâ.

Lễ an táng vua Dasha-ratha cử hành. Vào dịp này, hiền giả Vasishtha nhắc nhủ mọi người rằng ai rồi cũng đến ngày, đến số phải từ bỏ cơi đời, nhưng bổn phận người sống là phải làm đầy đủ trách vụ của ḿnh.

Sau đó Bharata cùng các bà hoàng hậu với một số hiền giả thân hành tới khoảng rừng sâu, khẩn khoản mời Râma trở về ngôi báu, nhưng Râma vẫn một mực chối từ. Chàng chỉ thấy cần phải thi hành bổn phận làm con và bảo toàn lời hứa danh dự của vua cha.

Trước tinh thần dũng cảm và ư chí sắt đá của Râma, Bharata đành phải nhượng bộ. Tuy nhiên, chàng chỉ nhận giữ quyền nhiếp chính trong thời gian Râma vắng mặt. Chàng xin Râma cho chàng đôi dép để mang về đặt lên ngai vàng. Tuy trị quốc thay anh nhưng Bharata không sống cuộc đời vương giả ở hoàng cung mà sống một đời khổ hạnh của ẩn sĩ. Chàng nói nếu trong mười bốn năm nữa, Râma không về, chàng sẽ lên dàn hỏa.

Sau khi Bharata trở về vương quốc Koshala nhiếp chính, Râma, Lakshmana và Sĩtâ tiến sâu hơn nữa vào rừng thẳm; vừa để tránh mọi tiếp xúc với thế nhân, vừa để tránh loài quỷ Râkshasas thường lui tới quấy phá các ẩn sĩ tham thiền nơi đây.

Vào năm cuối cùng thời gian lưu đầy, Râma bỗng gặp phải tai họa vô cùng đau đớn gây ra bởi một nữ yêu (rakshasi) tên là Suârapa-nakhâ. Nữ yêu này là em gái của Quỷ vương Râvana khi ấy đương trị v́ xứ Lankâ (đảo Tích Lan). Suârapa-nakhâ gặp Râma liền say mê chàng, biến nguyên h́nh xấu xí thành một cô gái trẻ đẹp, quyến rũ chàng hăy lấy ḿnh rồi về Lankâ hưởng mọi hạnh phúc trần gian. Râma chỉ Sĩtâ, nói là ḿnh đă có vợ, rồi lại chỉ Lakshmana, nói hiện em ḿnh không mang theo vợ, nên nàng có thể ướm hỏi chàng chuyện đôi lứa.

Suârapa-nakhâ liếc nh́n Lakshmana, th́ ông hoàng này cất giọng riễu cợt : “Ta làm nô lệ cho thái tử đây. Liệu cô nàng có ưng làm cô dâu của một tên hầu cận chăng?”.

Phần v́ quá say mê Râma, phần v́ phẫn uất về giọng nói riễu cợt của Lakshmana, nữ yêu xông vào định giết Sĩtâ.

Râma đứng ra che chở cho Sĩta và bảo Lakshmana hăy chống lại. Lakshmana đánh bại Suârapa-nakhâ, cắt hết tai mũi của nữ yêu. Từ đấy bắt đầu một giai đoạn chiến tranh giữa anh em Râma và loài ác quỷ; song những trận tấn công ác liệt liên tiếp của chúng đều bị thần lực của Râma hóa giải để chuyển bại thành thắng. Suârapa-nakhâ phải cầu cứu đến Quỷ vương Râvana, khích động ông anh bằng cách nói về nhan sắc chim sa cá lặn của Sĩtâ. Râvana thoạt sai một thủ hạ đắc lực của y là Mârĩcha lẻn đến gần am thất của Râma. Mârĩcha biến thành một con nai tuyệt đẹp, cổ vàng, ḿnh trắng, sừng lấp lánh như thanh ngọc. Sĩtâ mê thích quá, yêu cầu Râma hăy cố bắt sống con nai để làm bầu làm bạn với nàng trong thời gian c̣n ở rừng; nếu không bắt sống được, lỡ phải bắn chết th́ Râma hăy lột lấy da, thuộc làm thảm, để sau này khi trở lại kinh đô vương quốc, tấm da đó sẽ là một kỷ vật quư giá nhắc nhở ba người những ngày sống lưu đày giữa rừng thẳm.

Khi bắt đầu cuộc săn đuổi, Râma đă cảm thấy nghi ngờ và dặn bảo Lakshmana phải canh chừng Sĩtâ kỹ lưỡng. Theo nai sâu vào rừng, Râma rút cung tên ra bắn chế con quỷ trá h́nh. Trước khi chết, nó nhái giọng Râma và thét lên: “Hỡi Sĩtâ, Lakshmana, hăy tới cứu ta!”. Lakshmana ngờ đó là gian kế của quỷ, không chịu rời Sĩtâ, nhưng bị Sĩtâ thúc dục quá gắt, Lakshamana phải nghe lời nàng vào rừng kiếm Râma.

Khi ấy quỷ vương Râvana xuất hiện, giả dạng thành một đạo sĩ, bước vào am thất của Sĩtâ. Y thấy quả như lời em gái y ca tụng, Sĩtâ đẹp hiền thục như vừng trăng rằm vằng vặc tỏa ánh ngân quang trên ṿm trời khuya. Tưởng đó là một đạo sĩ thật, Sĩtâ theo đúng tập tục, mời y vào thảo am. Y nói thật y là Quỷ vương Râvana, ngự trị cả xứ Lankâ và khuyên Sĩtâ nên ưng ngôi hoàng hậu y dành cho nàng. Sĩtâ khinh bỉ khước từ và cảnh cáo quỷ vương là y đoạt mặt trời mặt trăng trên ṿm không c̣n dễ hơn là đoạt vợ của thần dũng Râma. Râvana bèn bắt cóc Sĩtâ lên xe, bay về xứ Lankâ. Sĩtâ kêu cứu, nhưng làm sao mà Râma và Lakshmana nghe thấy cho được! Qua một đỉnh núi kia, tiếng kêu cứu của nàng làm thần điểu Jatâyu thức giấc. (Jatâyu là vua loài chim kền kền). Thần điểu Jatâyu bèn lao vút tới như một tia chớp định phá vỡ chiếc xe của Râvana nhưng bị quỷ vương đâm trúng, máu chảy đầm đ́a, rơi ngă xuống đất. Khi xe bay qua đồi khỉ, Sĩtâ thả khăn quàng cổ cùng đồ nữ trang xuống để gián tiếp đánh dấu đường. Sau cùng, Quỷ vương đă đưa nàng về tới đảo Lankâ xanh màu ngọc bích, sóng biển vờn lượn quanh đảo màu xanh lợt hơn như sa-phia. Cung điện Râvana ở quả là thềm bạc, mái vàng, cửa ngọc cực kỳ lộng lẫy, xung quanh trăm hoa đua nở, quả chín chĩu cành. Sĩtâ bị giam trong cung cấm, đợi kỳ tới khi nàng ưng chịu lấy Quỷ vương.

Râma trở về, đau đớn và tức giận vô cùng v́ mắc mưu gian và mất người vợ thân yêu. Chàng cùng Lakshmana lên đường t́m kiếm Sĩtâ, gặp Jatâyu hấp hối. Trước khi hắt hơi thở cuối cùng, Jatâyu bảo hai người hăy cứ thẳng đường hướng về Nam. Trên đường đi, hai anh em gặp một quái vật xông ra chặn đường nhưng bị hạ. Con quái vật xin được hỏa thiêu. Rồi từ đống tro tàn, hiện ra một ca công (gandharva) của thần Indra. Th́ ra trước đây Kabandha (tên ca công đó) bị yểm bùa cho thành quái vật. Nay nhờ hai anh em Râma hỏa táng cho mà được hiện nguyên h́nh. Kabandha nói cho hai anh em hay là Sĩtâ đă bị bắt đưa về xứ Lankâ rồi và khuyên nếu hai người muốn chiến thắng Quỷ vương Râvana th́ phải t́m tới Vua khỉ Su-grĩva nhờ trợ lực. Vua khỉ hiện ngụ tại vùng đồi Nilgiri. Khi hai anh em gặp Su-grĩva thi` Vua khỉ cũng đang đau đớn v́ bị một đứa em cùng cha khác mẹ tên là Bâlĩ cướp mất cả vợ lẫn ngai vàng. Nhờ Râma giúp sức, Su-grĩva trả được hận thù. Để đền ơn, Su-grĩva bèn sai cận thần Hanuman, con của thần gió Vâyu lên đường thăm ḍ tung tích của Sĩtâ. Hanuman có tài đi nhanh như gió, gặp thần điểu Sampâti là em của thần điểu Jatâyu.

Tương truyền cả hai anh em thần điểu này đều là con của thần điểu Garuda (Vishnu cưỡi). Xưa đă có lần Jatâyu cùng em bay lên gần mặt trời, v́ vậy mà Sampâti bị cháy rụi mất đôi cánh từ ngày ấy. Lần này gặp Hanuman, Sampâti xác nhận đă thấy Râvana bắt cóc Sĩtâ về Lankâ. V́ sự xác nhận này, Sampâti được thần linh tưởng thưởng, đôi cánh bị cháy mọc lại, và Sampâti lại có thể thỏa thuê bay lượn trên không trung như xưa.

Khi tới đảo Lankâ, Hanuman gặp một con trăn mẹ định nuốt chửng ḿnh. Hanuman bèn hóa phép lớn vồng lên, con trăn cũng hóa phép lớn theo. Chợt Hanuman thu h́nh cho bé lại chỉ bằng ngón tay cái, rồi chạy thẳng vô miệng con trăn mẹ và chui lọt ra phía tai trái. Sau đó một nữ yêu ŕnh, chợp lấy bóng và kéo Hanuman vào miệng để ăn (nữ yêu này có tài chợp bóng mà kéo được con mồi như vậy). Hanuman để nguyên cho nữ yêu nuốt ḿnh, rồi mới bất chợt lớn phồng lên làm vỡ bụng nữ yêu mà chui ra.

Tới cung điện Râvana, Hanuman bèn hóa thành con mèo đi khắp đây đó. Khi qua khu nhà các cung phi của Râvana, nàng nào cũng đẹp ngà ngọc như bông sen trắng. Nhưng Hanuman không thấy Sĩtâ trong đám mỹ nhân đó. Nàng bị nhốt ở vườn Ashoka canh giữ bởi các nữ yêu h́nh dung rất cổ quái. Ngày ngày, Râvana tới dụ, nhưng đều bị nàng cự tuyệt. Đợi lúc thuận tiện, Hanuman xuất hiện, giơ chiếc nhẫn của Râma cho Sĩtâ tin. Sĩta vui mừng khôn xiết. Nhưng khi Hanuman đề nghị để ḿnh cơng về th́ Sĩtâ từ chối v́ nàng nghĩ vợ của Râma không thể để cho khỉ cơng về được. Nàng chỉ ân cần nhờ Hanuman trở về cho Râma hay là Quỷ vương đă quyết định nếu trong hai tháng nữa mà nàng vẫn khăng khăng khước từ, nó sẽ giết nàng.

Trước khi ra về, Hanuman nghĩ phải tàn phá một phần giang sơn, cung điện của Râvana cho bơ ghét, bèn vươn ḿnh cho cao lớn rồi biến thành một cơn băo lốc tung hoành. Một số cung điện đổ xụp, rất nhiều cổ thụ quanh vùng bị tróc rễ. Indrajit, con của Râvana, bắn trúng Hanuman và trói gh́ lại bằng dây ḷi tói mang lại nộp cha. Râvana coi Hanuman như sứ giả của Râma nên tha cho về, nhưng buộc vào đuôi một miếng giẻ tẩm dầu rồi châm lửa đốt. Hanuman bèn nhảy từ nóc nhà này sang nóc nhà khác, gió bùng to ngọn lửa, các mái nhà đều bốc lửa, thế là thêm một số cung điện nữa của Râvana ra tro.

Khi Hanuman đem tin về tới doanh trại của Râma, ai nấy ḥ reo vui mừng, và đại quân chuẩn bị vượt khoảng biển rộng sáu mươi dặm từ đất liền tới đảo Lankâ. Vidhĩshana, em Quỷ vương Râvana, cũng tới quy thuận v́ y không đồng ư với anh về thái độ gây hấn với người là hiện thân của đức hạnh như Râma. Y đă nhiều lần khuyên anh cải tà quy chánh, không những Râvana không nghe, c̣n đuổi y ra khỏi Lankâ nữa.

Cuộc tấn công vào Lankâ chỉ c̣n gặp một trở ngại lớn cuối cùng : biển! Râma đă dùng bửu bối làm động đất, làm sụp núi mà cũng không lấp được khoảng biển ngăn cách Lankâ với đất liền. Râma định dùng bửu bối hút cạn nước biển th́ thần biển uy nghi hiện lên, ôn tồn bảo Râma là theo luật của tạo hóa, không thể lội biển bằng chân được, hăy t́m người làm cầu mà qua.

Râma bèn triệu Nala tới (con kiến trúc sư thần thông Viswa-karmâ.) Nala dùng những tảng đá tṛn cực lớn, quẳng xuống biển, tảng nọ cách tảng kia một quăng ngắn đủ để đoàn quân khỉ nhảy chuyền cho tới khi lên được đảo Lankâ. Hanuman cắp Râma; Angada con Bali â, cháu thần sét Indra, cắp Lakshamana cùng bay qua biển. Đám quân khỉ này nhảy chuyền vượt biển trông rất kỳ dị, đặc biệt các tướng quân khỉ lại càng kỳ lạ : Su-grĩva màu sáng loáng như bạc, Angada màu trắng tinh khiết như cánh sen, Hanuman lấp lánh màu vàng. Một tướng quân khác ḿnh đen, đuôi vàng, mặt đỏ, một tướng quân khác màu xanh lá cây … Thành thử toàn thể đại quân lúc vượt biển trông tựa một chiếc cầu vồng muôn màu.

Khi Râvana thấy đại quân Râma đă vây quanh bèn cho mở cửa thành nghinh địch. Đoàn quân của Râvana cưỡi những gấu, chó sói, voi, sư tử, lạc đà, lừa, lợn rừng … Chúng vừa xông ra, vừa rú lên những tiếng rùng rợn để nhát đối phương. Đoàn quân khỉ nhổ cây, ném đá và dùng nanh vuốt của chính ḿnh làm khí giới. Cuộc giáp chiến kéo dài hai ba ngày bất phân thắng bại. Một lần Indra-jit (con của Râvana) đă tung bửu bối trói chặt cả hai anh em Râma và Lakshmana bằng những con rắn nối kết lại, nhưng thần gió Vâyu đă kịp thời sai thần điểu Garuda tới giải cứu. Lũ rắn chỉ mới thoáng thấy bóng Garuda tự chân trời đă vội lủi ḿnh tẩu thoát tức khắc.

Khi Râvana xông vào định giết Râma, y bị bắn bay mất cả mười cái vươn miện trên mười đầu. Y xấu hổ quá, bèn cầu cứu đến người em tên là Kumbha-karna.

Trước đây Kumbha-karma cũng đồng quan điểm với em ḿnh, Vibhĩshana, khuyên Râvana hăy trả nàng Sĩtâ về với Râma, nhưng khác với Vibhĩshana ở chỗ cương quyết trung thành với anh, dù biết việc làm của anh là trái. V́ bị lời nguyền của Brâhma, Kumbha-karma mắc tật ngủ li b́ trong sáu tháng liền, chỉ thức giấc một ngày để ăn ngốn ăn ngấu, rồi lại ngủ tiếp sáu tháng khác. Lần này bị đánh thức giữa chừng, y cũng ăn một bữa thịnh soạn rồi xông ra chiến trường giáp chiến với Râma. Đôi bên quần thảo trong một thời gian ngắn Râma đă chém y bay đầu, thân h́nh đồ sộ của y ngă xuống làm nghẽn cả ḍng nước chảy.

Indra-jit tàng h́nh bay lên cao bắn trộm, lần này cả hai anh em Râma và Lakshmana đều ngă bất tỉnh. Nghĩ rằng con ḿnh đă hạ được kẻ địch, Râvana cho mang nàng Sĩtâ tới chứng kiến cảnh chồng và em chồng chết. Nàng Sĩtâ vật vă khóc than, không phải cho số phận của Râma và Lakshmana, v́ theo nàng đă là chiến sĩ th́ việc da ngựa bọc thây là chuyện khó tránh; càng không phải khóc than cho số phận chính nàng, v́ sinh ra tự ḷng đất, nàng chấp nhận mọi số phận hẩm hiu của cuộc đời cho đến ngày nàng được trở về trong ḷng đất mẹ. Nàng khóc thương đây là khóc thương cho số phận của hoàng hậu Kaushalyâ đă góa chồng nay lại mất con, cái cảnh tháng ngày th́ tàn lụi, sầu thương th́ ngút ngàn xanh của hoàng hậu hỏi c̣n ǵ thê thảm cho bằng.

Đêm tới, chiến trường ngưng hoạt động, Hanuman và Vidhĩshana đốt đuốc đi soi. Hanuman buồn lắm v́ thấy các chiến sĩ khỉ tử thương la liệt, nhưng viên ngự y đi theo thưa rằng tại một ngọn núi thuộc dăy Hymalaya có một thứ cỏ đặc biệt có thể cải tử hoàn sinh cho những chiến sĩ tử thương này. Hanuman bèn hóa phép cao lớn vồng lên rồi đằng vân thẳng lên ngọn núi đó, cúi xuống nh́n thấy cây cỏ phồn tạp không biết thứ nào mới đích thật là thần dược, bèn nhổ cả ngọn núi mang về cho viên ngự y t́m lấy, rồi xách núi trở lại chỗ cũ. Quả nhiên thần thảo đă cải tử hoàn sinh tất cả những chiếc sĩ tử thương, kể cả hai anh em Râma và Lakshmana. Sớm hôm sau, khi Indra-jit xuất hiện, liền bị Lakshmana dùng chiếc cung của thần sét Indra cho bắn chết. Râvana hay tin, lồng lộn lên rồi đi thẳng tới nơi giam Sĩtâ để giết nàng. Nhưng suốt trong thời gian bị giam, đức hạnh của Sĩtâ đă cảm hóa được đám nữ yêu, nên lần này nàng được chính những nữ yêu đó che chở, dấu kín vào một nơi an toàn, do đó thoát chết. Râvana ra thẳng chiến trường quyết cùng Râma sống mái một trận cuối cùng. Thần linh trên cao chứng kiến trận thư hùng này. Thoạt tên bay rợp trời, rồi đôi bên tuần tự dùng đến trùy, dùi, chĩa ba và mác, sát khí đằng đằng đến gió cũng như nín thở theo rơi, mặt trời cũng như lợt lạt, lao đao. Một mũi tên của Râma vụt bay tới cắt đứt một đầu của Râvana, lập tức đầu mới mọc lên và cuộc thư hùng vẫn tiếp diễn bất phân thắng bại. Sau cùng, Râma dùng thứ tên khủng khiếp của Brâhma cho, ngắm bắn Râvana. Mũi tên bay vút, xuyên qua bộ giáp vào tim, thoát phá ra đằng lưng, vút thẳng ra khơi trùng dương rồi lại quay trở về túi đựng tên của Râma. Râvana chết tức khắc. Cả vũ trụ vang lừng nhă nhạc, gió hiền dâng lên man mác, hương hoa ngào ngạt không gian, ánh dương lồng lộng với biển trời một màu xanh biếc. Râma thắng trận, cử Vidhĩshana đức hạnh lên ngôi báu Lankâ. Nhưng mọi người đều lấy làm ngạc nhiên khi thấy Râma không tiếp nhận Sĩtâ. Chàng nói sở dĩ phải giết Râvana và giải thoát cho nàng là v́ bổn phận và danh dự thế thôi. Để chứng tỏ ḷng đoan chính của ḿnh, Sĩtâ cương quyết lên dàn hỏa thí. Khi lửa bốn bề bùng cháy, nàng được thần lửa Agni đỡ lấy, đem trả lại cho Râma và minh oan cho nàng. Khi ấy Râma cho biết sự thực chàng không hề ngờ vực Sĩtâ. Sở dĩ chàng để nàng phải chịu hỏa thí v́ cần chứng tỏ cho mọi người thấy rơ sự trong trắng của Sĩtâ. Hai vợ chồng lại xum họp và lên đường trở về kinh đô.

Nhân dân Koshala hân hoan đón mừng Râma. Sau đó ít lâu, dư luận lại ngờ vực tiết hạnh Sĩtâ và e ngại rằng nền đạo đức của phụ nữ trong nước có thể v́ vậy mà bị đe dọa.

Râma muốn dân chúng không thể chê trách chàng về bất cứ điều ǵ, nhân dịp Sĩtâ vừa có mang và nàng ngỏ ư muốn hành hương tới những am thất của các vị ẩn sĩ sống bên bờ sông Hằng, Râma ưng thuận, cử Lakshmana tháp tùng, dặn em khi tới nơi th́ nói thực quyết định của chàng là muốn Sĩtâ ở lại nơi đó, đừng trở về nữa.

Khi tới bờ sông Hằng, gần am thất của đạo sĩ Vâlmiki, Lakshmana ứa lệ, nói thực với chị dâu điều quyết định của anh ḿnh.

Sĩtâ đau đớn sững sờ, sau cùng nàng cũng nói là nàng hiểu v́ Râma có trách vụ cai trị cả một vương quốc nên bất đắc dĩ phải có thái độ đó để thần dân không thể chê trách chàng vào đâu được. Nàng chỉ hờn oán sao thần dân đă chứng kiến cách ăn ở của nàng trong bao nhiêu lâu mà vẫn c̣n nỡ nghi ngờ ḷng nàng như vậy.

Sĩtâ trú ngụ tại am thất của đạo sĩ Vâlmiki, và mấy tháng sau sinh hạ được hai đứa con sinh đôi là Kusa và Lava. Năm tháng trôi qua, hai đứa trẻ lớn lên, được Vâlmiki nhận làm đệ tử, đồng thời Vâlmiki cũng bắt đầu sáng tác thiên anh hùng ca Râmayana này.

Đến một ngày kia, Râma tổ chức một lễ giết ngựa tế thần (Ashva-medha) rất long trọng. Vâlmiki đem theo hai đệ tử tới dự.

Trước sự hiện diện của Râma, Kusa và Lava đă hát bản anh hùng ca Râmâyana gồm 500 đoạn, dài 24.000 câu thơ đôi, mỗi ngày hát được hai mươi đoạn và hát liền trong hai mươi lăm ngày mới hết.

Râma nhận ra chúng là con ḿnh. Chàng không thể cầm được hai hàng lệ chứa chan và thương nhớ nàng Sĩtâ hiền thục đoan chính. Ramâ nhờ đạo sĩ Vâlmiki đưa nàng về triều. Khi tái ngộ, Râma chỉ yêu cầu nàng một lần nữa công khai phát thệ về ḷng ngay thẳng của nàng để yên ḷng toàn thể nhân dân.

Giữa cảnh hoàng cung lộng lẫy, trước sự chứng kiến của thần linh và đại diện thần dân tự khắp các miền trong vương quốc, Sĩtâ âu yếm nh́n chồng con ngời sáng như những v́ sao mới mọc, nhưng cũng chua chát ḷng tự nhủ ḷng : “Hoàng hậu Râma mà phải hạ ḿnh cầu xin thần dân chứng giám ư? Một hiền phụ ḷng vằng vặc như trăng rằm đâu cần phải ai chứng giám!”

Hai hàng nước mắt chứa chan, nàng quỳ xuống gục đầu trên mặt đất:

Tự ḷng đất mẹ sinh con,
Ở ăn vằng vặc ḷng son tột vời.
Đinh ninh trăng sáng biển trời,
Thần linh chứng giám những lời con thưa.
Cuộc đời năo gió sầu mưa,
Mẹ ơi xin đón con thơ mẹ về.

Cùng với lời cầu xin năo nề của nàng, ḷng đất mở ra, một chiếc ngai vàng dâng lên : “Mẹ ơi xin đón con thơ mẹ về”, đúng như lời nàng ước nguyện. Nàng Sĩtâ hiền thục ra đi vĩnh viễn!

Râma kinh hoàng đau đớn van nài thần Đất đem trả lại Sĩtâ, nhưng thần Brâhma hiện ra, an ủi cho biết sau này chàng sẽ gặp nàng ở cơi trời.

Quả vậy, sau đó chàng nhường ngôi báu cho con, về trời, trở lại với bản thân nguyên thủy là thần Vishnu và xum họp với nàng Sĩtâ, chẳng phải ai khác chính là nữ thần Tài Lộc Lakshmĩ vậy.

MAHÂBHÂRATA *
(*) Kể theo bản Anh Văn : Ethel Beswick, Tales of Hindu Gods and Heroes, Jaico, Bombay 1960.

Mấy Lời Nói Đầu
(Theo LÊ XUÂN KHOA sđd tr. 189-99)

Mahâbhârata là một tác phẩm vĩ đại, có thể coi là một bộ toàn thư về đời sống văn hóa, chính trị và xă hội Ấn độ thời xưa. Tác phẩm ấy kết hợp tất cả những tín ngưỡng, truyện tích và tập tục cổ truyền của toàn thể dân tộc Ấn độ suốt từ chân núi Hi-Mă cho tới vịnh Bengale. Nội dung phong phú ấy đă được xác nhận trong một câu tục ngữ Ấn: “Cái ǵ không thấy ở trong Mahâbhârata th́ cũng không thể thấy ở Ấn độ”. Khuynh hướng và khả năng kết hợp của Mahâbhârata chứng tỏ được sự thống nhất về tinh thần của một dân tộc rất phức tạp về thành phần cấu tạo ở trên một lănh thổ rất sai biệt về hoàn cảnh địa lư.

Tác giả Mahâbhârata theo truyền thuyết là đạo sĩ Vyâsa. Nguyên bản của tác phẩm trong giai đoạn đầu gồm có 24.000 câu thơ đôi (sloka), và sau tăng lên 6.000.000. Hiện giờ chỉ sưu tầm được 110.000 sloka, chiếm 220.000 ḍng, tức là dài bằng bảy lần tổng số câu thơ trong cả hai tác phẩm Odyssée và Iliade của Homère hợp lại.

Thời gian tác phẩm xuất hiện tuy chưa thể xác định được nhưng có nhiều bằng chứng khiến các học giả tin rằng anh hùng ca Mahâbhârata được biên soạn khoảng thế kỷ thứ V trước C.N rồi được liên tiếp tăng bổ và sửa đổi cho măi đến thế kỷ thứ V sau C.N mới chấm dứt.

Châm ngôn đạo đức của tác phẩm có thể tóm tắt trong câu “Cái ǵ ḿnh không ưa th́ chớ làm cho người khác”; đúng như lời đức Khổng Tử khuyên : “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”. Mahâbhârata cũng nhấn mạnh về sự xây dựng hạnh phúc trong xă hội, điều này chứng tỏ sự thỏa hiệp giữa hai thái độ xuất thế và nhập thế trong triết học nhân sinh truyền thống Ấn độ. “Chớ làm cái ǵ không có ích lợi cho xă hội hoặc điều ǵ mà ḿnh cảm thấy hổ thẹn.” “Bổn phận của một Kshatriya là đem sức ra giúp nước chứ không phải là xuống tóc đi tu.” “Có bất măn mới thành công.” (Bất phẫn bất phát). Đó là một vài châm ngôn khác biểu thị thái độ nhập thế của Mahâbhârata.

Với một giá trị nghệ thuật độc đáo, lại là một kho tài liệu phong phú về văn minh cổ Ấn độ, Mahâbhârata quả xứng đáng được xưng tụng là đệ ngũ vê-da.

Vua Dushyanta vào một hôm đi săn hươu, nai vô t́nh qua một thảo am và gặp một thiếu nữ đẹp tuyệt vời, bận đồ vải thô của ẩn sĩ. Hỏi ra th́ tên nàng là Shakuntalâ, nàng hiện được hiền sĩ Kanwa nuôi nấng như con.

Nguyên cha nàng trước đây là hiền sĩ Viswâmitra. Thấy hiền sĩ sống một cuộc đời quá ư cằn cỗi khắc khổ, thần sét Indra bèn cử tiên nữ Menakâ có sắc đẹp mê hồn xuống trần làm bạn với hiền sĩ. Tiên nữ đă thành công và có với hiền sĩ một đứa con gái, chính là nàng Shakuntalâ vậy. Từ lúc sơ sinh, Shankuntalâ chỉ được các loài chim trong rừng thay phiên nhau săn sóc cho đến khi Kanwa thấy vậy bèn mang về nuôi như con.

Ngay buổi đầu vua Dushyanta gặp nàng Shakuntalâ vừa tới tuổi xuân rờ rỡ, đă “đôi bên cùng liếc, đôi ḷng cùng ưa”, và đồng ḷng ưng thuận kết ngăi nhân duyên ngoài mọi nghi lễ phiền phức triều đ́nh. Nàng Shakuntalâ nũng nịu đ̣i nhà vua phải hứa là nếu nàng có con trai với nhà vua, th́ đứa con trai đó phải đương nhiên là đông cung thái tử. Cuộc t́nh duyên đẹp, nhưng phút giây xum họp ngắn ngủi, vua Dushyanta phải trở về triều chính.

Đủ ngày tháng, nàng Shakuntalâ sinh hạ được đứa con trai khôi ngô, tuấn vĩ. Sáu năm qua, nàng dắt con đến xin ra mắt vua cha. Nhà vua nghe vẳng có tiếng nói huyền bí, khuyên hăy niềm nở nhận con và định ngôi thái tử. Đứa bé được mang tên Bharata, mở đầu cho ḍng họ lớn này. Bharata lên ngôi, tiếp tục mở mang bờ cơi. Đến đời cháu là vua Shantanu, một hôm nhà vua tản bộ bên bờ sông Hằng, bất chợt gặp một nàng con gái mặt hoa da phấn, tóc mây buông lơi ngồi sát bờ nước. Nhà vua hỏi chuyện, tiếng nàng đáp trong như ngọc và giọng cười của nàng vui như tiếng suối reo. Nhà vua cảm thấy say mê nàng tột, ngỏ ư muốn cưới nàng làm vợ. Nàng ưng với điều kiện : thứ nhất là nhà vua phải hứa không bao giờ được nói nặng với nàng; thứ hai là không bao giờ t́m cách cản ngăn điều nàng muốn làm. Vua hứa. Nàng hẹn ngày giờ sẽ tới. Nàng đă từ phương Bắc – nơi có ngọn nguồn sông Hằng – tới với nhà vua trên một con đường lồng lộng ánh vàng; tháp tùng nàng là cả một đám rước tưng bừng; nào hồng hạc, nào bạch hạc, nào bạch nga. Đám cá chắm, cá chép, kéo một h́nh vỏ trai nạm sà cừ, với những cánh chuồn chuồn óng ánh muôn màu bao quanh lấy cô dâu ngồi nghiêm trang ở giữa.

Một năm qua, thần dân hay tin hoàng hậu vừa sinh hoàng tử nhưng khi vua Shantanu tới vén màn mở nôi nh́n con th́ chẳng thấy ǵ. Sáu lần hoàng hậu hạ sinh, sáu lần đứa con mất tích một cách bí mật như vậy, mà nhà vua th́ không dám hỏi duyên cớ v́ đă chót hứa với nàng như vậy. Tới lần thứ bảy, nhà vua kín đáo quan sát th́ thấy nàng bế đứa trẻ sơ sinh tới khoảng bao lơn nhô ra sông Hằng, dừng lại một chút rồi quẳng đứa trẻ qua bao lơn xuống sông. Tới lần thứ tám, nhà vua càng theo rơi cẩn mật và tới khi nàng sắp bế con tới bao lơn th́ bất thần nhà vua xuất hiện, giằng lấy con và nguyền rủa nàng thậm tệ. Nàng khóc lóc thê thảm v́ như vậy là nhà vua đă bội ước nặng lời với nàng. Do đó nàng không thể ở lại được nữa. Nàng nói cho vua hay nàng là nữ thần sông Hằng. Bảy đứa trẻ mà nàng quăng xuống sông chính là bảy thánh nhân, kiếp trước họ đă tu gần tới mức hoàn bị để thoát ṿng sinh tử, nàng đă t́nh nguyện hạ sinh họ vào lần chót này, giúp họ được tắm gội trong ḍng sông linh thiêng mà đạt được niềm mong ước thoát ṿng sinh tử, chứ đâu phải nàng là kẻ sát nhân! C̣n đứa trẻ thứ tám này, nàng đặt tên cho nó là Shântavana (có nghĩa là tặng vật của thần linh), nàng bảo nhà vua hăy để nàng mang con đi và nuôi dạy xứng đáng cho đến tuổi trưởng thành sẽ đem lại trả vua.

Nàng đă giữ đúng lời hứa. Ngày vua Shântanu nhận thái tử, cũng là ngày cuối cùng nhà vua chiêm ngưỡng dung nhan nữ thần sông Hằng. Vua cảm thấy cô đơn lạ lùng. Một hôm vua đi dọc theo bờ sông Yamunâ, gặp một thiếu nữ đẹp như tiên giáng trần, tự nàng tỏa ra một làn hương thanh quư. Vua hỏi tên, nàng xưng danh là Shatyavatĩ, con nuôi một người đánh cá, hiện là cô lái đ̣ chở khách qua sông. Trước đây h́nh như ông lăo đánh cá, cha nuôi nàng, có bắt được con cá đă nuốt vào bụng hai đứa trẻ sơ sinh của một ông hoàng Ấn độ, một trai, một gái. Ông lăo gửi trả ông hoàng đứa trai, c̣n giữa lại đứa gái là nàng. Nàng lớn lên xinh đẹp, nhưng tự người vẫn toát ra mùi cá tanh tưởi.

Một hôm, nàng chở một vị bà la môn sang sông. Vị này ngỏ ư nếu nàng chịu hạ sinh cho một đứa con trai th́ sẽ làm phép rửa sạch giúp nàng mùi cá tanh tưởi để có được mùi hương thanh quư mới. Nàng ưng thuận. Lập tức có đám mây hạ xuống phủ kín con đ̣ và nàng sinh hạ được đứa con trai. Đứa con trai lớn lên tức th́, cúi chào từ biệt nàng để vào thẳng trong rừng sâu tham thiền. Trước khi đi, cậu nói sau này nàng cần điều ǵ, chỉ cần nghĩ đến cậu, là cậu sẽ trở về trợ giúp tức th́.

Vua Shantanu cảm thấy yêu thương nàng, bèn ngỏ ư muốn cưới nàng làm vợ. Ông lăo đánh cá – cha nuôi nàng – ưng thuận với điều kiện nhà vua phải lập con trai nàng làm thái tử. Điều này nhà vua không thể hứa được v́ ngôi thái tử đă dành cho Shântavana rồi.

Thấy vua cha suốt ngày mặt ủ mày chau, Shântavana gắng t́m ra nguyên cớ, và thưa lại với vua cha là ḿnh tự ư từ khước địa vị đông cung thái tử, không những vậy c̣n nguyện suốt đời không lấy vợ để tránh mọi tranh giành ngôi báu về sau. Đó là một hy sinh cực lớn. Lời phát thệ của Shântavana vừa thốt ra, có tiếng reo vui từ cơi trời vang xuống, và hoa rụng lả tả quanh chàng. Từ đấy Shântavana được mệnh danh là Bhĩshma (người thực hiện một lời thề khó).

Shatyavatĩ nhận lễ thành hôn với nhà vua, sau đó có được hai con trai; Chitrângada và Vichitra-vĩrya. Khi vua Shantanu băng hà, chính Bhĩshma trông nom săn sóc hoàng hậu Shatyavatĩ và hai con của bà. Thoạt Chitrângada lên ngôi báu, đi chinh phạt một bộ lạc miền Tây Bắc Ấn độ, và tử trận ở đó. Vichitra-vĩrya, lúc đó c̣n nhỏ tuổi, vẫn lên ngôi thay anh, Bhĩshma làm nhiếp chính.

Dưới quyền nhiếp chính của Bhĩshma, vương quốc thịnh vượng lắm. Chẳng bao lâu thiếu quân đă đến tuổi trưởng thành, Bhĩshma, một hôm ruổi rong sang vương quốc láng giềng, bắt gặp ba chị em gái vừa tới tuổi xuân hơ hớ, bèn bắt cóc mang về cho em ḿnh. (Thuở đó lệ luật cho phép như vậy). Hoàng thái hậu Shatyavatĩ vui mừng tiếp nhận ba cô dâu mới, nhưng ba cô cùng thất vọng, v́ truớc các cô tưởng sẽ được làm vợ Bhĩshma, ai ngờ lại chỉ bị bắt cóc để mang về cho một cậu trẻ tuổi. Cô lớn tuổi nhất lúc đó mới nói thiệt cô đă hứa hôn với ông hoàng Sâlwa. Bhĩshma bèn gửi trả nàng cho vị hôn phu, nhưng ông Hoàng từ chối, cho rằng nàng đă phạm lỡi cư ngụ dưới mái nhà của một người đàn ông khác rồi. Nàng cầu khẩn Bhĩshma hăy lấy nàng. Bhĩshma đáp việc đó quyết không thể được và khuyên nàng nên tới nói với ông hoàng Sâlwa một lần nữa. Nàng nghe theo nhưng Sâlwa vẫn cương quyết từ hôn. Nàng mang nặng oan cừu với Bhĩshma từ đây và đi thẳng vào rừng tu luyện khổ hạnh. Nàng được thần chiến tranh Kârttikeya (con của thần Shiva) trao cho một ṿng hoa kết bằng những bông sen không bao giờ tàn. Kẻ nào chịu choàng ṿng hoa này sẽ thành địch thủ với Bhĩshma. Nàng đă nhọc công nói với hết chiến sĩ này tới chiến sĩ khác mà không ai muốn làm địch thủ với Bhĩshma cả. Sau cùng nàng quàng đại ṿng hoa lên cửa ngọ môn ngay trước hoàng cung của vua Drupada rồi trở lại chốn rừng sâu tiếp tục tu luyện khổ hạnh thêm một thời gian nữa.

Nơi đây, nàng gặp một người bạn đồng đạo khác. Người này khuyên nàng nên tới cầu cứu Parasu-râma (Râma cầm d́u, hóa thân thứ sáu của thần Vishnu). Nhưng chính Parasu-râma cũng khuyên nàng nên giảng ḥa với Bhĩshma là hơn cả. Nàng không chịu, và lặn lội tới Hy mă lạp sơn cầu xin thần Shiva giúp nàng. Shiva hứa kiếp sau nàng sẽ giết được Bhĩshma. Nàng sung sướng quá, lập ngay một dàn hỏa để được chết tức khắc và đầu thai thành con gái của vua Drupada. Khi biết chạy, biết nhảy, nàng tới cửa ngọ môn, gỡ ṿng hoa của Kârttikeya xưa và quàng lên cổ. Vua Drupada không muốn gây hấn với Bhĩshma bèn đuổi nàng vào rừng. Nơi đây nàng lại tu khổ hạnh và biến thành đàn ông lấy tên là Shikhandin.

Trở lại chuyện hai người em gái nàng, Ambikâ và Ambâlikâ. Hai nàng sống với chồng (ông vua trẻ Vichitra-vĩrya), nhưng chẳng bao lâu thiếu quân băng hà, không con nối dơi.

Hoàng thái hậu Shatyavatĩ khuyên Bhĩshma hăy quên lời nguyền cũ mà lấy hai nàng để duy tŕ ḍng họ. Bhĩshma cương quyết khước từ. Lúc đó Hoàng thái hậu mới sực nhớ tới đứa con đầu – Vyâsa – ḿnh sinh ra hồi c̣n là cô lái đ̣. Lập tức Vyâsa hiện tới như đă hứa. Hoàng thái hậu nói rơ đầu đuôi câu chuyện và nỗi thắc mắc của bà. Vyâsa nhận lời giúp bà bằng cách sống vợ chồng với hai hoàng hậu góa bụa. Nhưng chết nỗi sau một thời gian dài tu luyện khổ hạnh, h́nh thù Vyâsa nay trở thành xấu xí quái đản đến nỗi khi nàng Ambikâ thoạt thấy chàng vội nhắm nghiền mắt lại và đứa con trai nàng sinh, Dhrita-râshtra, bị mù ngay tự thuở vừa lọt ḷng. C̣n nàng Ambâlikâ cũng kinh hồn, tảng đởm không kém khi trông thấy ông chồng mới, và đứa con trai nàng sinh da mặt lợt lạt đến nỗi nàng đặc cho cái tên là Pându. Hoàng thái hậu cũng không hài ḷng về dung nhan hai đứa cháu đầu ḷng, bèn ướm hỏi nàng Ambikâ có ưng thêm đứa con nữa không. Nàng đáp là ưng, nhưng trong ḷng th́ ngán ngẩm vô cùng, nên sau đổi ư, bắt một thị t́ vào thay ḿnh việc đó. Tới ngày tới tháng, người thị t́ sinh ra một đứa trai, đặt tên là Vidura, đó chính là thần Chánh pháp Dharma giáng sinh.

V́ sao thần Chánh pháp phải giáng sinh như vậy? Nguyên do có một đại hiền giả nọ, vào lúc tham thiền nhập định th́ một tên trộm bị lính nhà vua truy nă phải lẩn vào thảo am và cất dấu báu vật trong đó. Đại hiền giả đương lúc xuất thần, nhập hóa đâu có hay biết điều đó. Khi quân lính vào thảo am, khám thấy báu vật, bèn ném ngọn dáo xuyên qua người hiền giả. Hiền giả vẫn ngồi nguyên thế tham thiền mà không chết. Việc đó đến tai vua. Vua bèn đến quỳ gối hôn chân hiền giả để xin lỗi và ra lệnh rút mũi dáo ra. Một ngày kia hiền giả tới gặp thần Chánh pháp Dharma hỏi v́ sao ḿnh phải thụ nạn đó th́ Dharma trả lời rằng hồi hiền giả c̣n là đứa trẻ nhỏ hay hành hạ loài ong và loài chim. V́ nhân kia mà có quả này. Hiền giả cho đó là một điều bất công, v́ không thể xử nghiêm khắc như vậy đối với hành động của trẻ thơ, nên phát độc thệ đ̣i Dharma phải giáng sinh làm kiếp người. Thần Dharma đă thể nhập vào thân xác Vidura là v́ vậy!

Bhĩshma trông nom cho ba đứa trẻ lớn lên. Dhrita-râshtra mù, Vidura là con một thị t́, v́ vậy cả hai không thể lên nối ngôi trời. Chỉ c̣n Pându.

Pându là một vị quân vương vừa anh minh, vừa dũng cảm. Ông có hai vợ, hoàng hậu là bà Prithâ, sủng phi là bà Mâdrĩ.

Hoàng hậu Prithâ c̣n có tên Kuntĩ và là em gái Vashu-deva (cha của Krishna). Khi c̣n là một thiếu nữ mới lớn lên, nàng đă khéo léo cư xử đến nỗi hiền giả Durvâsa rất cảm mến và truyền cho một câu thần chú, nói rằng khi niệm câu đó lên th́ quyến rũ được thần linh. Lần đầu tiên nàng đă quyến rũ thần Mặt Trời và có với thần một đứa con trai. Nàng không dám để tiết lộ việc sinh nở này, bèn đặt đứa con khôi ngô đó vào một cái rỏ rồi thả cho xuôi theo ḍng sông Hằng, cầu nguyện thần linh hăy che chở cho hài nhi. Râdhâ, vợ người đánh xe của hoàng thân Dhrĩta-râshtra, vớt được đứa trẻ. Cặp vợ chồng người đánh xe này (Shântananda và Râdhâ) v́ không con nên nuôi đứa trẻ như con đẻ và đặt tên là Karna. Kuntĩ không hề biết con ḿnh trôi nổi về đâu, mà Karna cũng chỉ biết có nghĩa mẫu làRâdhâ mà thôi.

C̣n bà sủng phi Mâdrĩ cũng là do Bhĩshma đem đổi vàng bạc, châu báu và voi mà mua về tự Madra (Kashmir bây giờ) cho Pându.

Hoàng hậu Kuntĩ chính thức có với Pându ba con trai, sủng phi Mâdrĩ có hai. Sau đó Pându không thể có con được nữa, bèn cho phép hai bà sử dụng lời thần chú mà có thêm con.

Bà Kuntĩ đă lần lượt gặp thần Chánh pháp Dharma, thần Gió Vâyu và thần sét Indra mà có ba con trai : Yudhi-shthira, Bhĩma và Aruyna.

Bà Mâdrĩ gặp cặp anh em sinh đôi Aswins (con của thần Mặt trời và là những thần y trong thế giới thần linh), sinh hạ được cặp sinh đôi Nakula và Shahadeva.

Năm người con trên đây v́ có nguồn gốc thần linh nên đều có điểm khác người. Yudhi-shthira vừa là một chiến sĩ cừ khôi, vừa có tinh thần công minh chính trực v́ là con của thần Chánh pháp Dharma. Bhĩma cực kỳ dũng mănh và dễ nổi giận v́ là con của thần Gió Vâyu. Aryuna là con thần Sét Indra đứng đầu chư thần, nên cũng nhiễm tinh thần dũng lược và thông minh thánh trí. Nakula và Shahadeva đều dũng lược nhưng không dự phần quan trọng cho lắm như các anh khác trong cuộc chinh chiến sau đây.

Về việc Pându tự nhiên không có con nữa, h́nh như có duyên do tự một cuộc săn rủi ro nọ. Lần đó, Pându vào rừng, bắt gặp một đôi nai đương nhởn nhơ đùa rỡn, bèn bắn chết con đực. Truớc khi tắt thở, con nai đực nói thực sự đây là một đôi vợ chồng Bà la môn đương trá h́nh để đùa rỡn, và v́ việc bắn lầm này, Pându rồi đây cũng chết trong tay vợ như nạn nhân của Pându vậy.

Pându hối hận lắm, bèn tự nguyện diệt dục, nhường ngôi báu lại cho Dhrita-râshtra (vị hoàng thân mù) rồi mang hai vợ vào sống ẩn dật trong rừng. Ít năm sau, Pându chết trong tay Mâdrĩ. Chính Mâdrĩ tự nguyện lên dàn hỏa với chồng. Bà Kuntĩ mang năm con trở về triều đ́nh Hastinâ-pura của Dhrita-râshtra. Năm con bà (vẫn được gọi là anh em nhà Pândavas) sống xum họp trong nhiều năm với trăm người con của Dhrita-râshtra (vẫn được gọi là anh em nhà Kauravas hay Kurus).

Nguyên do Dhrita-râshtra cưới con gái vua Gândhâra là công chúa Gândhârĩ làm vợ; công chúa Gândharĩ có lần đă tỏ ra rất tốt với Vyâsa nên được Vyâsa hứa ban cho một phép lạ; Gândaharĩ bèn ước có trăm con trai. Sau khi lấy Dhrita-râshtra, Gândharĩ mang thai hai năm rồi sinh ra một khối thịt. Vyâsa bèn cắt khối thịt ấy thành một trăm lẻ một miếng nhỏ, bỏ vào từng chum cho lớn. Đủ ngày đủ tháng, Dur-yodhana ra khỏi chum trước tiên, đồng thời trong vương quốc có nhiều điềm xấu đến nỗi thần dân yêu cầu vua hăy bỏ thí cho Dur-yodhana chết đi nhưng vua không nghe. Sau đó 99 người con trai khác và một cô gái duy nhất lần lượt ra khỏi từng chum. Hai đám anh em Pândavas và anh em Kauravas tuy cùng máu mủ thân thích, nhưng v́ chung sống lúc c̣n trẻ người non dạ trong một bầy quá đông nên nhiều xích mích nảy mầm từ đó.

Đám anh em Kauravas âm mưu hạ độc thủ Bhĩma trước, rồi sẽ giết cả năm mẹ con c̣n lại sau. Hôm đó, bầy trẻ lập tiệc vui bên bờ sông Hằng. Anh em Kauravas biết Bhĩma háu ăn nên đă bày sẵn những món trân cam rất nhiều. Ăn no căng bụng, Bhĩma thấy buồn ngủ, bèn một ḿnh vào nằm nghỉ tại căn buồng nh́n xuống sông Hằng. Đám anh em Kauravas lại khéo mời Bhĩma ăn thêm vào lúc đó một số kẹo có tẩm thuốc ngủ. Khi biết chắc Bhĩma đă ngủ say li b́ rồi, họ quẳng Bhĩma xuống sông. Mấy anh em Pândavas c̣n lại vẫn tiếp tục vui chơi v́ yên chí là Bhĩma buồn ngủ, đă về ngủ.

Nói về Bhĩma khi bị quẳng ch́m xuống sông, liền bị một đám rắn độc tới mổ, nọc rắng tác động vào thuốc mê làm Bhĩma vùng tỉnh và đánh rạt đám rắn. Bhĩma lúc đó thấy ḿnh sống giữa triều đ́nh rắn của vua Vâsuki, lại gặp cả vị tằng tổ phụ của ḿnh là Aryaka tại đó nữa. Vâsuki chào mừng Bhĩma và hứa tặng cho một phép lạ. Tằng tổ Aryoka đề nghị hăy tặng Bhĩma sức mạnh của một ngàn con rắn. Thế là sau khi uống tám bát đầy xà lực, Bhĩma lăn ra ngủ tám ngày liền rồi mới trở về khỏe mạnh lạ thường. Mẹ và các anh em reo vui hết sức, v́ c̣n ai ngờ Bhĩma thoát chết mà trở về nữa. Cố nhiên đám anh em Kauravas rất đỗi ngạc nhiên khi gặp Bhĩma. Bhĩma ngỏ lời cám ơn họ đă d́m ḿnh xuống sông v́ chính nhờ dịp này mà sức lực được tăng lên vạn bội. Bhĩma lại nói thêm là sẵn sàng chiến đấu với họ từng người một hay cả đám một lúc. Nhưng Bhĩshma khuyên lũ cháu hăy xếp mọi vấn đề quan trọng sang một bên, đợi ít năm nữa tất cả cùng trưởng thành hăy hay.

Chính v́ đề nghị khôn ngoan đó mà triều đ́nh Hastinâ-pura của Dhrita-râshtra c̣n giữ được bề ngoài thanh b́nh thêm một thời gian nữa.

Ngày lũ trẻ sắp tới tuổi thành niên, Bhĩshma lo t́m thầy luyện vơ cho chúng. Nhưng t́m thầy ở đâu bây giờ?

Một hôm lũ trẻ đương chơi banh th́ trái banh rớt xuống một cái giếng sâu đă bỏ lâu không dùng. Cả lũ đương loay hoay không biết làm sao lấy banh lên được th́ chợt nhận thấy một ông già Bà la môn nằm nghỉ cạnh đó. Cả bọn bèn đến hỏi xem ông ấy có cách ǵ lấy giúp trái banh lên không. Ông lẳng lặng đến bờ giếng, rút một chiếc nhẫn ở ngón tay ra ném theo xuống, rồi cười nói không những ông có thể lấy trái banh lên mà c̣n lấy được cả chiếc nhẫn vừa ném xuống nữa.

Nói đoạn ông ngắt những lá cỏ lớn mũi nhọn cứng, rồi liên tiếp ném xuống đáy giếng, đầu nhọn của lá cỏ nầy đâm xuyên qua cuống của lá cỏ kia, sau cùng ông làm thành chiếc thừng dài bằng cỏ, kéo lên th́ dưới cùng là trái banh. Lần sau ông cũng làm như vậy, kéo lên chiếc nhẫn. Lũ trẻ khoái lắm, hỏi ông ta là ai. Ông ta bèn bảo chúng hăy về thưa với tổ phụ là có Drona ở đây.

Khi Bhĩshma nghe lũ cháu về thưa lại như vậy, vội vă đi chào mừng Drona và khẩn cầu ông hăy ở lại luyện tập vơ nghệ cho lũ trẻ. Drona nhận lời với điều kiện khi lũ trẻ thành tài, chúng phải giúp Drona hạ Drupada, vua xứ Pânchâla.

Nguyên Drona, con một vị Bà la môn và một nàng tiên nữ, thuở nhỏ cùng ông hoàng Drupada là đôi bạn thân và cả hai cùng được vị Bà la môn Bhâradwâja nuôi nấng, dạy dỗ tại thảo lư bên ngọn nguồn sông Hằng trong Hy mă lạp sơn. Khi vua cha băng hà, Drupada trở về kinh đô lên nối ngôi báu; Drona th́ vẫn tiếp tục cuộc đời tu luyện sau khi cha mất, có được khá nhiều bửu bối do các thần linh ban cho. Về sau, lại cưới Kripâ, cô em khác mẹ của Bhĩshma, và có được con trai tên là Aswatthâma. Một lần tu sĩ khất thực Drona tới triều đ́nh thăm bạn cũ Drupada, nhưng bị Drupada hất hủi, bèn nuôi chí phục hận từ đấy.

Cuôc tập luyện vơ nghệ cho lũ cháu Bhĩshma bắt đầu. Các vương tôn khác trong triều cũng tấp nập xin đến để thụ huấn, kể cả chàng Karna, con nuôi của người đánh xe (Như chúng ta đă biết, Karna chính là đứa con đầu ḷng của bà Kuntĩ có với thần Mặt trời, bị thả xuôi theo ḍng sông Hằng).

Trong cuộc luyện tập vơ nghệ hàng ngày, luôn luôn Karna tỏ ra xuất sắc ngang với Arjuna. V́ vậy đôi bên, anh em cùng mẹ mà không hay, sinh ḷng ghen ghét nhau.

Sau một thời gian huấn luyện, Drona thử tài lũ trẻ. Ông cho làm một con chim gỗ đặt lên cành cây cao. Mỗi lần đến phiên một môn đệ tới bắn, Drona hỏi ngoài con chim c̣n thấy ǵ nữa. Anh th́ đáp c̣n thấy cây, anh th́ đáp c̣n thấy người xung quanh. Drona lắc đầu bảo từng cậu là như vậy th́ đừng thử bắn làm ǵ, vô ích. Sau cùng đến lượt Arjuna, khi được hỏi trông thấy ǵ, Arjuna đáp thấy con chim. Drona lại hỏi ngoài chim ra c̣n thấy ǵ nữa. Arjuna đáp là không thấy ǵ khác. Lại hỏi có nhận xết ǵ thêm về con chim không. Arjuna đáp không v́ lúc đó Arjuna chỉ hoàn toàn chú mục vào đầu con chim. Drona gật đầu, hài ḷng, bảo Arjuna bắn đi. Arjuna đă bắn bay đầu con chim.

Đám anh em Kauravas càng nổi ḷng ghen tức ngấm ngầm.

Ngày tất cả đám thiếu niên đă được huấn luyện đầy đủ và thuần thục, Drona cho tổ chức một cuộc thi tài tối hậu. Dù ḷa Dhrita-râshtra cũng hiện diện. Hoàng hậu Gândharĩ tuy mắt sáng nhưng từ ngày kết hôn với nhà vua cũng tự ư bịt mắt. Trên khán đài c̣n hiện diện đủ mặt hoàng gia cùng triều thần. Quanh đấu trường th́ dân chúng tới xem, quây ṿng trong ṿng ngoài tới hàng ngàn hàng vạn. Lúc các chiến sĩ trẻ tuổi thi bắn cung, th́ tiếng những mũi tên xé vút không khí khiến khán giả cảm thấy rợn tóc gáy và mũi nào cũng đều trúng đích. Đến lúc dùng vũ khí cá nhân đấu với nhau từng cặp, Bhĩma và Dur-yodhana cùng nhau đấu chùy, hăng hái đến một mất một c̣n như hai kẻ tử thù. Thấy vậy, Drona vội cho lệnh ngừng lại. Đến lượt Arjuna vào đấu trường uy phong lẫm liệt, giáp trụ rỡ ràng dát vàng nạm ngọc, dân chúng quanh đấu trường nhất tề ḥ reo vang động tưởng thấu trời xanh.

Dhrita-râshtra khẽ hỏi Vidura ngồi bên ai vừa xuất hiện vậy. Vidura đáp đó là người con trai tuấn vĩ của Pritha : Arjuna đẹp như thiên thần! Dhrita-râshtra lấy làm hài ḷng lắm v́ nhà vua cho rằng chính anh em nhà Pândavas đă thánh hóa vương quốc này.

Sau khi Arjuna biểu diễn xong những đường vơ tuyệt luân giữa những tiếng reo ḥ tán thưởng vang trời th́ Karna vào đấu trường hét lớn rằng Arjuna chớ nên lấy thế làm tự đắc v́ c̣n Karna này nữa. Lời nói đó làm Dur-yodhana hả ḷng hả dạ nhưng làm Arjuna tức điên người. Vừa lúc bà Prithâ, do một dấu vết bí mật, nhận ra Karna, đứa con đầu ḷng bà đă phải bỏ rơi, thả xuôi ḍng Hằng hà. Nhưng tới lúc đó bà vẫn chưa đám nhận con mà ḷng mẹ th́ thương con đồng đều. Bà đau đớn thấy ḷng căm thù đă manh nha ngay giữa anh em ruột thịt mà chúng không hay. Nỗi ḷng bị ṿ xé bởi hoàn cảnh trớ trêu đó, bà ngất xỉu. Vidura vội mang nước trầm hương tới vẩy. Bà hồi tỉnh, nghe thoáng đâu đây tiếng ai nguyền rủa Karna là “con nhà lê dân đê tiện”.

Rồi Karna bắt đầu biểu diễn đủ thập bát ban vơ nghệ điêu luyện không kém Arjuna mảy may. Dur-yodhana vỗ tay và lớn tiếng hoan hô Karna như kẻ đă đoạt được ṿng hoa chiến thắng. Nhưng Karna cho rằng chàng chỉ xứng đáng lời đó khi đă chính thức thắng Arjuna trong một cuộc tỉ thí tay đôi. Arjuna cùng Karna trao đổi những lời hằn học. Indra thả mây che chở cho con Arjuna. Sũrya, thần Mặt Trời, chiếu rọi những tia sáng tưng bừng lên giáp trụ của con Karna. V́ vậy, cả đấu trường khi đó lấp loáng những tia chớp chói ḷa.

Dur-yodhana và các em đứng bên phía Karna, Drona và Bhĩshma đứng bên phía Arjuna. Nhưng theo quy luật đấu trường th́ một vị vương tôn như Arjuna không thể hạ ḿnh tỷ thí với một kẻ xuất thân chỉ là con một người đánh xe của đức vua. Dur-yodhana bèn cắt đất phong cho Karna làm vua một miền nhỏ mang tên Anga. Nhưng khi nghi lễ đó xong th́ trời cũng vừa tối. Cuộc tỉ thí phải hoăn đến hôm sau.

Karna kể từ đấy hoàn toàn gắn bó với phe anh em Kauravas.

Không ai rơ một cách minh xác cuộc tỉ thí hôm sau giữa Arjuna và Karna, ai là kẻ đă nắm được ưu thế. Kẻ th́ bảo là Arjuna; kẻ th́ bảo Karna. Đến chính Yodhi-shthira cũng băn khoăn tự hỏi giữa Arjuna và Karan, ai nặng đồng cân hơn ai.

Chỉ biết sau trận tỉ thí đó, tất cả môn đệ phải theo Drona đi thanh toán mối thù với Draupada. Anh em Kauravas đột nhập kinh thành Pâchâla của Drupada trước, nhưng bị đánh bại. Tới phiên anh em Pândavas đột nhập th́ Drupada bị Arjuna bắt sống mang lại cho Drona. Anh em Kauravas muốn thừa thắng xông lên, đốt phá cả kinh thành Pânchâla. Nhưng anh em Pândavas không ưng v́ biết Drona chỉ cần chiến thắng có Drupada thôi.

Thật ra Drona đă không hề coi Drupada như kẻ thù. V́ trước đây Drupada bảo là không thể có t́nh bạn giữa một quốc vương với một tu sĩ khất thực. Th́ nay Drona chiến thắng Drupada chỉ để chia đôi giang san của Drupada cho có đủ điều kiện nối lại t́nh bạn xưa.

Tuy nhiên Drupada vẫn hận Drona lắm và âm thầm mưu đồ phục hận.

Dhrita-râshtra thấy rằng đă đến lúc công bố Yudhi-shthira là đông cung thái tử, nối ngôi báu sau nầy. Danh tiếng anh em Pândavas nổi dậy như sóng cồn, càng làm anh em Kauravas uất hận và cương quyết t́m cách ám hại. Nhân có cuộc mở hội lễ vía thần Shiva tại kinh thành Vâranâvata, đám anh em Kurus bảo đám anh em Pandus nên tới đó dự hội rồi ở lại xem kinh thành một ít lâu. Anh em Pandus biết đó là một cách trục xuất gián tiếp, nhưng cũng làm bộ vui vẻ trảy hội mang theo cả mẹ cùng đi. Bạn trong triều của anh em Pandus chỉ có Vidura (hóa thân của thần Chánh pháp Dharma). Vidura có tài đọc được ư nghĩ thầm kín của kẻ khác nên mới khuyên anh em Pandus chuyến này ra đi phải hết sức thận trọng, phải tập quen lối đi trong rừng, tập định hướng đi bằng sao trên trời, tới ở nơi nào phải bí mật đào hầm làm nơi trú ẩn an toàn, và luôn luôn phải chuẩn bị nhiều lối thoát tự trong nhà ra.

Quả nhiên, khi anh em Pandus mang mẹ tới nơi th́ người ta đă dựng sẵn cho một căn nhà bề ngoài trông rất đẹp, nhưng vật liệu xây cất thuần loại gỗ dầu thơm phức, rất dễ bắt lửa. Vidura đă cử tới một thợ mỏ, phụ trách đào giúp anh em Pandus một cái giếng sâu có lối thoát ra ngoài khi căn nhà bị hỏa hoạn.

Một năm sau, căn nhà bị bốc cháy vào đúng hôm có gió lớn, nhưng mẹ con nhà Pandus đă ra thoát bằng con đường dưới giếng. Họ không ngờ rằng trong nhà khi đó có một bà mẹ ăn mày và năm con vào ngủ nhờ, thảy đều bị chết cháy. Người thợ mỏ đă tức khắc theo lệnh Vidura tới lấp phẳng giếng và hầm bí mật. Khi anh em Kurus tới, thấy sáu đống xương tàn th́ không c̣n nghi ngờ ǵ về cái chết của sáu mẹ con nhà Pandus nữa. Trong khi đó, anh em Pandus dắt mẹ xuyên rừng, hành tŕnh rất là vất vả, nhiều khi Bhĩma phải cơng mẹ. Rồi họ cũng tới bờ sông Hằng, nơi đây đă có người do Vidura cử tới đợi sẵn để chở họ qua sông. Họ tới thị trấn Eka-chakrâ, cư ngụ tại nhà một người Bà la môn, y phục theo đạo Bà la môn, khất thực như những tu sĩ Bà la môn. Ít lâu sau, có tin Drupada làm lễ kén pḥ mă cho con gái là Công chúa Draupadĩ. Năm anh em Pandus được mẹ khuyến khích hăy tới triều đ́nh của Drupada thử thời vận.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17